Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Những ngày gần đây đã xảy ra động đất ở Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các loại địa chấn. Cư dân mạng thốt lên, thần đồng Ấn Độ và nhà ngoại cảm người Anh lại một lần nữa đoán trúng. Trận động đất trong dự ngôn thực sự đã đến! Lẽ nào năm 2024 thực sự là đại tai họa giáng lâm, nhân loại sắp hủy diệt?!
Tuy nhiên, một phương pháp để tránh nạn sớm đã lan truyền trên Internet, được cho là đến từ bậc thầy dự ngôn quá cố, giáo sư Tăng Sĩ Cường.
Những biện pháp tránh thoát nguy cơ
Trong đó nói đến năm 2024 là năm của quẻ Ly. Trong sáu vạch của quẻ Ly có một vạch gọi là “Hoàng ly, nguyên cát”, ý tứ là nói, những người có nội tâm hướng Thần và hướng thiện có tướng đại cát. Do đó khi đối diện với biến hóa, bảo trì thái độ lạc quan và tâm thái thiện đã người là rất quan trọng. Vì xung quanh thân thể có từ trường, người trong tâm tràn đầy năng lượng chính diện sẽ thu hút vận tốt đến.
Còn có những người có tính tình hiền lành ôn hòa. Năm 2024 là năm đầu tiên của 20 năm “Cửu Tử Ly Hỏa Vận”. Đây cũng là năm nóng nhất, nhân tâm dễ nóng nảy. Người xưa có câu: “Cát giả ngộ chi lập khắc phát phúc, hung giả trực chi bột nhiên đại họa.” Cũng chính là nói, trong năm nay, người có tâm thái bình hòa có thể nghênh đón hảo vận, người có tính tình uất ức nóng nảy dễ rước họa vào thân.
Vì vậy, xem ra nếu bạn muốn tránh được tai họa, đề cao bản thân, thì việc điều chỉnh tâm thái của mình rất quan trọng.
Tăng Sĩ Cường là bậc thầy quốc học của Đài Loan, là giáo sư tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan. Vào những năm 1990, ông bắt đầu giảng dạy ở Trung Quốc đại lục, và cuốn sách ông dạy thường xuyên nhất là Kinh Dịch. Lời giải thích của ông về Kinh Dịch được nhiều người dân đại lục hoan nghênh vì dễ hiểu. Tuy nhiên, cho đến khi qua đời vào năm 2018, ông được biết đến nhiều nhất với thân phận là đại sư Quốc học.
Dự ngôn Virus corona mới
Cho đến khi đại dịch virus corona mới bùng phát vào năm 2019, người ta bất ngờ phát hiện, rằng ngay từ năm 2015, Tăng Sĩ Cường đã dự đoán về sự xuất hiện của đại dịch này trong bài diễn giảng của mình. Lúc đó ông nói:
“Năm năm này là giai đoạn nhân loại tử vong phi thường nhiều. Ông Trời đầu tiên sử dụng thứ gọi là ôn dịch. Loại ôn dịch này lây lan rất nhanh, không có thuốc nào chữa khỏi.”
Mọi người phát hiện, ông không chỉ dự ngôn loại virus Corona mới, mà thậm chí ngay cả thời điểm dịch bệnh bùng phát ông cũng dự ngôn rất chính xác. Điều này thật khó tin. Hóa ra vị đại sư Quốc học này cũng là một bậc thầy về dự ngôn. Một số người hiểu Kinh Dịch nói rằng, điều này kỳ thực không có gì đáng ngạc nhiên, vì bản thân Kinh Dịch có thể dự trắc được tương lai. Hãy xem Thôi Bối Đồ, từ một ngàn năm trước nó đã dự ngôn đến hiện tại, độ chính xác gần như 100%, chẳng phải cũng là từ tám tám sáu mươi tư quẻ trong Kinh Dịch mà suy diễn ra ?
Một số người thậm chí còn đào sâu hơn và nói, bạn xem, làm sao Tăng Sĩ Cường, một giáo sư Quốc học, có thể nắm những học vấn uyên thâm của Kinh Dịch như trong lòng bàn tay? Phải xem sư phụ của ông ấy là ai. Sư phụ dạy ông học Kinh Dịch là Lưu Bồi Trung, một đại sư tinh tượng ngự dụng của thái hậu Từ Hy năm đó. Điều thần kỳ hơn là, Tăng Sĩ Cường đã từ miệng nói rằng, sư phụ Lưu Bồi Trung của ông là chuyển thế của Lưu Bá Ôn. Trong số mười dự ngôn cổ đại hiện đang lưu hành, có ba dự ngôn nghe nói là từ Lưu Bá Ôn. Chúng tôi đã từng giới thiệu Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn trước đây, độ chính xác gần như 100%.
Thật trùng hợp, tiên sinh Lưu Bồi Trung cũng là một bậc thầy dự ngôn, năm đó khi dạy các học trò của mình, ông cũng từng giảng về tai nạn thời mạt kiếp. Đó là chuyện từ gần sáu bảy mươi năm trước. Trong số đó có câu này:
Nhược vấn hà thời thái bình hiện,
Chỉ nhu Kỷ Hợi qua nhị quan.
Vậy năm 2019 là năm nào? Vừa khớp đó là năm Kỷ Hợi, cũng là năm “qua quan” trong dự ngôn. Vì vậy, lời dự ngôn về virus corona mới của Tăng Thế Cường tuyệt đối không phải là một sự phỏng đoán chẳng may mà đúng.
Do đó, trên Internet nổi lên một phong trào khảo cổ Tăng Sĩ Cường mạnh mẽ, mọi người tìm lại các đoạn video về các bài phát biểu của Tăng Sĩ Cường từ mười năm trước. Sự chăm chỉ đã được đền đáp, cư dân mạng tề tâm hiệp lực, nhanh chóng tổng kết mười dự ngôn hàng đầu của Tăng Sĩ Cường. Dự ngôn đầu tiên là về đại dịch virus corona.
“Thiên thùy tượng, hiện cát hung”
Người xưa có thuyết pháp rằng, ôn dịch chính là ông Trời đang bắt người. Nhưng ông Trời không lẽ không có đức hiếu sinh? Tại sao luôn giáng tai nạn? Liên quan đến điểm này, giáo sư Tăng giải thích như thế nào?
Ông nói, ôn dịch là sự trừng phạt đến từ Thiên thượng, vì con người đã bành trướng quá độ, không còn giữ được ranh giới của mình. Nói một cách đơn giản, đó là sự bất kính với Trời. Thế là sự trừng phạt của ông Trời liền đến. Pháp tắc trên Thiên thượng khác với ở nhân gian. Tại nhân gian, nếu bạn nói bạn làm chuyện xấu thì sẽ bị bắt, bị kết án, trừng phạt bạn một cách minh bạch để cho bạn biết mình đã làm sai điều gì. Nhưng Thiên thượng trừng phạt con người thì không như vậy, ông Trời chú trọng một chữ “Ngộ”.
Thiên thượng vẫn luôn từ bi, thời gian trước khi tai nạn phát sinh, Ngài sẽ phát ra nhiều lần cảnh cáo, biểu hiện bằng các chủng các loại thiên tượng kỳ lạ hoặc những tai nạn nhỏ. Trong Kinh Dịch, đây gọi là “Thiên thùy tượng, hiện cát hung”.
Tăng Sĩ Cường nói: “Ông Trời không nói ra, nhưng sẽ hiển thị hiện tượng cho mọi người, để mỗi người lĩnh ngộ, bởi vì mỗi cá nhân ngộ tính khác nhau, nên cách giải thích của họ cũng khác nhau.”
Khi người xưa nhìn thấy những dị tượng trên bầu trời, hay là xuất hiện tai nạn, họ tin rằng chúng đều là nhân tâm bất chính dẫn khởi. Một vị hoàng đế hiền minh sẽ kiểm thảo lại những lỗi lầm của mình, tự hỏi liệu mình đã làm không tốt điều gì khiến cho trăm họ chịu khổ. Có một câu chuyện rất nổi tiếng trong sử sách tên là “Thái Tông nuốt châu chấu”.
Người ta kể rằng vào năm Trinh Quán thứ hai, kinh thành Trường An xảy ra hạn hán nghiêm trọng, châu chấu bùng phát khắp nơi. Hoàng đế Đường Thái Tông bắt được vài con châu chấu và nói với chúng: “Tội của trăm họ toàn bộ đều là lỗi của một mình ta, nếu ngươi thực sự có linh, hãy ăn trái tim của ta, đừng làm hại trăm họ nữa.” Nói xong liền nuốt chửng lũ châu chấu. Những người xung quanh vội vàng ngăn cản ông, nói rằng hoàng đế không thể làm như vậy, vì nuốt côn trùng sống như thế rất có thể sẽ sinh bệnh. Đường Thái Tông lại nói: “Ta chân tâm hy vọng tai họa mà nó mang đến cho trăm họ sẽ chuyển sang một mình cá nhân ta! Vì sao phải tránh sinh bệnh?” Nói xong, ông tập tức nuốt con châu chấu. Thật kỳ diệu, từ đó dịch châu chấu không còn phát sinh nữa.
Đương nhiên, đây cũng là cách người xưa giải thích các tai nạn và hóa giải chúng. Hiện tại mọi người không còn giải thích nó theo cách này nữa. Mọi người sẽ cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên, hoặc vấn đề môi trường v.v., không còn đi tìm kiếm nguyên nhân bên trong mình nữa. Khi đó phương thức hóa giải sẽ bất đồng. Mọi người sẽ tìm đến loại giải pháp nào? Khoa học. Nhưng liệu khoa học có thực sự hóa giải được nguy cơ?
Điều này đưa chúng ta đến dự ngôn lớn thứ hai của Tăng Sĩ Cường. Năm 2010, Tăng Sĩ Cường dự ngôn nói, vì sự phát triển của khoa học công nghệ, trong vòng 30 năm, nó sẽ tạo thành 5 cuộc khủng hoảng lớn cho nhân loại. Năm cuộc khủng hoảng lớn này là: thiếu nước, thiếu đất, thiếu lương thực, thiếu người, những thứ này đều là do nguy cơ thứ năm tạo thành, đó chính là “thiếu đức”, tức là mọi người quay lưng lại với hầu hết các loại giá trị quan, vi bội quy luật tự nhiên, nghiêm trọng rời xa Thiên Đạo. Tăng Sĩ Cường tin rằng, điều này là nguy cơ nghiêm trọng nhất.
Mười bốn năm đã trôi qua, dân số ngày càng giảm do tỷ lệ sinh thấp và lão hóa, chiến tranh dẫn đến khủng hoảng lương thực, còn có vấn đề thiếu nước nghiêm trọng do hạn hán, v.v. Thiếu người, thiếu lương thực, thiếu nước, những hiện tượng này đều liên tiếp phát sinh. Lẽ nào dự ngôn của Tăng Thế Cường đang linh nghiệm, nhân loại có thực sự đang từng bước hướng tới ngày tận thế?
Trung Quốc sẽ vĩ đại trở lại vào năm 2044
Tăng Sĩ Cường nói, không phải. Bởi vì quốc gia lý tưởng của Khổng Tử – xã hội Đại Đồng, sẽ đến, khi đó chủ tể của thế giới sẽ không phải là một quốc gia, cũng không là khả học, mà là một loại văn hóa, chính là văn hóa Trung Hoa.
Ông phân tích, trong suốt lịch sử Trung Quốc, bắt đầu tính từ Chu Công Đan nổi tiếng nhất thời Đại Chu, Trung Quốc qua mỗi 700 năm lại sẽ có một lần cường thịnh. 700 năm sau Đại Chu là đến thời kỳ thịnh thế của Hán Vũ Đế. Trong 700 năm nữa, chính là thời đại “Trinh Quán chi trị” của Đường Thái Tông. 700 năm sau, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi. Con trai ông, Minh Thành Tổ Chu Đệ đã khai sáng thời đại Vĩnh Lạc thịnh thế, có thể nói là phong cảnh rực rỡ nhất của hai thời đại Minh – Thanh. Vào thời đó, Trịnh Hòa đã thực hiện bảy chuyến vượt đại dương sang phương tây, đến tận Somalia ở Đông Phi.
700 năm nữa, liệu Trung Quốc có vĩ đại trở lại?
Tăng Sĩ Cường nói rằng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2044. Điều này được tính toán như thế nào? Thiên cơ bất khả lộ, giáo sư Tăng năm đó không giảng nhiều. Tuy nhiên, xét theo phương pháp niên kỷ truyền thống của Trung Quốc là “Tam nguyên cửu vận”, một đại chu kỳ là 180 năm, năm 2044 là năm Giáp Tý, chính là sự khởi đầu của một chu kỳ mới, nên có thể nói đó là sự khởi đầu của một “kỷ nguyên mới”.
Vậy tại sao cứ qua mỗi 180 năm lại có một chu kỳ mới? Bởi cứ sau 180 năm, chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời sẽ vận hành trên cùng một đường thẳng, gọi là “Cửu Tinh Liên Châu”. Và trong 180 năm này, còn có một chu kỳ nhỏ khác là một Giáp 60 năm, đây chính là chu kỳ mà mọi người đều quen thuộc hơn. Cứ sau 60 năm, Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Thủy sẽ chuyển động cùng một đường thẳng với Trái Đất, người ta gọi đó là “tam tinh tương hợp”. Trong 60 năm này, cứ 20 năm một lần, Sao Thổ và Sao Mộc sẽ gặp nhau một lần. Vì vậy, trong 60 năm lại có một chu kỳ nhỏ khác là 20 năm, đây chính là hệ thống đếm năm “Tam Nguyên Cửu Vận” độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Trước đây chúng tôi đã giới thiệu nó trong một video, bạn có thể xem lại.
Theo thuyết pháp của thiên tượng học, sự vận tác của các hành tinh xung quanh cũng ảnh hưởng đến từ trường của Trái Đất, dẫn đến làm phát sinh một số biến hóa về địa lý khí hậu trên Trái Đất, thậm chí ảnh hưởng đến xã hội nhân loại. Bạn thấy đấy, sự vận hành của Mặt Trăng ảnh hưởng rõ ràng đến thủy triều trên Trái Đất, phải không? Cổ nhân Trung Quốc giảng “Thiên – nhân hợp nhất”, dùng thiên tượng biến hóa để suy diễn đại sự của nhân gian, xem ra không phải là không có căn cứ.
Chúng ta hãy làm một phép tính đơn giản. Bốn đại chu kỳ 180 năm như vậy, tức là bốn lần “Cửu Tinh Liên Châu” là 720 năm. Chúng ta không có cách nào biết liệu Giáo sư Tăng có sử dụng quy luật này để đúc kết quy luật hưng thịnh xảy ra 700 năm một lần, và sau đó tính ra năm 2044 hay không. Trong văn hóa cổ lão của phương Đông kỳ thực có rất nhiều mật mã đến từ Thiên thượng, có lẽ đang chờ đợi bạn và tôi phát hiện.
Thế giới Đại Đồng
Dù thế nào đi nữa, Tăng Sĩ Cường đã dự ngôn rằng Trung Quốc sẽ trở thành thế giới đệ nhất cường quốc vào năm 2044, điều này có thể coi là mang lại cho Trung Quốc một tương lai tươi sáng. Không chỉ vậy, ông còn dự ngôn rằng vào năm 2069, chúng ta sẽ nghênh đón Thế giới Đại Đồng. Lần này, ông đã dùng phương pháp nào để tính toán nó?
Giáo sư Tăng nói, 30 năm Hà đông, 30 năm Hà tây, về mặt phong thủy mà nói, cứ mỗi 30 năm sẽ có một lần đại biến hóa, đây là quy luật tự nhiên.
Eo biển Đài Loan phân trị vào năm 1949. Ba mươi năm sau, đến năm 1979, Trung Quốc đại lục bắt đầu cải cách mở cửa. 30 năm sau nữa, vào năm 2009, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Điều gì sẽ xảy ra trong 30 năm nữa? Tăng Sĩ Cường dự đoán rằng vào năm 2039, người dân Trung Quốc sẽ có một cuộc sống mãn ý. Ba mươi năm sau nữa, vào năm 2069, lý tưởng của Khổng Tử sẽ được thực hiện, Thế giới Đại Đồng sẽ xuất hiện.
Tuy nhiên, bất kể là cường quốc đệ nhất hay là thống nhất thiên hạ, Tăng Sĩ Cường nhấn mạnh, đến lúc đó văn hóa Trung Hoa sẽ thống trị thiên hạ. Bất kể dân tộc hay triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc, sự thống trị của Trung Quốc đều dựa trên văn hóa Trung Hoa. Bốn lần đại hưng thịnh trong quá khứ đều là như vậy, nên lần thứ năm cũng sẽ không ngoại lệ.
Giáo sư Tăng thậm chí còn nói, Đại chiến thế giới thứ ba đã bắt đầu, nhưng đây không phải là loại chiến tranh mà mọi người tưởng tượng về pháo bay bom rải, mà là một cuộc chiến văn hóa. Tất cả các quốc gia đều xuất khẩu văn hóa, hy vọng rằng các quốc gia khác sẽ bị họ đồng hóa. Nhưng cuối cùng người chiến thắng sẽ là văn hóa Trung Hoa.
Hoàng đế mới
Nhưng mọi người có chú ý không, hiện tại thống trị Trung Quốc không phải là văn hóa Trung Hoa. Bởi vì chủ nghĩa Cộng sản không phải là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, nó hoàn toàn là sản phẩm đến từ phương Tây. Vậy thì, trước khi thống trị thế giới, Trung Quốc lẽ nào sẽ không thay đổi vận mệnh của nó? Chẳng phải trong “Thôi Bối Đồ” của Lưu Bá Ôn nói thế này, sẽ có một hoàng đế mới “Tuy phi hào kiệt dã Chu thành” sao?
Về điều này, Giáo sư Tăng đã nói một điều rất ý vị, đó chính là “Đại vị Thiên định, bất dĩ trí thủ”.
Câu này xuất phát từ Đạo Đức Kinh, và trong Kinh Dịch cũng có một câu nói tương tự, nói rằng địa vị lớn phải dựa trên “đức hạnh”. Người thống trị thiên hạ là do Thiên thượng định ra, không phải là bạn có nhiều tài cán thì bạn có thể lên làm hoàng đế. Năm đó Lưu Bang và Hạng Vũ, nếu nói giống như hiện tại, để cho trăm họ bỏ phiếu tuyển làm hoàng đế, thì tám chín phần mười người sẽ bỏ phiếu cho Hạng Vũ. Hạng Vũ có thể nói là một đại anh hùng đỉnh thiên lập địa, “Lực bạt sơn hề khí hạp thế”. Nhưng kết quả cuối cùng thì sao? “Tần bị Sở diệt”, nhưng thiên hạ lại quy về nhà Hán. Thời Tam Quốc, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền ba nhà đánh nhau long trời lở đất, nhưng cuối cùng nhà Tư Mã lại giành được thiên hạ. Chẳng phải vậy sao? Vì vậy, sự an bài của Thiên thượng thường thường đều là nằm ngoài dự liệu của con người.
Nếu có hoàng đế mới xuất hiện, ông ấy sẽ không dán thiếp trên trán, nói rằng ta là thiên tử. Tăng Sĩ Cường nói, khi kết thúc một thời đại, thường thường là cục diện quần hùng trỗi dậy, nên người cai trị không thể biết ai là hoàng đế mới, không có cách nào để đàn áp họ. Điều này đúng vào cuối thời nhà Tần, và cũng đúng vào cuối thời nhà Nguyên. Năm đó, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương bên thân có cao nhân cho ông lời khuyên, nói ngài nên “quảng tích lương, hoãn xưng vương” (theo Minh sử liệt truyền, Tập 24″). Tức là trước tiên đừng hiển sơn lộ thủy, đi khắp nơi nói rằng ta là tân thiên tử, trước tiên hãy tích lũy thực lực của mình rồi mới nói. Chu Nguyên Chương rất nghe lời, liền đến đầu quân Hàn Lâm Nhi, làm một bộ hạ trầm mặc vô danh tiếng của ông ấy.
Vì vậy, giả sử, chúng ta nói giả sử thôi, nếu một triều đại mới thực sự được kiến lập, một người thống trị mới xuất hiện, thì người đó hẳn cũng là một người kín đáo. Kỳ thực, rất nhiều dự ngôn đều nói rằng tân thiên tử trong tương lai sẽ đến từ trong dân chúng, không phải là anh hùng cái thế như mọi người tưởng tượng.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch