Đại Kỷ Nguyên

Hội thảo “Tác động của Định lý Gödel đối với Khoa học và Triết học Nhận thức” đã được tổ chức thành công tại Hà Nội (+Video)

Định lý Godel là một cây cầu nối giữa khoa học tự nhiên và triết học xã hội, là một chiếc chìa khóa giúp giải khai rất nhiều bí ẩn của khoa học hiện đại.

Nhà bác học nổi tiếng Isaac Newton là người phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn và 3 định luật mang tên ông, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. Tất cả các khám phá này của ông được trình bày trong cuốn sách Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên).

Liệu bạn có băn khoăn tự hỏi, tại sao trong tên của cuốn sách kinh điển này, lại có hai danh từ lạ lẫm “triết học”?. Dường như đối với con người ngày nay, nhắc đến triết học, người ta sẽ liên tưởng ngay đến thứ gì đó mơ hồ, trừu tượng, phi hiện thực? Vậy cớ gì một cuốn sách trình bày các định luật xoay quanh thế giới vật chất thuần túy lại bao hàm trong đó một thứ triết học “mơ hồ, trừu tượng, phi hiện thực” như vậy?

Trên thực tế, tất cả chúng đều có liên hệ chặt chẽ với nhau, và bạn có thể hiểu rõ hơn về mối liên hệ này trong hội thảo “Tác động của Định lý bất toàn đối với sự nhận thức của con người”, vừa diễn ra tốt đẹp vào ngày 18/10 vừa qua tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Sau đây là các video chi tiết ghi hình diễn biến toàn bộ buổi hội thảo:

Quý Khải

Exit mobile version