Đại Kỷ Nguyên

Khám phá kiến thức vật lý thú vị đằng sau cú ‘đá xoáy’ mở lối Việt Nam vào chung kết U23

Khám phá kiến thức vật lý thú vị đằng sau cú “đá xoáy” mở lối Việt Nam vào vòng chung kết U23 (+Video)

Quang Hải đã ghi bàn gỡ hòa cho Việt Nam tại vòng bán kết gặp Qatar với cú sút phạt hình vòng cung đẹp mắt, dựa trên một kiến thức vật lý độc đáo.

Tại trận bán kết U23 Châu Á giữa Việt Nam và Qatar, vào những phút cuối hiệp 2 khi chúng ta bị dẫn trước 0-1, khi tưởng chừng như hy vọng vào vòng chung kết đã kết thúc, Quang Hải đã có một cú sút phút phạt đẹp mắt bằng một đường bóng hình cầu vồng, gỡ hòa ngoạn mục cho đội tuyển chúng ta vào phút 88, nhen nhóm hy vọng bước tiếp vòng sau. Với kết quả thắng chung cuộc trên chấm penalty, bàn thắng này của Quang Hải trở thành nhân tố quyết định giúp đảo ngược ván cờ.

Đường bóng đi vòng “mỹ miều” – đây là cách bình luận viên Tạ Biên Cương đã miêu tả về cú sút phạt phá nguy này của Quang Hải. Quang Hải có lẽ không chỉ là một tiền đạo giỏi, mà còn có sự am tường về khí động học, bởi lẽ đường bóng của anh vừa hay đã áp dụng rất tài tình một kiến thức vật lý thú vị. Video dưới đây giải thích cơ chế vật lý đằng sau đường bóng đó:

Hình trên minh họa rõ hơn về “quả bóng xoáy” của Quang Hải. Khi quả bóng tiến về hướng cầu môn, sẽ đối mặt với một luồng gió thổi ngược trực diện. Quang Hải đá vào mép trái bên dưới quả bóng, khiến quả bóng xoay sang bên phải. Khi đó, khi quả bóng di chuyển trong không trung, thì ở mép phải quả bóng, lực xoay trùng khớp với hướng gió thổi trực diện. Còn ở mép trái quả bóng, luồng gió thổi ngược xung kích với hướng xoay, tạo nên một lực đẩy F vuông góc đẩy quả bóng về phía bên phải. Đó là lý do tại sao lúc đầu quả bóng dường như sẽ bay thẳng ra ngoài khung thành, lại đột nhiên đổi hướng rẽ ngoặt hướng sang phải, để từ đó lượn một đường cong “mỹ miều” vào trong cầu môn.

Không chỉ trong thể thao, hiệu ứng Magnus còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, ví như trong hàng hải. Thay vì gắn cột buổm, một số tàu được gắn những “ống khói” hình tròn to bự để điều hướng cho tàu dựa trên hiệu ứng Magnus. Nó được gọi là tàu buồm trục xoay Rotor (Flettner ship hay Rotor ship). tàu buồm trục xoay Rotor (Flettner ship hay Rotor ship). Đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, tàu Rotor đã không còn có thể so bì với động cơ dầu diesel, nhưng hiện nay người ta đang tái cân nhắc loại tàu này, do những mối quan ngại về tác hại của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường xung quanh.

Đây là kiểu tàu Rotor buồm xoay, những ống khói lớn trong hình thực ra là buồm tàu. Chúng đón hướng gió chạy ngang qua hai cột xoay để đẩy tàu tiến lên phía trước. Ảnh: ĐKN

Tại những nước có gió bão quanh năm suốt tháng như Nhật Bản, người ta còn khéo léo tạo ra các tuabin điện ứng dụng hiệu ứng Magnus, khai thác một nguồn điện năng khổng lồ. Các tuabin dạng này có hình thù đặc biệt khác nhiều so với các tuabin cánh quạt. Với hình thù đặc trưng, các tuabin này có thể hoạt động bình thường trong gió bão mà không hề hấn gì, thậm chí còn đem lại năng lượng lớn hơn. Hệ thống này được người Nhật kỳ vọng có thể đem lại nguồn năng lượng đủ dùng hàng chục năm sau mỗi trận bão lớn.

Tuabin điện khai thác năng lượng gió ứng dụng hiệu ứng Magnus tại Nhật. Ảnh: ĐKN

Với nhiều người, khoa học và những con số là một cái gì đó phức tạp. Nhưng cơ bản nó rất gần gũi và thân thuộc trong đời sống chúng ta hàng ngày. Chỉ cần có một vài kiến thức cơ bản và sự chú tâm, bạn sẽ có thể giúp cuộc sống của mình thuận tiện và dễ dàng gặt hái thành công hơn rất nhiều như cách Quang Hải đã cho chúng ta thấy.

Quý Khải

Exit mobile version