Giới chuyên gia đã giải mã được bí ẩn xoay quanh một xác ướp triều Hán hơn 2000 năm tuổi ở Trung Quốc, với gương mặt vô cùng sinh động, tóc mịn, tứ chi đàn hồi, khớp tay chân còn cử động được.
Triển lãm “Tinh hoa văn vật mô cổ Mã Vương Đôi triều Hán” do Viện bảo tàng Sơn Tây và Bảo tàng tỉnh Hồ Nam cùng phối hợp tổ chức. Tổng cộng có hơn 120 hiện vật quý hiếm lần đầu tiên được giới thiệu tới người xem. Trong số đó, xác ướp “Tân Truy phu nhân” ngàn năm không phân hủy đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hậu thế.
Khách tham quan tỏ ra thích thú khi được chiêm ngưỡng xác ướp kỳ lạ này.
Vào năm 1972 của thế kỷ trước, xác ướp lạ lùng này được phát hiện tại ngoại thành thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Xác ướp trong mộ còn khá nguyên vẹn sau bao năm. Bà được xác định là Tân Truy phu nhân, mất khi mới 50 tuổi và là vơ của một vị quan triều Hán ở Trường Sa từ hơn 2.000 năm trước.
Điều khiến giới khảo cổ kinh ngạc hơn cả chính là vẻ sinh động được biểu hiện trên gương mặt lẫn thân thể của xác ướp này. Các nét trên khuôn mặt bà gồm mắt, mũi, miệng vẫn vô cùng rõ, tóc mịn bóng, da mềm ẩm, tứ chi có tính đàn hồi, thậm chí khớp bốn chi còn cử động được.
Sau khi tiến hành giải phẫu, giới chuyên môn cũng tiết lộ, cơ quan nội tạng của xác ướp này còn khá hoàn chỉnh. Có tới hơn 100 hạt dưa “hiện diện” trong dạ dày và ruột non của xác ướp.
“Cận cảnh” xác ướp Tân Truy phu nhân.
Nguyên nhân cái chết lẫn phương pháp ướp xác là những dấu hỏi lớn với các nhà khoa học. Được biết, thi thể Tân Truy phu nhân khi mất được bọc bởi hơn 20 lớp vải lụa, được ngâm trong thuốc “trường sinh bất lão” và đặt trong bốn chiếc quan tài. Có tới 5 tấn than bao xung quanh và mộ thất này chôn sâu dưới hơn 15m đất.
Giới chuyên môn đang tiến hành giải phẫu xác ướp.
Giáo sư, tiến sĩ La Học Cảng – Chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ văn vật cổ khu mộ Mã Vương Đôi triều Hán, thuộc Đại học Trung Nam, cho biết, chất dung dịch màu đỏ được tìm thấy trong quan tài Tân Truy phu nhân là hỗn hợp gồm nhiều chất, như: thạch tín, chu sa, thủy ngân…Thậm chí, nhiều vị thuốc bắc cũng được tìm thấy trong quan tài. Chính những thứ này được ngâm cùng nhau đã tạo nên dung dịch có sắc đỏ đậm như vậy. Giới khoa học tin rằng, dung dịch này đã làm cho thi thể của Tân Truy không bị phân hủy, thối rữa hơn 2.000 năm qua. Nó vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa bảo quản thi thể rất tốt.
Theo giáo sư La, sự nguyên vẹn hơn 2.000 năm của xác ướp Tân Truy “mang đầy tính ngẫu nhiên”. Ngoài những phương pháp chống rữa, môi trường khô ráo, có lợi cho việc bảo tồn thi thể, quan tài được bịt kín, ngăn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong cũng là những nguyên nhân giúp thi thể xác ướp vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, khu mộ Mã Vương Đôi cũng chưa từng bị trộm. Nói cách khác, chính điều kiện địa chất lẫn yếu tố con người đã làm nên điều kỳ diệu ấy.
Các nhà khoa học khoa học đã cố gắng tái lập hình ảnh gương mặt của bà lúc còn sống. Cùng xem một số hình ảnh phục chế của “Tân Truy phu nhân” dưới đây:
Người đẹp bí ẩn
“Cận cảnh” gương mặt bà.
Quan quách trong mộ
Phục dựng hình Tân Truy phu nhân
Tân Truy phu nhân năm 30 tuổi
Tân Truy phu nhân năm 50 tuổi
Giới nghiên cứu hi vọng sẽ nghiên cứu ra được kỹ thuật ướp xác độc đáo, và khám phá thêm nền văn hóa cổ xưa đã thất truyền.
Quý Khải
Xem thêm:
- Xác ướp phụ nữ Mông Cổ 1000 năm trước đã đi ‘giày Adidas’
- Xác ướp được tìm thấy trong tư thế thiền định: Lạt ma Mông Cổ huyền thoại?
- Mổ sống cướp nội tạng ở Trung Quốc – Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại