Một câu hỏi đang làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng: Nền của bức ảnh động này có màu trắng hay màu đen?
Video:
Ảo giác lưỡng hình hay ảo giác hình nền
Một ảo ảnh thị giác xuất hiện gần đây cho thấy một tổ hợp nhiều chữ thập liên tục xoay tròn, khiến rất nhiều người đặt câu hỏi không biết các chữ thập này có màu đen và khung nền đằng sau có màu trắng, hay ngược lại.
Dù có thể sẽ chẳng có câu trả lời chính xác cho câu đố hóc búa này, nhưng người ta tin rằng bức ảnh này là một minh chứng rõ nét nhất cho cái gọi là bố cục hình nền.
Phụ thuộc vào hướng quan sát, các chữ thập sẽ có màu trắng hoặc đen, nhưng không có câu trả lời đúng hoặc sai tuyệt đối.
Ảo giác này được gọi là ảo giác hình nền (hay ảo giác lưỡng hình), một khái niệm được nhà tâm lý học Edgar Rubin khám phá ra vào năm 1915.
Nhắc đến Rubin, phải kể đến bức tranh “lọ hoa Rubin” nổi tiếng, trong đó phụ thuộc vào cách quan sát bạn sẽ nhìn thấy một lọ hoa trắng ở giữa hay hai gương mặt đen đối diện nhau ở hai bên.
Lọ hoa Rubin. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh Internet)
Bố cục hình nền
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý đằng sau ảo ảnh thị giác này, hãy cùng khám phá quy luật hình nền của nhà tâm lý học Rubin. Nội dung của nó như sau:
“Khi hai trường tri giác có chung đường biên, hay tiếp giáp nhau, một trường sẽ được bộ não nhìn nhận là vật thể còn trường kia là nền. Một trường sẽ trở nên nổi bật, đậm nét, rõ ràng và có ý nghĩa (hình), còn trường kia sẽ mờ nhạt, và không có ý nghĩa (nền)”.
Các nhà tâm lý cho biết não người có khả năng nhìn thấy hai hình ảnh đồng thời, nhưng một hình sẽ trở nên nổi bật hơn phụ thuộc vào trải nghiệm và quan niệm của người quan sát. Đó chính là lý do tại sao đối với các bức ảnh loại này, chúng ta nhìn thấy gì trước tiên phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân.
Thông thường người quan sát sẽ chọn hình là một điều gì đó có ý nghĩa đối với họ, dựa vào vốn kinh nghiệm nhận thức để chọn ra hình ảnh có ý nghĩa đối với nhận thức.
Thông thường người quan sát sẽ nhìn thấy một bố cục hình- nền trước (trong hai bố cục) rồi sau đó nhận ra bố cục thứ hai sau khi được chỉ ra bởi một người khác.
Dựa trên nguyên lý này, các nghệ sĩ đã cho ra đời rất nhiều bức tranh đánh lừa thị giác người xem:
Bạn thấy một chú chim cánh cụt hay khuôn mặt người đàn ông?. (Ảnh: Internet)
Khuôn mặt người đàn ông hay một người đang vẽ tranh phong cảnh?. (Ảnh: Internet)
Một cái cây hay hình ảnh sư tử đối đầu tinh tinh?. (Ảnh: Internet)
Hai cụ già hay hai người đang đánh đàn?. (Ảnh: Internet)
Một bức tranh phong cảnh hay chân dung cô gái đang nhìn xuống?. (Ảnh: Internet)
Chân dung ông lão hay người đàn ông cưỡi ngựa và cô gái?. (Ảnh: Internet)
Những người đàn ông đang nói chuyện hay là các cây cột?. (Ảnh: Internet)
Quý Khải
Xem thêm: