Đại Kỷ Nguyên

DNA của người và tinh tinh chỉ khác nhau 1%: Liệu tinh tinh có phải là họ hàng gần nhất của con người?

DNA của người và tinh tinh chỉ khác nhau 1%: Liệu tinh tinh có phải là họ hàng gần nhất của con người?

Ảnh minh họa

Tại sao câu chuyện hoang đường về việc DNA của người và tinh tinh chỉ khác nhau 1% vẫn tồn tại dai dẳng trong khi sự khác biệt trên thực tế là 30%?

DNA của người và tinh tinh rất khác biệt. (Ảnh: icr.org)

Chúng ta vẫn thường nghe thấy các tuyên bố cho rằng DNA của người và tinh tinh là “gần giống hệt nhau”, với sự khác biệt chỉ vỏn vẹn 1%, do đó chúng ta có cùng tổ tiên chung với tinh tinh và điều này góp phần xác thực thuyết tiến hóa. Lấy ví dụ, theo một báo cáo năm 2012 về kết quả xác định trình tự DNA của loài vượn bonobo, một loài tinh tinh lớn trong chi tinh tinh :

“Kể từ khi các nhà nghiên cứu giải mã bộ gen tinh tinh vào năm 2005, họ đã biết rằng 99% DNA của người giống với của tinh tinh, khiến tinh tinh trở thành loài có họ hàng gần nhất với loài người”. [1]

Và đây không phải là một kết quả báo cáo từ nguồn thông tin thiếu tin cậy, bởi kết quả này được công bố trên tạp chí Science , tạp chí được xuất bản bởi Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science). Tạp chí Science được coi là một trong 2 tạp chí khoa học hàng đầu trên thế giới (tạp chí còn lại là tạp chí Nature của Anh).

Chúng ta không phải giống nhau đến 99%; không có chuyện đó.

Tuyên bố “DNA của người chỉ khác nhau tinh tinh 1%” này bắt đầu vào năm 1975. [2] Kể từ năm 1975, phải chờ một khoảng thời gian rất lâu về sau thì phương pháp so sánh trực tiếp các ‘ký tự’ (cặp bazơ – A T G C) giữa DNA của người và tinh tinh mới ra đời. Trên thực tế, phải mãi đến năm 2001, bản phác thảo đầu tiên mô tả DNA của người mới được công bố, và đối với loài tinh tinh là vào năm 2005. Con số so sánh năm 1975 là kết quả của những so sánh sự tương đồng rất thô thiển bề mặt giữa những đoạn DNA rất hữu hạn, mà đã được chọn lọc trước, giữa người và tinh tinh. Các mạch DNA sau đó đã được kiểm tra xem chúng dính/ăn khớp với nhau đến đâu – một phương pháp gọi là lai phân tử (DNA hybridization).

(Ảnh: YouTube)

Liệu “sự khác biệt chỉ 1%” có thể được hiểu là “gần như giống y hệt”?

Bộ gen của người có khoảng 3.000 triệu ‘ký tự’. Nếu kết quả 1% là đúng, thì có nghĩa là có tới 30 triệu ký tự khác biệt giữa bộ gen của tinh tinh và người, tương đương với độ dài của 10 cuốn Kinh Thánh. Con số này nhiều gấp 50 lần so với DNA của vi khuẩn đơn giản nhất [3].

Đây thực sự là một sự khác biệt lớn vượt xa khả năng của những kịch bản tiến hóa lạc quan nhất có thể được kiến tạo, thậm chí ngay cả với khoảng thời gian tiến hóa được tuyên bố kéo dài hàng triệu năm [của các nhà tiến hóa]

Sự khác biệt thực sự là bao nhiêu?

Việc xuất bản các chuỗi DNA của người và tinh tinh đã cho phép so sánh sự khác biệt giữa 2 giống loài này.

Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề bởi vì bộ gen của tinh tinh không được kiến tạo từ con số không. Đầu tiên, các mảnh nhỏ DNA của tinh tinh phải được xác định trình tự; nghĩa là, thứ tự của các ký tự hóa học được xác định sử dụng các quy trình hóa học trong phòng thí nghiệm. Những chuỗi ‘ký tự’ nhỏ này sau đó được sắp thẳng hàng với bộ gen của người ở các vị trí thuận theo quan điểm của các nhà tiến hóa (sử dụng máy tính để so sánh và xếp đặt các phân đoạn). Sau đó, bộ gen của con người bị loại bỏ, để lại một bộ gen giả của tinh tinh được giả định là bộ gen của tổ tiên chung (theo thuyết tiến hóa) , để tạo ra một chuỗi DNA lai không có thật. Theo cách này, giả định tiến hóa trong việc xây dựng bộ gen tinh tinh sẽ làm cho nó trông giống với bộ gen người hơn trên thực tế. Nhưng ngay cả với cách làm thiên lệch ủng hộ thuyết tiến hóa này, sự khác biệt trên thực tế vẫn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 1%.

Sự khác biệt trên thực tế vẫn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 1%. (Ảnh: The Scientist Magazine)

Năm 2007, tạp chí Science đã xuất bản một bài báo về sự tương đồng giữa DNA của người và tinh tinh, có tiêu đề: “Những sự khác biệt tương đối: Chuyện hoang đường về tỷ lệ 1%”. [2] Tác giả, nhà báo Jon Cohen từ Tạp chí Science đã đặt nghi vấn về việc liệu có nên tiếp tục sử dụng con số 1%. Trong bài báo, ông đã dẫn chứng tỷ lệ khác biệt là vào khoảng 5%, theo sau việc công bố kết quả bản phác thảo xác định trình tự DNA giữa tinh tinh và người. Tuy nhiên, tỷ lệ 1% vẫn được đề cập đến vào năm 2012 trên chính tạp chí Science này . [Một sự thiếu nhất quán có phần khó hiểu].

Để chứng minh sự sai lầm xoay quanh tỷ lệ 1% này, vào năm 2012, nhà di truyền học, tiến sĩ Jeffrey Tomkins nhà sinh học, tiến sĩ Jerry Bergman đã xem xét lại các nghiên cứu từng được công bố, trong đó so sánh DNA giữa tinh tinh và người. Khi tất cả các DNA đều được xem xét, chứ không chỉ là phần được chọn trước, họ đã phát hiện ra:

“Có thể kết luận rằng sự tương đồng giữa bộ gen của người và tinh tinh không giống hệt nhau quá 87%, và có thể không cao hơn 81%”.

Nói cách khác, sự khác biệt là rất lớn, có thể lớn hơn 19%. Thật vậy, Tiến sĩ Tomkins đã tự tiến hành việc so sánh kỹ lưỡng và tìm thấy sự khác biệt là xấp xỉ vào khoảng 30%. [6] Ngoài ra, nhiễm sắc thể Y, chỉ có ở giống đực, là hoàn toàn khác biệt, trái với dự đoán của các nhà tiến hóa. [7]

Tỷ lệ khác biệt lớn không tương thích với các kỳ vọng của thuyết tiến hóa mà tương thích với luận điểm cho rằng chúng ta được tạo ra một cách độc lập với các loài động vật.

(Ảnh: janegoodall.org)

So sánh hai bộ gen phức tạp không phải là một quy trình dễ dàng. Phải đưa ra các giả định dựa trên tầm quan trọng của các bộ phận khác khau của DNA và ý nghĩa của các dạng/loại khác biệt khác nhau giữa DNA của người và tinh tinh khi so sánh. Lấy ví dụ, đối với những gen người mà không có ở tinh tinh, hoặc ngược lại thì xử lý thế nào? Xu hướng chung là bỏ qua chúng và chỉ so sánh các gen tương tự.

Nhiều so sánh chỉ đề cập đến các gen mã hóa protein (chỉ chiếm 1,2% trong DNA, và nhiều gen mã hóa protein chung thực sự khá giống nhau [8]), với giả định cho rằng phần còn lại của DNA là ‘không quan trọng’ hoặc thậm chí là ‘rác’ – còn gọi là “DNA rác” (bởi chúng vô dụng). Tuy nhiên, quan điểm này không thể trụ vững được, bởi hầu hết tất cả các DNA đều có một chức năng, như vậy đã một lần nữa đi ngược lại kỳ vọng của các nhà tiến hóa. [9] Nhưng ngay cả nếu DNA ‘rác’ không có bất kỳ chức năng hay hoạt động nào, thì sự khác biệt ở đây vẫn lớn hơn rất nhiều trong các vùng mã hóa protein và phải được đưa vào khi đánh giá sự khác biệt. Không có chuyện DNA người và tinh tinh giống nhau đến 99%, không có chuyện đó.

Vậy tỷ lệ tương đồng này (nếu có), sẽ nói lên điều gì?

Không có nhà tiến hóa nào hay người theo thuyết sáng tạo nào (những người tin rằng Chúa tạo ra nhân loại, trái ngược với các nhà tiến hóa) có thể đưa ra dự đoán chính xác về tỷ lệ phần trăm giống nhau trước khi triển khai tính toán. Nói cách khác, cho dù đó là 99%, 95%, 70% hay bất cứ tỷ lệ nào khác, thì các nhà tiến hóa vẫn sẽ khẳng định sự tồn tại của cái gọi là “tổ tiên chung”, và các nhà sáng tạo vẫn nói về “nhà thiết kế chung” (ý tưởng cho rằng sự tương đồng về kết cấu giải phẫu và trình tự DNA của các giống loài chỉ đơn giản phản ánh thực tế là các loài sinh vật có cùng một nhà thiết kế – Đấng Sáng tạo, chứ không phải do có cùng tổ tiên chung, theo rational wiki. Đây là một lập luận thay thế thuyết tiến hóa trong việc giải thích cho nguồn gốc khởi thủy của các loài sinh vật)

(Ảnh: Daily Express)

Để hiểu được ý nghĩa của những số liệu này, chúng ta không phải đang dựa trên cách hiểu của các ngành khoa học cứng ( hard science – vd: sinh học, hóa học, vật lý so với “khoa học mềm”, như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học – Chú thích từ wikipedia), mà có thể được trình bày và biểu diễn bằng thực nghiệm; tất cả mọi người đều hình thành một cách hiểu độc lập về tỷ lệ khác biệt giữa DNA của người và tinh tinh dựa trên thế giới quan cá nhân – cho dù con số đó là nhiều hay ít.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa loài vượn và con người càng lớn, thì càng khó khăn trong việc giải thích kết quả này trong khung thời gian của thuyết tiến hóa, vì vậy các nhà tiến hóa đã có một lý do rất chính đáng để cố gắng làm nhỏ đi sự khác biệt (đến hết mức có thể).

Chuyện hoang đường vẫn tồn tại

Việc so sánh toàn bộ bộ gen đã hé lộ những kết quả khác biệt lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ 1%, nhưng tại sao chuyện hoang đường này vẫn tồn tại? Tại sao tạp chí Science vẫn phổ biến cho công chúng tỷ lệ hoang đường này vào năm 2012? Năm 2007, trong một bài viết trên tờ Science, tác giả Cohen đã trích dẫn nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo, giám đốc Khoa Di truyền học tại Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức như sau:

“Rốt cục, chúng ta vẫn đang dùng lăng kính chính trị, xã hội và văn hóa để nhìn nhận sự khác biệt [giữa người và tinh tinh]”. [2]

Có lẽ các nhà tiến hóa sẽ không từ bỏ tỷ lệ khác biệt 1% bởi nó phục vụ cho mục đích văn hóa, chính trị và xã hội của họ? Mục đích đó là gì, nếu không phải là việc phủ nhận ngụ ý rõ ràng liên quan đến các so sánh DNA, rằng loài người chúng ta rất khác biệt với tinh tinh ? Chuyện hoang đường về sự tương đồng giữa người và tinh tinh đã được sử dụng để củng cố tuyên bố cho rằng con người không có vị thế đặc biệt gì trên thế giới này, và thậm chí những con tinh tinh cũng nên được cấp quyền con người và thụ hưởng các giá trị tương đương. [10]

Tỷ lệ khác biệt lớn không phù hợp với mong đợi và kỳ vọng của thuyết tiến hóa, trái lại nó lại góp phần khẳng định rằng chúng ta được tạo ra một cách độc lập với các loài động vật. Chúng ta không phải là động vật. Đức Chúa Trời đã tạo ra người đàn ông đầu tiên từ bụi ( Sáng thế 2: 7 ) và người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của anh ta ( Sáng thế 2:22 ), chứ không phải từ bất kỳ sinh vật giống vượn nào đó. Và con người, khác với các loài sinh vật khác, được tạo ra dựa trên hình tượng của Chúa Trời ( Sáng thế ký 1:26 , 27 ), một sản phẩm đặc biệt của Đấng Sáng Tạo. Hình tượng này không bị mất đi nhưng đã bị làm hỏng vào thời điểm con người rớt xuống (sự tích Adam và Eva bị đày xuống trần gian từ Vườn Địa Đàng), nên Chúa đã tạo ra con người cho một mục đích và sứ mệnh đặc biệt, cho hiện tại và cho vĩnh hằng tương lai.

(Ảnh: walksofitaly.com)

 

Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

 

Tác giả: TS Don Batten, Creation.com
Ngọc chi biên dịch

Video:

Exit mobile version