Trong tuần này, bức vẽ về Chúa Giê-su dựa trên nghiên cứu pháp y đã nhanh chóng lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt.

Bức vẽ dựa trên những phát hiện của các nhà khoa học Anh và các nhà khảo cổ học Israel khi sử dụng “nhân chủng học pháp y”. Đây là phương pháp tương tự với phương pháp mà cảnh sát dùng trong quá trình tìm kiếm một cá nhân cụ thể nào đó.

Nhân chủng học pháp y được biết đến với những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như di truyền, tiến hóa và dinh dưỡng ở người.

Phương pháp này thường được dùng trong phá án, nhưng nghệ sĩ tạo hình y khoa đã nghỉ hưu của trường Đại học Manchester ở Anh, Richard Neave, nhận ra rằng nó có thể giúp tìm ra khuôn mặt thật của Chúa Giê-su. Ông cũng là người đã phục dựng lại rất nhiều các khuôn mặt nổi tiếng.

Xây dựng khuôn mặt Chúa Giê-su bằng phương pháp nhân chủng học pháp y

Theo trang Popular Mechanics, dựa trên các mô tả của Matthew về Chúa Giê-su, Neave thấy rằng Chúa Giê-su sẽ có đặc điểm điển hình của người Galilean Semites thời đó và vì vậy ông cùng các đồng nghiệp đã thu thập một vài hộp sọ từ Jerusalem.

Tờ báo đưa tin, dựa trên 3 mẫu vật được bảo quản khá tốt từ thời Chúa Giê-su còn sống, Neave sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để tạo ra tia X “cắt lớp” các hộp sọ, nhờ đó phát hiện ra những cấu trúc chi tiết của chúng.

Các chương trình máy tính đặc biệt sẽ đánh giá thông tin về độ dày của các mô mềm ở các vùng chính trên khuôn mặt. Điều này giúp họ có thể tái tạo các bó cơ và lớp da bao phủ trên hộp sọ đại diện của người Semite“.

Từ dữ liệu này, họ đã xây dựng cấu trúc 3D của khuôn mặt rồi tạo hình mô phỏng phần hộp sọ. Họ sử dụng các lớp đất sét phù hợp với dữ liệu từ chương trình vi tính, cùng với lớp da mô phỏng. Nhóm thiết kế đã tạo ra mô hình mũi, miệng và mí mắt dựa trên hình dáng của nhóm cơ bên dưới da.

Jesus-1

Vì tóc và màu sắc không thể được xác định từ phần xương sọ, nhóm của Neave đã xem xét các bức họa về những người đàn ông được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ khác nhau từ trước khi Kinh Thánh ra đời. Bằng chứng từ các bức vẽ cho thấy Chúa Giê-su có râu và mắt màu đen. Họ cũng đi đến kết luận rằng Chúa có tóc ngắn.

Trong khi các miêu tả pháp y không đảm bảo chính xác tuyệt đối, bức phác họa này là khá giống với thực tế theo nhận định của giáo sư nhân chủng học Alison Galloway của trường Đại học California thuộc thành phố Santa Cruz, bang California.

Giáo sư Alison nói: “Trong một vài trường hợp, sự giống nhau giữa mô hình tái tạo và con người thực khó có thể kiểm chứng. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, có thể có sự tương đồng lớn hơn với tác phẩm khác của cùng một nghệ sĩ. Đây có lẽ là tác phẩm gần với thực tế hơn cả so với những tác phẩm của nhiều danh họa trước đó.

Trang Popular Mechanics đưa tin vào tháng 1/2015, nhưng được đăng lại sau khi trang Esquire tái bản ngày 11/12/2015. 

Dù sao thì cũng có khá nhiều giả định được sử dụng trong phương pháp nhân chủng học pháp y này. Bức vẽ trên mà các nhà khoa học đưa ra chỉ nên xem là một kết quả tham khảo theo phương pháp khoa học hiện tại. Bạn nghĩ sao về bức chân dung trên? Hãy chia sẻ qua phần bình luận!

Theo Zachary Stieber, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hồng Dương biên dịch

Xem thêm: