Đại Kỷ Nguyên

Đổ muối nóng chảy vào nước, và kết quả thật bất ngờ

(Ảnh chụp/Youtube)

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, có lẽ muối thường chỉ được dùng để nấu ăn, nhưng ít người biết được sức công phá khủng khiếp của nó trong các hoàn cảnh đặc biệt. Anh chàng Backyard Scientist đã làm thí nghiệm đun muối nóng chảy rồi đổ vào bể nước:

(Ảnh: Youtube)

Khi đổ muối nóng chảy vào nước, bể thủy tinh đã phát nổ.

(Ảnh: Youtube)

Rất đáng kinh ngạc phải không? Cùng xem video quay chậm lại quá trình này dưới đây:

Video toàn bộ quá trình, sau khi quay chậm xuống đến mức 7000 khung hình/giây:

Tại sao điều này lại xảy ra? Bởi vì, trên lý thuyết, muối nóng chảy sẽ không tiếp xúc với nước, nhờ vào một thứ gọi là hiệu ứng Leidenfrost.

Hiệu ứng này xảy ra khi một chất lỏng tiếp xúc với một chất/khối lượng có nhiệt độ lớn hơn rất nhiều nhiệt độ sôi của nó, từ đó hình thành một lớp màng hơi cách ly ngăn chất lỏng đó bốc hơi nhanh chóng. Nhờ ‘lực đẩy’ này, giọt nước đó sẽ bay lơ lửng trên bề mặt thay vì tiếp xúc trực tiếp với nó. Hiện tượng này thường được thấy khi nấu ăn; thả một giọt nước xuống chảo để đo lường nhiệt độ của nó: nếu nhiệt độ chảo là ngang bằng hoặc hơn mức nhiệt Leidenfrost, giọt nước sẽ bay liệng khắp mặt chảo và cần nhiều thời gian hơn để bay hơi so với khi được thả xuống một mặt chảo có mức nhiệt thấp hơn mức Leidenfrost (nhưng vẫn cao hơn nhiệt độ sôi của nước). Trong trường hợp cụ thể này: Muối ăn, công thức hóa học NaCl, có điểm nóng chảy là 800 độ C, trong khi nước sôi ở 100 độ C.

Xem video minh họa sau đây để hiểu rõ hơn về hiệu ứng Leidenfrost:

Một người dùng Reddit với nickname midnight-cheeseater đã đưa ra một cách giải thích khá tốt như sau:

Trong cảnh quay chậm, chúng ta thấy lượng muối nóng chảy ngay lập tức hình thành một lớp màng hơi xung quanh nó khi được đổ vào bể nước. Thông qua hiệu ứng Leidenfrost, lớp màng hơi này sẽ cách ly lượng muối nóng chảy để nó không giảm nhiệt độ.

Lớp hơi sau đó nhanh chóng trở nên siêu nóng, tạo ra một sự gia tăng áp suất lớn, gần như tức thời. Tại mặt thoáng của bể nước, hơi nước áp suất cao dễ dàng thoát ra ngoài. Nhưng khi cục muối nóng chảy chìm sâu xuống, hơi nước áp suất cao không thể thoát đi. Điều này khiến áp suất gia tăng thậm chí còn nhanh và mạnh hơn nữa, cho tới khi vượt quá mức áp suất nước đang kiềm hãm nó lại, và vụ nổ xảy ra”.

Điều này có lý, nhưng một câu hỏi còn lại là tại sao hiện tượng này không thấy xảy đến với nhôm nóng chảy, vốn có một mức nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Đây là vấn đề đang được thảo luận, nhưng hiện tại, lời giải thích tiềm năng nhất là nó có mối liên hệ nào đó với độ nhớt và diện tích bề mặt của khối muối khi nó tương tác với lớp hơi nước.

Theo Letu, ScienceAlert
Quỳnh Chi, Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version