Tại Tây Tạng, người ta đã ghi nhận được nhiều trường hợp thân thể các lạt ma đắc đạo hóa cầu vồng, biến thành ánh sáng sau khi viên tịch. Hình thức viên tịch kỳ lạ này được gọi là “hồng hóa”.
Được coi là mái nhà của thế giới, Tây Tạng là một trong những nơi có hoàn cảnh tự nhiên tồi tệ nhất trên toàn cầu. Mỗi năm, gần một triệu người đến hành hương tại vùng đất thần bí này, để trải nghiệm những cảm giác kinh tâm động phách và những khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời họ. Tất nhiên, sự kiện thần bí đứng đầu ở Tây Tạng chắc hẳn là thời khắc viên tịch của các vị cao tăng đắc đạo, còn gọi là hiện tượng hồng hóa (hóa thành cầu vồng). Người ta đã xác nhận sự tồn tại của hiện tượng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai giải thích được nó.
Những hiện tượng thần kỳ sau khi người tu luyện viên tịch lưu lại xá lợi tử cho đến hóa thành cầu vồng trong Phật giáo Tây Tạng đã được lưu truyền khá nhiều trong dân gian. Dù cho từng có người đã tận mắt chứng kiến nó, nhưng vì tuân theo nền giáo dục vô thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên mới ôm giữ một thái độ bán tín bán nghi đối với loại hiện tượng này.
Trên Internet, một cựu bí thư của ĐCSTQ tại khu tự trị Tây Tạng đã chứng kiến quá trình hồng hóa của một vị Phật sống, khiến nhiều sự việc liên quan cũng lần lượt được hé mở. Sau khi trải qua nhiều thập kỷ mà không có tín ngưỡng trong tâm, mọi người đã bắt đầu nhìn kỹ lại, phủi sạch phong trần, mở ra những ký lưu tồn từ xa xưa, để tìm lại tín ngưỡng chân chính đối với Thần Phật.
Năm 1952, tại Đức Cách Ích Long Nhân của Tây Tạng, xảy ra sự việc lạt ma Tác Nam Lãng Kiệt viên tịch hồng hóa. Trên mạng lưu truyền rằng Trương Quốc Hoa, một cựu bí thư của Ủy ban khu tự trị Tây Tạng, đã tận mắt chứng kiến sự kiện kỳ lạ này. Truyện kể rằng Trương Quốc Hoa đã được một vị Phật sống nói cho biết:
“Hai ngày nữa Ngài ấy sẽ rời khỏi Tây Tạng”.
Hai ngày sau họ Trương đã đến tận nơi mục sở thị. Ông đã thấy vị Phật sống đang ngồi ở trung tâm đại lễ đường. Họ Trương không hiểu vì sao không ai ra đón tiếp, nên ông đã cùng người của mình đứng đó dõi theo. Chỉ thấy các vị sư khác trong ngôi chùa này đang ngồi cạnh nhau, vây quanh Đức Phật sống. Đức phật sống từ chỗ ngồi bay lên cao, rồi lại trở về vị trí ban đầu. Liên tục như vậy cho đến lần thứ ba thì phát ra một tiếng động lớn, giống như một tiếng sấm lớn giáng xuống điện đường. Chỉ thấy Đức Phật sống biến mất, và một đám mây đỏ tản đi, không lưu lại chút dấu vết nào.
Đạo giáo có câu nói rằng: “Vũ hóa thăng thiên”. Tuy nhiên, trong hiện thực, thân thể các vị tăng nhân có thể biến thành ánh sáng cầu vồng, đây là điều thường thấy đối với các vị cao tăng tu luyện trong Mật tông. Hiện tượng này được gọi là “Hồng hóa”, là một kỳ quan hiếm gặp. Hồng hóa xảy ra vào lúc lâm chung, lúc đó cơ thể vị sư đang đả toạ sẽ liên tục phát sáng. Trong quá trình phát sáng, thân thể sẽ liên tục thu nhỏ lại dần cho tới khi biến mất. Cuối cùng, chỉ còn lại móng tay và tóc. Trong quá trình cơ thể thu nhỏ, một ánh sáng màu đỏ sẽ xuất hiện phía trên đỉnh đầu. Đây là cảnh giới cao nhất mà người tu hành Tạng Mật muốn đạt được – thân thể biến thành ánh sáng cầu vồng. Tất nhiên vẫn còn những loại trạng thái khác nữa, ví như cơ thể khi phát sáng sẽ bị thu nhỏ lại đến một mức độ nhất định thì không thể thu nhỏ hơn nữa. Còn sót lại là một hình hài cứng như sắt – điều này rất giống với hiện tượng co rút của cơ thể người.
Theo “Cát Thác đại sử” của phái Cát Thác thuật lại (Cát Thác là một trong những trường phái chủ yếu của phật giáo Tây Tạng), đền Bạch Ngọc Cát Thác được xây dựng lần đầu tiên bởi hiệp hội đức Cát Đan Ba (1122-1192). Cho đến năm 1883, đức Lạt ma Ban Mã Đăng đã đắc được thân hình hồng hóa ở đây. Trong bảy trăm năm qua đã có không biết bao nhiêu người tu luyện viên mãn đạt được thân thể hồng hóa tại nơi này.
Theo ghi chép của đền Đa Mang của Đức Ba Kham, kể từ khi ngôi đền được xây dựng vào năm 1653 ở huyện Lô Hoắc, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, đã có 16 người đạt được thân hồng hóa trong đền thờ. Cả ba người trong số họ đều đạt được hồng hóa toàn bộ nhục thân. Những người khác thì còn lưu lại một chút tóc và móng tay.
Theo “Tiểu sử của đức Ban Mã Đăng”: sau khi ông viên tịch trong lều vào một ngày năm 1883, người ta đã không được phép mở lều trong vòng 7 ngày. Trong suốt 7 ngày đó, hàng trăm đệ tử đã nhìn thấy những luồng ánh sáng rực rỡ phát ra từ trong lều. Sau đó, họ chỉ nhìn thấy còn sót lại mười móng chân, mười móng tay và tóc ở trong lều của vị lạt ma.
Đức Phật sống Tác Lãng Đốn Châu của Viện Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội Tây Tạng cũ đã kể cho mọi người biết những thông tin bí ẩn về hiện tượng hồng hóa của một số vị Phật sống ở Trung Quốc thời cận đại.
Năm 1883, trong các đệ tử của cao tăng Đôi Quỳnh Lâm Ba và Nhân Tăng Bạch Mã Mã Đôi Đoài của Phật giáo Tây Tạng ở chùa Mẫn Châu Lâm, đã có 14 vị tăng nhân đã đạt được trạng thái thân thể hồng hóa khi viên tịch. Một trong số họ là một vị đệ tử tên Nhưỡng Nhật Khắc. Sau khi hồng hóa, người ta chỉ thấy lưu lại một chút móng tay, hiện vẫn còn được lưu giữ trong tu viện Đa Khang.
Năm 1935, cao tăng Đa Khang Lâm Luân, Trát Ba, Trát Tây được ghi nhận đạt trạng thái thân thể hồng hóa.
Năm 1945, Phật sống Đại Phủ Trát cũng hồng hóa tại chùa Trà Lãng.
Năm 1951, Phật sống Bố Các Tư đã hồng hóa tại chùa Trà Lãng.
Năm 1952, cảnh hồng hóa thật ngoạn mục của lạt ma Tác Nam Lãng Kiệt tại Đức Cách Ích Long Nhân của Tây Tạng, đã được viên Bí thư Trương Quốc Hoa nói trên đích thân chứng kiến và thuật lại.
Sau khi ĐCSTQ đến đây, nó đã đàn áp Phật giáo Tây Tạng. Khi các vị Phật sống, Kham Bố và Lạt ma viên tịch trong thời kỳ hỗn loạn này, nhục thân hồng hóa của họ đã khiến những người chịu nhận nền giáo dục vô thần của ĐCSTQ vô cùng trầm trồ kinh ngạc.
Vào năm 1958, do ảnh hưởng của tình hình ở Tây Tạng vào thời điểm đó, Phật sống Á Đương Lang Mộc tại chùa Trà Lang đã bị bắt nhầm vào trại lao động. Có một lần ông ở trong phòng mấy ngày không thấy ra, khiến nhân viên quản giáo chú ý, khi mở cửa đi vào thì phát hiện thấy Phật sống đã viên tịch. Cơ thể ông thu nhỏ lại như một cánh tay. Đức Phật sống còn có thể độn thổ, đến rồi đi mà không ai hay biết.
Cũng trong năm 1958, ở quận Hồng Nguyên, tại trung tâm quận tự trị A Bá Tây Tạng Khương Tộc ở phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, một hội nghị phán xét công khai đã được tổ chức tại thảo nguyên Khương Đường để phê phán Tài Vượng Chân Nhân Kham Bố. Họ đặc biệt cử người đến bắt ông. Vì đi bộ bất tiện nên ông đã cưỡi bò mà đi, vừa đi vừa tụng kinh trên đường. Khi đi bộ đến một nơi gọi là Tát Đa Đống Nam, thì bất ngờ gặp một trận cuồng phong bao phủ bầu trời. Dân quân choáng váng, nên họ đã lấy quần áo che phủ đầu và ngồi xổm trên mặt đất. Sau khi cơn cuồng phong dừng lại, họ nhìn lên thì thấy bò vẫn còn đó, nhưng không thấy Kham Bố đâu cả.
Vào lúc này, trên không trung chợt truyền đến tiếng tụng kinh của Kham Bố. Nhưng chỉ nghe thấy tiếng mà không thấy người, thanh âm ngày càng lớn hơn cho đến khi cuối cùng hoàn toàn biến mất. Do những hạn chế về tư tưởng của thời đại và hoàn cảnh lúc đó, dân binh hộ tống không dám nói sự thật sau khi trở về. Họ chỉ báo cáo lại là người đã chết giữa đường, nên họ đã đào đất mai táng thi thể ngay tại trận.
Mãi về sau những người dân quân áp giải mới dám tiết lộ tình huống chân thực khi đó. Câu chuyện này đã lan rộng khắp các khu vực Tứ Xuyên – Tây Tạng và Thanh Hải. Học viện của hai vị Phật sống Tenzin Gyatso và Nặc Ba Kham Bố tất cả đều biết rõ sự tình.
Vào năm 1969, Đức Phật sống Nga Vi Lộ ở huyện Nhưỡng Đường cùng với Phật sống Na Hy Kham Bố Nhạc ở huyện Ban Mã đã viên tịch ở đền Tu Quả và đền Tri Khâm. Sau khi viên tịch cơ thể họ đã thu nhỏ chỉ còn khoảng 30 cm. Sau khi hỏa táng, chỉ thấy còn sót lại các hạt xá lợi tử ngũ sắc lấp lánh ánh quang.
Tại thị trấn Cam Khung, huyện Ngõa Tát, tỉnh Thanh Hải có một vị Phật sống tên là Ngũ Thế Hoa Nhật. Ông đã bắt đầu đi cầu đạo ở tuổi 19. Lúc 39 tuổi, Đại Cách mạng Văn hóa quét qua, khiến ông bị bức hại và giam trong nhà tù. Lúc đó, ông ở cùng phòng với vị Phật sống Ca Long Gia Triết. Một đêm nọ, ông đưa còng tay bị xích tới trước mặt Phật sống Ca Long Gia Triết, nói rằng ông sắp vãng sinh. Vào thời điểm đó, Phật sống Gia Triết thấy tinh thần của Phật sống Hoa Nhật rất tốt nên không chú tâm lắm. Sau khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, chỉ thấy còn sót lại cái còng tay trong phòng, thậm chí không có móng tay và tóc. Toàn bộ nhà tù khi đó đều tràn ngập mùi hương, mùi thơm lưu lại rất lâu sau đó.
Người ta nói rằng có một vị lạt ma tên Kham Bố già. Trong Cách mạng Văn hóa, ông đã bị Hồng vệ binh kéo ra khỏi phòng. Vì ông quá già để đi bộ nên Hồng vệ binh đã trói ông vào lưng ngựa để đưa đi. Ông vẫn giữ thần thái ung dung vừa đi vừa ca hát suốt quãng đường. Đó là bài hát “Di ca” mà trước khi viên tịch các tôn giả dùng để gột sạch những thứ dơ bẩn, tẩy tịnh thân tâm. Khi đi đến nơi thì họ phát hiện ông đã lặng lẽ viên tịch trên lưng ngựa.
Năm 1980, A Đạt Lạp Mỗ ở huyện Cống Giác khu Xương Đô Tây Tạng cùng chị gái Ngọc Lạp của huyện Sát Duy. Khi họ chết, cơ thể họ bị thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 20 cm và 50 cm. Thân thể của cả hai vị đều cứng như thép.
Năm 1993, sau khi Phật sống La Kết viên tịch và hỏa táng ở chùa Trà Lang, người ta thấy xá lợi tử ngũ sắc còn sót lại.
Tại chùa Linh Long, thôn Nhân Đạt Hương Tạp, huyện Lô Quắc, tỉnh Tứ Xuyên có Phật sống A Thố, từ nhỏ ông đã xuất gia tại chùa Ling Long. Trong Cách mạng Văn hóa, ông bị buộc phải rời khỏi chùa về cư trú ở thôn làng. Mặc dù tình hình quản thúc rất nghiêm ngặt, nhưng ông không bao giờ hoàn tục. Ban ngày, ông tham gia lao động với dân làng, vào ban đêm ông vẫn bí mật tu Pháp môn của mình.
Sau khi chế độ bao cấp kế hoạch hóa gia đình xuất hiện, Phật sống A Thố được một nhà dân làng hỗ trợ lương thực. Kể từ đó, ông không ra khỏi nhà và niệm kinh tu Pháp cả ngày. Năm 1997, ông qua đời ở tuổi 78. Sau bảy ngày viên tịch, cơ thể ông thu lại còn khoảng 1/3. Khi hỏa táng, trên bầu trời xuất hiện cầu vồng, hỏa táng xong kiểm tra thấy có hơn 300 hạt xá lợi tử. Đức Phật sống Khúc Cát Ni Mã cùng hàng trăm người đã chứng kiến việc này.
Đức Phật sống Tác Lãng Đốn Châu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo Khoa học Xã hội Tây Tạng cũ đã giảng cho mọi người một số hiện tượng hồng hóa bí ẩn của các vị Phật sống thời Trung Quốc cận đại. Ông kể lại rằng, lúc đạo sư Nam Khai Đa Cát của ông qua đời trong khi ngồi thiền định, thì từ thân thể ông liên tục phát ra những tiếng động lạ thường cùng những ánh sáng phát quang tuyệt đẹp rực rỡ. Một âm thanh vang vọng rất lớn tới mức kinh thiên động địa, cuối cùng chỉ còn sót lại rất nhiều xá lợi tử quý giá.
Học giả Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng Đôi Quýnh Đa Cát đã viết trong cuốn sách “Ninh mã nguyên lưu” như sau: Có vô số những người viên mãn ở miền Bắc và miền Nam. Bất kể người tu hành của phái mật giáo nào sau khi tu luyện mật Pháp đạt đến cảnh giới rất cao, lúc lâm chung đều sẽ xuất hiện hiện tượng hồng hóa. Nhục thân của họ sẽ biến thành ánh sáng cầu vồng, bay lên bầu trời, tiến vào vô số cung điện nơi vùng đất tịnh thổ của Phật giáo.
Qua nhiều năm tu luyện, cơ thể của người tu hành hội tụ năng lượng to lớn. Khi đối diện với cái chết,ìnăng lượng đó sẽ chuyển hóa nhục thân thành một chất sáng tối nguyên sơ tổ thành thân thể. Cơ thể dung hòa trong ánh sáng và sau đó hoàn toàn biến mất. Do sự khác biệt giữa các Pháp môn tu luyện, quá trình hồng hóa của người tu luyện cũng sẽ khác nhau. Có hai kiểu khá phổ biến:
Một kiểu là người tu trước khi lâm chung, thì muốn ở một mình trong phòng, cơ thể không di động trong bảy ngày sau khi chết. Lúc đó căn phòng sẽ tràn ngập ánh sáng cầu vồng kỳ lạ. Vào ngày thứ tám, mọi người sẽ mở cửa phòng, và thấy cơ thể của người tu đã biến mất, chỉ còn lưu lại tóc và móng tay. Một kiểu khác cũng là ở một mình, nhưng cho phép các đệ tử thân cận ngồi bên cạnh. Người tu ngồi đả tọa như bình thường, thân thể tự bốc cháy biến thành ánh sáng cầu vồng bay lên trời.
Theo số liệu thống kê của “Tiền dịch quang minh sử ” do viện Phật học tối cao của miền Nam Ấn Độ biên soạn.
Đại sư Liên Hoa Sinh trong thời gian ở Tang Đa có 25 đệ tử đạt thành tựu lớn kèm theo các loại Thần thông biến hóa như Đa Cát Đăng Quýnh, đồng thời có 108 đệ tử thành tựu quang thân (thân ánh sáng) ở chùa Da Ba Mật Thừa.
Có hơn một trăm người đạt được hồng hóa ở Hoa Khánh Khúc Ốc Nhật. Ở Dokang vẫn tiếp tục truyền thừa dòng tu Mạt Quả Hoa Mật Thừa tại các chùa chiền địa phương, có 113 nữ tu đạt được quang thân. Ngoài ra còn có 25 vị Không Hành Mẫu cũng đắc được quang thân. Thời kỳ hồng đại trước đây cũng có nhiều người tu đạt được những thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, tất cả những người tu luyện đều biến thành ánh sáng cầu vồng, biến mất không còn lưu lại chút gì. Nên không thể không biết ơn các đệ tử đã tường thuật lại sự việc này. Ghi chép trong nội bộ và hồ sơ của các nhà sử học, đã khiến hậu thế hiện nay ít nhiều có thể tưởng tượng được cảnh tượng tạ thế ngoạn mục kinh tâm động phách vào lúc các hành giả đắc đạo.
So sánh ra thì có thể thấy rằng, mặc dù không phải tất cả trường hợp đều là trọn vẹn hồng hóa, mà còn có trường hợp cơ thể co cứng lại. Điều này đã được truyền thừa lại rất nhiều từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các đệ tử đời sau.
Con người đã nghiên cứu Kinh Phật theo nhận thức riêng của họ, mà Kinh Phật lại bao hàm trong đó nhiều loại lĩnh vực, bao quát các ngành khoa học xã hội, y học tôn giáo, nhân chủng học, sinh học, vật lý, thiên văn học, tâm lý học, v.v…, nó giống như một công trình khổng lồ bao gồm nhiều lĩnh vực khoa học, là một dự án tiết lộ những bí ẩn của sinh mệnh. Đây cũng là ngọn lửa nhen nhóm nên một nền văn minh mới, là dự án khổng lồ mang tính bước ngoặt khai sáng cho khoa học kỹ thuật ngày nay.
Phóng viên Tuệ Minh, Đài phát thanh Hy vọng
Yên Tử biên dịch
Video: Những cuộc đàn áp đức tin tàn khốc nhất trong lịch sử