Hội thảo “Tác động của Định lý bất toàn đối với sự nhận thức của con người” sẽ được tổ chức vào ngày 18/10 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Máy tính sẽ không bao giờ thông minh như con người, và bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu đầy đủ về chính bạn. Bộ não là một chiếc máy tính được kết nối với một linh hồn. Thế giới chân lý rộng hơn nhận thức của con người. Nhận thức của con người rộng hơn tư duy lý lẽ. Tư duy lý lẽ rộng hơn tư duy duy vật… Muốn đến gần chân lý hơn, con người phải tự giải thoát khỏi cái khung chật hẹp của chủ nghĩa duy vật, của tư duy lý lẽ, bay lên những tầng cao hơn của thế giới bằng đôi cánh của trực giác và cảm xúc…
Mọi nhận định ở trên đều là hệ quả triết học trực tiếp hoặc gián tiếp của Định lý Bất toàn của Gödel – một định lý đóng vai trò nền tảng trong khoa học nhận thức hiện đại. Không thể có một cái nhìn đúng đắn về thế giới nếu không hiểu Định lý Gödel.
Vào lúc 14 giờ ngày Thứ Tư 18/10/2017, tại Phòng 304, Nhà E, Khoa Triết, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội ─ địa chỉ 336 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội (đối diện với công ty thuốc lá Thăng Long), sẽ tổ chức hội thảo “Tác động của Định lý Gödel đối với khoa học và sự nhận thức của con người” do GS Phạm Việt Hưng chủ trì. Quý độc giả quan tâm đến sự kiện này có thể đến tham dự.
Toàn văn thư mời:
Diễn giả Phạm Việt Hưng, (viethungpham.com) từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở Việt Nam.
Quý Khải