Nhiều người quan niệm rằng ngôn ngữ của động vật chính là tiếng kêu của chúng với hàng trăm, hàng ngàn cung bậc khác nhau. Nhưng thực ra ngôn ngữ của động vật là một khái niệm rất phức tạp, nó bao gồm nhiều yếu tốt mà tiếng kêu chỉ là một trong số đó.
Ngôn ngữ dáng điệu, cử chỉ
Những biểu hiện về cử chỉ, dáng điệu của động vật hàm chưa một lượng thông tin khá lớn. Nếu quan sát hai con thú há miệng, nhe răng, cơ thể căng ra, móng vuốt chìa ra thì chắc rằng chúng đang gửi cho nhau một thông điệp về một cuộc ẩu đả khốc liệt.
Con chó khi xù lông hay con mèo dựng đuôi phát đi một lời cảnh báo với kẻ thù về một hậu quả thảm khốc nếu không dời đi.
Khi nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ dáng điệu và cử chỉ, các loài động vật rất hay sử dụng vai trò của chiếc đuôi và đôi tai. Điệu nhảy của những con công, con sếu với một hệ thống phức tạp các chuyển động thân thể lại nhằm truyền đạt cho nhau những thông tin cảm xúc mà chỉ có chúng mới hiểu được.
Ngôn ngữ của mùi
Mùi cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong ngôn ngữ của các loài động vật. Một con chó dù trong hoàn cảnh nào chúng cũng có tín hiệu thận trọng đánh hơi tất cả những nơi có dấu vết của những con chó khác, đồng thời cũng để lại dấu vết của mình bằng… một bãi nước tiểu mà chúng ta quen nói là “đánh dấu lãnh thổ”.
Không chỉ có chó, mèo, báo, sư tử, thậm chí là… kiến đều đánh dấu trên đường đi của chúng bằng những mùi đặc trưng.
Chúng đánh dấu để làm gì?
Một con báo gấm có thể gửi mùi rồi bỏ đi bởi khu vực đó đã bị đánh dấu bởi mùi của một con báo khác, trong khi hươu, nai, chim chóc vẫn thản nhiên sống trong phạm vi cái mùi báo đặc trưng kia.
Điều này chứng tỏ mùi có mang một lượng thông tin nhất định mang tính cảnh báo, chính vì thế nó là một dạng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ âm thanh
Đây là ngôn ngữ quan trọng nhất và phổ biến nhất của thế giới động vật. Nói chung ngôn ngữ âm thanh của động vật không phức tạp, nó tập trung biểu hiện những nội dung cơ bản và nhanh gọn kiểu như: “chú ý”, “nguy hiểm, “hãy trốn đi”, “biến đi”,…
Ví dụ, tập trung nghiên cứu tiếng kêu điển hình của khỉ Macaca trong nhữn tình huống khác nhau, các nhà khoa học đã tổng kết được rằng:
– Tiếng rống: phát ra khi khỉ tự tin và dọa nạt những kẻ kém hơn mình
– Tiếng phì phì đe dọa: khi muốn tấn công đối thủ.
– Tiếng the thé: báo động thú ăn thịt tấn công.
– Tiếng cục cục: bị những con trong bầy tấn công.
– Tiếng chít chít: tín hiệu tự vệ khi khỉ đã kiệt sức vì đánh nhau.
– Tiếng thét: tiếng kêu chiến thắng
– …
Ngôn ngữ động vật còn có một đặc điểm quan trọng nữa đó là tính phụ thuộc giữa tín hiệu với tình huống. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ động vật thì loài vật có trên khoảng một chục tín hiệu âm thanh nhưng ở mỗi tình huống khác nhau thì chúng sẽ có các biểu hiện tương ứng khác nhau.
Có nhiều người băn khoăn giữa ngôn ngữ loài vật và ngôn ngữ con người.
Trong ngôn ngữ động vật, chúng trao đổi với nhau về những gì đã được xác định một cách cụ thể. Động vật có thể phân biệt được nhau qua giọng nhưng chỉ ở trong phạm vi hẹp: giữa con đực với con cái, giữa các con nhỏ với bố mẹ chúng. Trong khi đó loài người có thể truyền đạt một khối lượng thông tin vô tận với đủ loại thông tin từ cụ thể đến trừu tượng.
Vậy ngôn ngữ của động vật gồm ba yếu tố là dáng điệu, cử chỉ, mùi và tiếng kêu, chúng góp phần tạo nên một hệ sinh thái độc đáo và phong phú trên trái đất.
Hy vọng