Liệu có khả năng cây cối có thể giao tiếp với nhau? Thực ra, tiềm năng này rất lớn. Các nhà khoa học gọi chức năng liên lạc bí ẩn giữa cây cối là Wood Wide Web, vì họ nhận thấy một cơ chế trao đổi thông tin rất giống mạng lưới Internet toàn cầu (world wide web – www).
Tác giả Peter Wohlleben đề cập đến lý thuyết thú vị này trong cuốn sách bán chạy của ông với tiêu đề “Cuộc sống bí ẩn của giới thực vật (The Hidden Life of Trees: What They Feel, How They Communicate—Discoveries from a Secret World)”.
Ông Peter Wohlleben đã làm việc hơn 20 năm cho cục lâm nghiệp Đức trước khi rời đi để biến các ý tưởng sinh thái học của ông thàn hiện thực. Hiện ông đang vận hành một khu rừng ở Đức, hướng tới mục tiêu dựng lập các khu rừng nguyên sinh, nguyên thủy. Ông là tác giả của vô số cuốn sách về thực vật.
Bìa cuốn sách Cuộc sống bí ẩn của giới thực vật của tác giả Peter Wohlleben. (Ảnh: Internet)
Theo Wohlleben, cây cối hỗ trợ lẫn nhau nhờ các mạng xã hội (social network). Rễ cây chịu trách nhiệm giao tiếp. Chúng có cấu trúc và chức năng tương tự não bộ. Tương tự như bên trong các dây thần kinh, mạng lưới rễ cây được ghi nhận xuất hiện các tín hiệu điện hóa, nhờ đó chúng có thể truyền tải thông tin về các con côn trùng xung quanh, hay bất cứ thứ gì khác.
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)
Vì bộ rễ của cây có kích thước giới hạn, nên chúng không thể vươn ra quá xa. Chính vì vậy, để truyền thông tin đến các cây ở khoảng cách xa, chúng còn viện đến một mạng lưới nấm cộng sinh gắn vào rễ. Như vậy, mạng lưới truyền dẫn thông tin này sẽ trở nên rất dài và rộng, bao phủ một phạm vi lớn, trong đó gắn kết rất nhiều cây với nhau. Không chỉ truyền dẫn thông tin đơn thuần, chúng còn có thể trao đổi khí cacbon, nước và chất dinh dưỡng, tùy nhu cầu, theo GS Suzanne Simard, một nhà sinh thái học về rừng từ Đại học British Columbia (Canada).
Trong mạng lưới rễ cây này có một Cây Mẹ. Đây là cây to, lớn tuổi, mọc trội hẳn lên trên, một khái niệm được minh họa trong bộ phim Avatar nổi tiếng. Vai trò của Cây Mẹ rất quan trọng. Cái Cây Mẹ này sẽ kết nối với tất cả các cây khác trong rừng thông qua mạng lưới rễ cây “trang bị” nấm cộng sinh, từ đó điều tiết nguồn tài nguyên của toàn thể hệ thực vật. Thông quá mạng lưới nấm cộng sinh, các Cây Mẹ sẽ kiểm tra tình trạng và chăm sóc cho các cây non trẻ hơn.
Nghiên cứu mới nhất của GS Simard tiết lộ khi một Cây Mẹ bị đốn hạ, tỷ lệ sống sót của các cây con trong mạng lưới sẽ giảm đi đáng kể.
“Mạng lưới này tương đồng mạng Internet, do đó được các nhà khoa học ví von là Wood Wide Web.
“Cây cối quan tâm chăm sóc lẫn nhau, bởi vì một cái cây không tạo nên một khu rừng”
Tác giả Peter Wohlleben
Sự tồn tại của mạng lưới Wood Wide Web này có ý nghĩa quan trọng trong hai ngành lâm, nông nghiệp. Trong lâm nghiệp, phát hiện này sẽ thay đổi cách chúng ta khai thác rừng. Cụ thể, khi khai thác rừng, thay vì khai thác triệt để như trước đây, người ta sẽ xác định và để nguyên vẹn Cây Mẹ nhằm thúc đẩy quá trình tái khôi phục rừng cây. Trong nông nghiệp, mạng lưới rễ cây gắn nấm cộng sinh sẽ tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật, hấp thụ nước và dưỡng chất từ đất, từ đó chất vấn các hoạt động can thiệp, phá hủy mạng lưới ngầm này, ví như hoạt động cày bừa.
Trong bài viết 10 bí ẩn kinh ngạc về thực vật chứng tỏ chúng có ý thức như động vật đăng trên Đại Kỷ Nguyên trước đây, chúng ta đã biết giới thực vật ấn tượng và bí ẩn đầy rẫy các khám phá khiến chúng ta phải thốt lên kinh ngạc. Giới thực vật phức tạp và thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng không chỉ có thể ca hát, nhảy múa, trốn chạy kẻ săn mồi, v.v… mà còn ẩn chứa các tấm bản đồ bí mật và nhiều điều thú vị cho thấy chúng chia sẻ nhiều điểm tương đồng với con người chúng ta.
Vậy nên ý tưởng thực vật có thể giao tiếp với nhau không phải điều quá xa vời, mà nó chỉ cho thấy có rất nhiều thứ chúng ta vẫn chưa biết về tạo tác của giới tự nhiên.
Xem video bài thuyết trình TED rất bổ ích (phụ đề tiếng Việt) của GS Simard:
Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: