Người ta đã phát hiện ra hóa thạch của một con khủng long bên bờ sông ở Canada. Nó đã được chôn vùi trong lớp đất đá trong khoảng 68 triệu năm, và là “một trong những loài khủng long có sừng kỳ lạ nhất từng được phát hiện”.
Khủng long có sừng là một nhóm trong những loài khủng long ăn cỏ vào kỷ Creta. Regaliceratops sống vào giai đoạn cuối của kỷ nguyên khủng long. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell)
Các nhà khoa học đã miêu tả nó là một trong những loài khủng long có sừng đặc thù nhất từng được phát hiện. Đây là một quái thú với bộ sừng trên mặt và gai sừng bao xung quanh góc cạnh của lớp diềm phía sau hộp sọ.
Loài khủng long này sở hữu một chiếc sừng hình nón lớn đằng trước mũi, và một cặp sừng nhỏ, cong ra phía trước bên trên hai mắt. Cặp sừng này khá nhỏ nếu so với người họ hàng gần, Triceratop, – hhủng long ba sừng. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell)
“Loài động vật mới được phát hiện này chắc chắn là một trong những loài khủng long có sừng kỳ lạ nhất”, nhà cổ sinh vật học Caleb Brown thuộc Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell ở Alberta, Canada nhận định. Nó đã được đặt danh pháp là Regaliceratops peterhewsi.
Video giới thiệu về phát hiện loài khủng long mới ở Alberta, Canada:
“Chúng ta có thể thấy rõ ràng mức độ kỳ lạ của loài khủng long này khi so sánh với các họ hàng thân cận của nó”.
Loài khủng long này đã đươc đặt nickname theo nhân vật truyện tranh “Hellboy” (Quỷ đỏ) vì độ khó khi thu thập các mẫu vật và vì quá trình chuẩn bị đầy thách thức để lôi nó ra khỏi tàng đá cứng, theo ghi chú của Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell.
Ảnh tái hiện loài khủng long mới được phát hiện Regaliceratops peterhewsi trong bối cảnh giai đoạn hậu kỷ Creta ở Alberta, Canada. (Ảnh: Julius T. Csotonyi/Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell ở thị trấn Drumheller, Alberta, Canada)
“Chúng tôi có một danh pháp khác không chính xác về mặt chính trị cho loài khủng long này lúc ban đầu, nhưng chúng tôi đã cố gắng ngừng sử dụng cái tên này sau vài tháng”, nhà cổ sinh vật học Donald Henderson nói.
Phát hiện này được thực hiện bởi Peter Hews, một nhà địa chất trong ngành dầu mỏ, vào năm 2005. Ông đã phát hiện cái mũi của nó trồi ra khỏi một vách đá dọc theo con sông Oldman ở tỉnh Alberta phía tây nam Canada. Hóa thạch khủng long có sừng chưa được tìm thấy ở khu vực này trước đây.
Bảy gai sừng có hình tam giác và ngũ giác tạo nên một quầng xung quanh rìa cái diềm lớn. Hầu như toàn bộ hộp sọ đã được phát hiện, nhưng không tìm thấy phần còn lại của bộ xương. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell)
Regaliceratops, với kích cỡ tương đương loài tê giác lớn nhất hiện nay, được ước lượng có chiều dài 5 m, chiều cao 1,5 m ở phần hông, và nặng khoảng 1,5 tấn. “Hãy hình dung nó to như một chiếc SUV”, Tiến sĩ Brown nói. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Current Biology.
Bảy gai sừng hình tam giác và ngũ giác tạo nên một vầng xung quanh rìa cái diềm lớn. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell)
Nghiên cứu mẫu vật này được hoàn thiện bởi các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell, bao gồm Tiến sĩ Caleb Brown, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, và Tiến sĩ Donald Henderson, Giám đốc khoa khủng long. Nghiên cứu của họ đã giúp tăng cường vốn hiểu biết về sự tiến hóa của loài khủng long có sừng, Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell nhận định.
Tác giả: Troy Oakes, Vision Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm:
- Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? Sừng khủng long 33.500 năm tuổi
- Video hàng ngàn trứng khủng long hóa thạch được phát hiện ở Trung Quốc
- 3 phát minh ‘hiện đại’ cách đây hàng triệu năm: Lò phản ứng, kính thiên văn, nghệ thuật
- Đạo diễn người Canada đoạt giải thưởng cao nhất của Liên hoan phim trực tuyến
- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada khẳng định: Người ngoài hành tinh là có thật