Các nhà khoa học nói rằng có hai viễn cảnh cho tương lai tối hậu của vũ trụ.
Cái đầu tiên là vũ trụ rốt cục sẽ tự vỡ vụn rồi thu nhỏ vào bên trong, ngược lại với tiến trình Vụ Nổ lớn (Big Bang). Quá trình này được gọi là “Vụ Co Lớn” (Big Crunch – Nếu lực hấp dẫn của tất cả vật chất trong vòng vũ trụ quan sát được đủ lớn, nó có thể làm chậm dần quá trình nở ra của vũ trụ, đến mức ngừng hẳn rồi sau đó bắt đầu co trở lại). Một viễn cảnh khác là Vũ trụ của chúng ta sẽ kết thúc trong một “Vụ Đóng băng lớn” (Big Freeze), hay còn được biết đến với danh từ Cái Chết Nhiệt (Heat Death) (khi vũ trụ mở rộng mãi mãi từ thời điểm Big Bang, cuối cùng trở nên quá lạnh để duy trì sự sống).
Hầu hết các nhà thiên văn học và các nhà khoa học khác tin rằng Vũ trụ chúng ta vào một ngày nào đó sẽ kết thúc trong một “Vụ Đóng băng lớn”. Liệu điều này có nghĩa là đây sẽ là sự kết thúc của mọi thứ?
Hai viễn cảnh khác nhau của vũ trụ: hướng lên trên cùng góc trái đồ thị (Vụ Đóng băng lớn -Big Freeze), hướng xuống dưới cùng gần góc trái đồ thị (Vụ Co lớn). Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Khác với các nhà vật lý thông thường, GS Michio Kaku cho rằng chúng ta có thể tránh được kết cục này bằng cách tiến vào một vũ trụ song song “theo cùng cách thức cô bé Alice đã đi vào chiếc gương soi để tiến vào xứ sở thần tiên”.
Trước đây chúng tôi đã báo cáo rằng các nhà thiên văn học đã phát hiện được bằng chứng đầu tiên về vũ trụ song song. Nên. có lẽ ý tưởng cho rằng chúng ta có thể trốn thoát khỏi Vũ trụ và tiến vào một thực tại khác nghe không quá xa vời đến vậy.
Liệu chúng ta có thể chạy thoát đến một vũ trụ song song để tránh khỏi kết cục Vụ Đóng băng lớn? (Ảnh: Internet)
Một cách để nghiên cứu sự giãn nở của Vũ trụ là phân tích Hiệu ứng Doppler, GS Kaku giải thích trong video.
Ông nói rằng “khi chúng ta nhìn lên bầu trời, chúng ta quan sát các ánh sáng phát ra từ những thiên hà xa xôi và nhận thấy những tia sáng này có màu đỏ nhạt. Đỏ hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là những vật thể này, những thiên hà khổng lồ đang di chuyển ra xa chúng ta và do đó vũ trụ đang giãn nở.
Chúng ta có thể tua ngược cuộn băng này, và bằng cách tua ngược cuộn băng này chúng ta sẽ có thể tính toán thời điểm khi tất cả những thiên hà này bắt đầu từ một điểm duy nhất. Và đó là cách chúng ta tính toán tuổi của vũ trụ, bằng cách đơn giản nhấn vào nút tua ngược.
Vậy nên bằng cách tua ngược cuộn băng video, chúng ta thấy rằng vũ trụ này tuổi thọ vào khoảng 13,7 tỷ năm tuổi, cộng trừ 1%.
Vậy là bây giờ chúng ta biết rằng tuổi thọ của vũ trụ vào khoảng 13,7 tỷ năm tuổi nhờ tua ngược cuộn băng video.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhấn nút tua nhanh về phía trước. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tiến hàng tỷ năm về phía trước? Chính tại đây mọi thứ trở nên khá mờ ẩn.
Nhưng bằng cách phân tích quá trình vũ trụ giãn nở trong quá khứ, chúng ta thường nghĩ rằng vũ trụ đang hoạt động chậm lại.
Chúng ta thường nghĩ rằng vũ trụ đang già đi và do đó nó đang chậm lại; chạy “hết xăng”. Sai. Hiện nay chúng tôi tin rằng vũ trụ đang tăng tốc.
Kết cục của Vũ trụ – Vụ Co Lớn hay Vụ Đóng băng lớn. Đâu sẽ là viễn cảnh thật sự?. (Ảnh: Internet)
Nó thực ra đang tăng tốc, trong một chế độ bỏ chạy (runaway mode), có nghĩa là thay vì chết trong một Vụ Co Lớn, có lẽ chúng ta sẽ chết trong một Vụ Đóng băng lớn. Chúng tôi không chắc chắn về điều này. Chúng tôi không biết nếu nó có tiếp tục như vậy trong hàng tỷ năm tới hay không. Nhưng nếu là như vậy, thì vũ trụ này đang trong một chế độ bỏ chạy (các thiên thể tách ra xa nhau khi vũ trụ giãn nở)
Ảnh minh họa vũ trụ giãn nở. (Ảnh: Wikimedia)
Có nghĩa là vào một ngày nào đó, có lẽ khi chúng ta quan sát bầu trời đêm; có lẽ chúng ta sẽ không thể nhìn thấy gần như bất kỳ điều gì bởi vì các thiên hà xa xôi kia sẽ ở cách chúng ta quá xa đến nỗi thậm chí ánh sáng cũng không thể vươn tới các kính viễn vọng của chúng ta. Không phải là một ý nghĩ dễ chịu. Nhưng vũ trụ chúng ta rốt cục có thể tàn lụi trong một Vụ Đóng băng lớn thay vì một Vụ Co Lớn”.
Tất nhiên, nó sẽ cần một khoảng thời gian dài trước khi Vũ trụ chết trong một Vụ Đóng băng lớn, nhưng không ai thật sự biết được khi nào điều đó xảy ra.
“Không ai biết khi nào Vụ Đóng băng lớn này sẽ xảy ra, hay liệu nó có bao giờ xảy ra hay không. Tuy nhiên, các con số ước tính đã được đưa ra, có lẽ trong khoảng hàng trăm tỷ năm nữa, hoặc hàng nghìn tỷ năm. Một ngày nọ nó sẽ trở nên quá lạnh đến nỗi khi bạn quan sát bầu trời đêm bạn sẽ thấy nó hầu như toàn một màu đen.
Tất cả các ngôi sao sẽ cạn kiệt tất cả nguồn nhiên liệu hạt nhân của chúng, vũ trụ sẽ bao gồm các ngôi sao neutron, các hố đen, nhiệt độ sẽ hạ xuống gần nhiệt độ không tuyệt đối (khoảng -273,15°C), và tại thời điểm đó thậm chí cả ý thức, và bản thân suy nghĩ, đều không thể tồn tại, và một số người cho rằng có lẽ các định luật vật lý sẽ là một lệnh khai tử đối với tất các sinh vật thông minh; rằng tất cả chúng ta rồi sẽ chết khi vũ trụ đóng băng”, GS Kaku nhận định.
Đây là tin xấu, nhưng kèm theo đó là một tin tức tốt lành. Giả sử nhân loại vẫn tồn tại và lúc đó đã đạt được môt trình độ công nghệ cao hơn rất nhiều, chúng ta sẽ có khả năng tồn tại bằng cách chạy trốn đến các vũ trụ song song khác.
GS Kaku nói rằng “Có một kẽ hở trong các định luật vật lý. Trong hàng nghìn tỷ năm tới, có lẽ các sinh vật thông minh sẽ có thể làm chủ cái gọi là, “Năng lượng Planck”, theo sau tên của nhà vật lý Max Planck, người được xem là cha đẻ của vật lý lượng tử. Năng lượng Planck là nguồn năng lượng cực đại. Nó là nguồn năng lượng của Big Bang. Nó là nguồn năng lượng mà tại đó trọng lực tự nó sẽ bắt đầu sụp đổ.
Nếu bạn có một cái lò vi sóng và chạy nó, bạn có thể khiến nước ở nhiệt độ thường lên; băng có thể tan, nước có thể sôi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tăng nhiệt độ cái lò vi sóng lên hơn nữa?
Rốt cục hơi nước sẽ bắt đầu phân rã thành khí Oxy và Hiđrô. Nếu bạn tăng nhiệt độ cái lò vi sóng thêm chút nữa, bất thình lình các ion sẽ hình thành; các nguyên tử tự chúng sẽ vỡ vụn. Và sau đó nếu bạn tăng nhiệt độ cái lò vi sóng thậm chí thêm hơn nữa, thì ngay cả các hạt nhân nguyên tử cũng sẽ bắt đầu phân rã thành thể plasma của các hạt proton và neutron. Bạn tăng nhiệt độ lò vi sóng hơn nữa và bạn có một hạt gluon ở thể plasma. Và nếu bạn tiếp tục tăng nhiệt độ lên nữa, bạn sẽ có được năng lượng đáng kinh ngạc này.
Mười đến 19 tỷ electron vôn, chúng tôi không rõ, nhưng có lẽ ngay cả không gian vũ trụ tự nó cũng sẽ bắt đầu sôi sùng sục tại mức năng lượng này. Thậm chí cả không-thời gian cũng sẽ trở nên bất ổn định. Các bong bóng sẽ bắt đầu hình thành tại nguồn Năng lượng Planck này. Và có lẽ những bong bóng này là các cánh cổng. Các cánh cổng dẫn đến một vũ trụ song song.
Tất nhiên, chúng tôi không chắc về điều này. Đây chỉ là phỏng đoán đơn thuần, nhưng có các giả thuyết cho rằng có tồn tại các vũ trụ ở ngay bên cạnh vũ trụ chúng ta. Và trên thực tế, Máy gia tốc hạt lớn sẽ cung cấp cho chúng ta bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về sự tồn tại của các vũ trụ song song.
Vì vậy, hãy tưởng tượng chúng ta như những con kiến đang sinh sống trên một tờ giấy, nhưng có lẽ cũng có các tờ giấy khác, song song với tờ giấy của chúng ta, mà trên đó cũng có các con kiến khác đang sinh sống. Và có lẽ chúng ta rất gần với những vũ trụ khác này, nhưng chúng ta không thể với tới họ. Nguồn năng lượng cần thiết để với tới một vũ trụ song song là Năng lượng Planck, tương đương 10 đến 19 tỷ electron vôn.
Tôi giả định rằng hàng nghìn tỷ năm sau, các sinh vật thông minh, khi đối mặt với kết cục tối hậu của vũ trụ, có thể sẽ quyết định chạy thoát khỏi vũ trụ này. Thoát khỏi vũ trụ chúng ta và tiến vào một vũ trụ song song theo cùng một cách Alice đi vào chiếc gương soi để tiến vào xứ sở thần tiên”.
Xem GS Michio Kaku giải thích tiềm năng chạy trốn đến một vũ trụ song song:
Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: