Nếu như không có lửa, loài người sẽ gặp phải những trở ngại nào trong cuộc sống? Đơn giản nhất chính là không thể nướng chín thịt, quan trọng hơn nữa thì chính là không thể tinh luyện kim loại, chế tạo sản xuất ra vũ khí. Nếu không còn lửa nữa, rất nhiều ngành công nghiệp sẽ bị lâm vào cảnh đình trệ. Mà nguồn gốc và phương pháp sử dụng lửa, trong lịch sử quá khứ đã có một giai thoại vô cùng đặc sắc!

Khám phá dụng cụ lấy lửa thời cổ đại - Dương Toại
Dụng cụ đánh lửa thời xưa bằng đồng mang hoa văn da ếch, khí cụ thời đầu Xuân Thu. (Ảnh: Epoch Times)

Lạc vào cõi thần tiên rồi phát minh ra cách đánh lửa 

Trong các truyền thuyết cổ xưa, có một thiên quốc nọ mang tên Toại Minh Quốc, thiên quốc này không có bốn mùa xuân hạ thu đông, không có mặt trăng, mặt trời cũng như không phân rõ đêm ngày, thế nhưng, thiên quốc này vẫn luôn tràn ngập ánh sáng.

Cư dân của Toại Minh Quốc ai ai cũng thông thạo trường sinh thuật, họ đều bất tử. Có người do đã sống qua năm tháng dài đằng đẵng, họ trở nên mất hứng thú với cuộc sống, lúc này họ sẽ muốn thăng thiên.

Khám phá dụng cụ lấy lửa thời cổ đại - Dương Toại
Thánh nhân nhận được điểm hóa, ngài trên xem thiên tượng, dưới xét ngũ hành – đã minh bạch được cách đánh lửa, ông chính là người đã phát minh ra cách đánh lửa. (Ảnh: epochtimes.com)

Sau này, có một vị Thánh nhân chu du tới cõi thần tiên của Thiên Quốc, ngẫu nhiên tiến nhập vào Toại Minh Quốc, thấy được cây đánh lửa, nhìn trên cây thấy được một con hào điểu đang mổ vào cây, từ thân cây tóe ra các tia lửa sáng. Thánh nhân nhận được điểm hóa, trên xem thiên tượng, dưới xét ngũ hành, phát minh ra cách đánh lửa, đem phương pháp này truyền rộng rãi cho nhân loại.

Ba ngàn năm trước họ đã biết sử dụng nguyên lý quang tụ

Hơn ba ngàn năm trước vào thời nhà Chu, đã xuất hiện câu nói “Tả bội kim toại, hữu bội mộc toại”, có nghĩa là khi trời nắng thì sử dụng nguyên lý hội tụ ánh sáng để tạo lửa, khi trời nhiều mây thì sử dụng cách ma sát thân cây để tạo lửa. Phương pháp sử dụng ánh sáng hội tụ để lấy lửa còn được gọi là Kim Toại hoặc Dương Toại, họ sử dụng một miếng đồng để lấy lửa, còn biện pháp ma sát thân cây để tạo lửa, có tên là Mộc Toại.

Dương Toại được phân ra làm hai loại. Một loại là dùng kim loại chế tạo thành một vật như cái chén có đầu nhọn bên trên, sau đó đặt dưới ánh mặt trời để ánh sáng tụ lại ở đầu nhọn và đốt cháy vật dẫn là sợi ngải cứu nằm ở lòng chén phía dưới. Một loại khác là dùng đồng chế thành mặt gương lõm, hướng tấm gương đồng này về phía mặt trời mà thu lấy lửa. Ánh mặt trời tụ lại tại mặt lõm của tấm gương, tập trung lại trên tiêu điểm và sinh nhiệt, sau đó cũng có thể dùng sợi ngải cứu hoặc bông để bắt lửa. 

Khám phá dụng cụ lấy lửa thời cổ đại - Dương Toại
Dương Toại thời Tây Hán, tỉnh Hàn Giang, Dương Châu, khai quật tại con suối ở thôn Diêu Trang. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ba ngàn năm trước, người thời Chu đã minh bạch được nguyên lý dùng quang tụ để tạo ra lửa. Cho dù ở thời cận đại, nguyên lý quang tụ này vẫn được các ngành nghiên cứu khoa học vận dụng một cách rộng rãi. Trong ngành kỹ thuật hàng không, họ sử dụng chính năng lượng mặt trời với nguyên lý quang tụ trong các ứng dụng của ngành. Bởi vậy có người cho rằng, ngoài Tứ đại phát minh của người Trung Quốc, thì cách đánh lửa chính là phát minh lớn thứ năm của người Trung Hoa cổ!

Chế tạo ra diêm quẹt 

Vào thời xưa, sau khi đã chế tạo ra Dương toại, họ thường sử dụng nó vào Chính Ngọ, khoảng 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, là lúc nhiệt độ cao nhất. Dùng kim loại tốt được tinh luyện kèm theo đá ngũ sắc để chế tạo ra Dương Toại, mặt sau của Dương Toại có hình dạng giống một cái gương tròn, nhưng ở giữa lại lõm xuống. Quay tấm gương hướng về phía ánh sáng mặt trời, để nhiệt độ tụ lại dưới đáy để có thể dễ dàng tạo ra lửa.

Ngoài phương pháp dùng Dương Toại lấy lửa, còn có những cách thức khác. Thời kỳ Ngụy Tấn họ sử dụng đá lửa, dùng miếng sắt đập vào tảng đá, sản sinh ra các tia lửa nhỏ, để chất dẫn ở dưới để bắt lửa. Các chất dẫn phần nhiều là các loại sợi ngải cứu hoặc giấy đã ngâm qua nước chứa diêm tiêu để tăng khả năng bắt lửa.

Khám phá dụng cụ lấy lửa thời cổ đại - Dương Toại
Diêm que được ra đời như thế nào? (Ảnh: Fotolia)

Về sau họ còn chế tạo ra diêm que, bằng cách dùng gỗ cây sam chẻ thành các lát mỏng, đầu trên quét lưu huỳnh, gặp lửa lập tức cháy ngay, rất giống với diêm que của thời nay, đều là dùng gỗ để đốt duy trì lửa. 

Lam Lam (theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung)

Video: Là tự thiêu hay vở kịch của ĐCSTQ?

videoinfo__video3.dkn.tv||7a211e74b__