NASA vừa công bố loạt ảnh chụp cực quang sao Thổ vô cùng mỹ diệu được thực hiện bởi kính thiên văn vũ trụ Hubble.
Trong vòng 7 tháng của năm 2017, Hubble đã được sử dụng để nghiên cứu hiện tượng cực quang tại bán cầu bắc của Sao Thổ, trước và sau Hạ Chí, đây cũng chính là thời gian tốt nhất để quan sát.
Trên Trái Đất, hiện tượng cực quang hình thành khi gió Mặt Trời tương tác với các hạt tích điện, chủ yếu là hạt proton và electron, trong từ quyển của chúng ta.
Các hạt tích điện này sau đó rơi vào tầng điện ly và di chuyển dọc theo từ trường Trái Đất tới các cực, nơi cúng tương tác với các hạt khác như oxi, nitơ, và hình thành nên hiện tượng cực quang – giống như ánh sáng nhảy múa trên bầu trời.
Hiện tượng cực quang không phải chỉ tồn tại duy nhất trên Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh khác cũng có hiện tượng cực quang: Sao Mộc, Sao Thổ, Diêm Vương, và Hải Vương, một số hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời cũng có các bằng chứng về hiện tượng cực quang.
Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống với hiện tượng cực quang trên Trái Đất chúng ta. Ví dụ: hiện tượng cực quang của Sao Mộc, nó không phải gây ra bởi gió Mặt Trời, mà bởi một vài cơ chế bí ẩn vẫn chưa khám phá ra.
Trong khi vòng cực quang chính của Sao Thổ dường như là do gió Mặt Trời sinh ra, có một số phần lại không phải, và điều đó, cho đến nay, vẫn là một bí ẩn.
Không giống như cực quang của Trái Đất, hiện tượng cực quang của Sao Thổ, Sao Mộc, Diêm Vương, và Hải Vương không thể quan sát thấy tại vùng ánh sáng nhìn thấy, bởi các tương tác hình thành nên cực quang trên các hành tinh này có một phần rất lớn là khí hydro.
Nhưng kính thiên văn vũ trụ thì có thể nhìn thấy những cực quang này trong vùng ánh sáng cực tím, tại vùng ánh sáng đó chúng mới hiển thị.
Để tạo ra được hình ảnh bên trên, dữ liệu ánh sáng vùng cực tím của cực quang đã được pha trộn với dữ liệu quang học của Sao Thổ để tạo ra sự kết hợp tuyệt vời đó.
Những lần quan sát cực quang cũng được tính toán thời gian để có thể đồng bộ với với nhiệm vụ cuối cùng của tàu vũ trụ Cassini (đó là nhiệm vụ hy sinh của tàu vũ trụ Cassini, nó đã lao vào Sao Thổ), để có được những quan sát gần hơn tới khu vực cực quang trên Sao Thổ. Đây cũng là lần quan sát gần nhất từ trước tới nay.
Đội quan sát kính thiên văn vũ trụ Hubble cho biết, dữ liệu kết hợp cho thấy cực quang hoạt động rất mạnh và phong phú.
Sau khi hình ảnh được công bố, nhóm quan sát cho biết:
“Sự phong phú của cực quang là do hai yếu tố, gió Mặt Trời và việc Sao Thổ quay nhanh, mà việc này chỉ diễn ra trong vòng 11 giờ. Ở trên cùng, tại phía bắc của cực quang hiển thị hai điểm sáng rõ nhất – đó là vào lúc bình minh, và ngay trước nửa đêm.”
Đường Chính