Rất nhiều nền văn hóa truyền thống có tồn tại nhận thức phổ biến về khí và năng lượng – hay còn gọi là hơi thở của sự sống – ngày nay được nền y học của phương Tây tái phát hiện và thừa nhận. Ngày càng có nhiều nhà khoa học quan tâm tới đề tài này, cũng như đang nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm hiểu và nắm bắt được cơ chế phức tạp của dòng năng lượng tinh tế và huyền ảo này.
Trong rất nhiều tín ngưỡng cổ đại, người ta tin rằng năng lượng vận hành trong cơ thể nhờ một hệ thống kinh lạc.
Nguồn năng lượng này có ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như có thể khai phát năng lượng, đặc biệt khi người ta thực hành thiền hoặc các hoạt động tương tự. Năng lượng này còn có thể dùng cho đánh nhau trong võ thuật.
Tùy từng khu vực, có nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để mô tả loại năng lượng này. Ví dụ ở Polynesia, nó được gọi là mana, Ai Cập được gọi là Ka, Nhật Bản gọi là Ki, những người theo Do Thái giáo gọi nó là ruach, Ấn Độ gọi là prana, còn ở Trung Quốc người ta gọi nó là Qi (Khí). Phương Tây thường gọi nó là năng lượng thần bí hay lực đẩy của sự sống.
Có rất nhiều tên gọi dành cho loại năng lượng thần bí mạnh mẽ vận hành trong khắp cơ thể này như prana hay qi (khí). Thuật ngữ khoa học hiện đại đưa ra một cái tên chắc chắn hơn gọi là điện từ sinh học.
Ngày nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu về điện từ sinh học, cho thấy tính chính thống trong niềm tin của tổ tiên về hình thức năng lượng này.
Cơ thể con người liên tục dùng điện. Và quả thật, thông qua việc sử dụng các tín hiệu điện, các giác quan của chúng ta sẽ gửi thông tin chúng nhận được lên bộ não.
Eric Leskowitz- bác sỹ y khoa- đã xuất bản một bài báo có tiêu đề: Năng lượng huyền bí và chữa bệnh bằng khí công cho rằng có thể lập bản đồ các huyệt châm cứu chỉ bằng một điện kế đơn giản, đặt trên da. Ở nơi nào điện trở thấp thì tương ứng với các huyệt châm cứu quan trọng.
Việc châm cứu dựa trên nguyên tắc năng lượng vận hành khắp cơ thể đôi lúc bị tắc nghẽn ở một số kinh mạch hoặc các kinh mạch này chứa quá nhiều năng lượng. Kim được sử dụng trong châm cứu có tác dụng định hướng lại dòng năng lượng sao cho nó lưu thông một cách chính xác.
Christopher Down, một chuyên gia về khí người Mỹ, tác giả cuốn sách Suối nguồn: Câu hỏi về bản chất của Khí, đặt giả định rằng trường điện từ sinh học chạy xuyên qua toàn bộ hệ thống thần kinh, tương ứng với khí.
Bản thân khí không chạy quanh hệ thần kinh, mà chạy quanh các mạch điện ở dạng một trường năng lượng vô hình, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát.
Dow đã tìm hiểu rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về làm thế nào năng lượng điện từ có thể chạy khắp cơ thể con người. Ông phát hiện ra nhiều điểm trùng hợp đáng ngạc nhiên về chức năng của hệ thần kinh và những kiến thức truyền thống về các bộ phận của cơ thể liên quan đến khí. Ví dụ, đan điền ở phần vị trí bụng dưới, là nơi hội tụ khí chính trong cơ thể. Nó tương ứng với hệ thần kinh của ruột, ở bên trong thành ruột.
Cùng nghiên cứu để tìm ra sự thật, nhưng khoa học hiện đại và các phương pháp truyền thống có cách tiếp cận và phương pháp khác nhau.
Theo Dow thì khoa học và các phương pháp mật truyền đều mong tìm kiếm sự thật…họ chỉ đơn giản là sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để tìm ra nó. Ngoài ra cần nhấn mạnh là các phương pháp mật truyền không hề phi logic hay hỗn độn. Giống như khoa học hiện đại, họ sử dụng các kỹ thuật chính xác được thầy trao truyền lại cho đệ tử.
Dow mô tả một trong những khác biệt chủ yếu đó là khoa học hiện đại có thể nêu rõ lý thuyết một cách gãy gọn, sao cho người ta có thể nhận ra và chấp nhận. Ngược lại, phương pháp trao truyền bí mật có xu hướng ủng hộ một phương pháp tiếp cận tập trung mang tính kinh nghiệm cá nhân.
Bạn có thể tự thuyết phục mình và một nhóm nhỏ xung quanh hiểu như bạn, nhưng bạn không thể xuất bản một bài báo khiến mọi người sẽ hiểu về nó tương tự như bạn. Các phương pháp mật truyền dựa trên việc nội tâm hóa những hiểu biết, và đặc điểm riêng biệt của từng cá nhân.
Là một người luyện khí công, bản thân Dow đã trải nghiệm nguồn năng lượng mạnh mẽ chảy bên trong cơ thể mình, đó là lý do tại sao anh chắc chắn là khí có tồn tại.
Điều đó cũng khích lệ anh nghiên cứu về những tiến bộ của khoa học hiện đại trong lĩnh vực này. Anh không mấy tin rằng khoa học Phương tây cuối cùng sẽ chứng minh được sự tồn tại của Khí một cách chắc chắn. Cơ thể người có thể là công cụ duy nhất có khả năng đo lường loại năng lượng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phá vỡ được một số rào cản.
Xung quanh người có một trường lực sinh điện từ, có khả năng tạo nên dao động kiểu con lắc.
Tiến sỹ John Norman Hanse, một nhà hóa sinh tại trường đại học Maryland phát hiện con người có một trường sinh điện từ bao quanh cơ thể, có khả năng chuyển động trong một dụng cụ vật lý nhạy cảm gọi là “con lắc xoắn”.
Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2013 có tiêu đề Sử dụng con lắc xoắn cân bằng phát hiện và đặc điểm hóa trường nhân sinh điện, ông viết : sau khi tiến hành một số thí nghiệm nhằm loại bỏ các chênh lệch gây ra do dòng không lưu và các yếu tố khác, thì kết quả quan sát các tác động cho thấy có một trường lực gây ra bởi vật thể ngồi dưới con lắc.
Ông lưu ý không có lý thuyết cổ điển nào trong khoa học từ xưa đến nay có thể giải thích được về chuyển động của con lắc. Những hiểu biết truyền thống về khí dựa trên thực tế là dòng năng lượng không chỉ chạy dọc theo kinh mạch bên trong cơ thể mà còn hình thành một trường bao xung quanh nó.
Diễn giải về điện tim đồ cho thấy trái tim tỏa ra năng lượng ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Một đội các nhà nghiên cứu- bao gồm Tiến sỹ William Tiller, Giáo sư Emeritus trường đại học Stanford, và tiến sỹ McCraty Viện Toán tim đã cho biết trường điện từ của tim có xu hướng trở nên bền vững hơn khi cá nhân được định hướng “hướng tới một trạng thái từ bi và vị tha chân thành”. Để khẳng định nhận định này, các nhà nghiên cứu đã đo trường năng lượng sử điện tim đồ, một công cụ để đo điện hoạt của tim người.
Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh thực tế là trường điện từ tỏa ra từ tim một người có ảnh hưởng tới năng lượng vận hành trong cơ thể những người xung quanh có mối liên hệ với họ, trong một chu vi nhỏ hẹp.
Một lần nữa, kinh nghiệm này hoàn toàn đồng nhất với những hiểu biết truyền thống về khí, cho rằng trạng thái tư tưởng của một con người có ảnh hưởng tới khí của người ấy, đồng thời khí của một người có thể ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Nghi vấn về hiện tượng đau chi ảo: liệu có phải mỗi người đều sở hữu một hình thái năng lượng vô hình, tồn tại độc lập bên ngoài cơ thể vật chất?
Rất nhiều người bị mất tay hoặc chân nhưng vẫn cảm nhận được sự tồn tại của những bộ phận này. Họ thậm chí còn có cảm giác đau ở những nơi mà bộ phận đó đã bị cắt cụt.
Tiến sỹ Eric Leskowitz, một nhà tư vấn tâm lý thuộc chương trình kiểm soát các cơn đau tại Bệnh viên phục hồi chức năng Spaulding ở Boston và là một chuyên gia về năng lượng huyền ảo đã phát triển một lý thuyết định đề cho hiện tượng đau chi ảo là cơ thể phản ứng với một hình thái năng lượng cụ thể vẫn còn tiếp tục tồn tại ngay cả khi bộ phận chi đó đã bị cắt mất.
Trong bài báo của mình có nhan đề Cơn đau chi ảo: Quan điểm về năng lượng huyền bí, đã đề cập tới nhiều kết quả thực nghiệm cụ thể thu được nhờ hiệu ứng Kirlian. Quá trình chụp ảnh cho thấy một quầng sáng màu bao quanh vật thể được chụp.
Mặc dù còn một số ngờ vực đối với những giải thích đưa ra về hiện tượng chớp nhoáng này – cho rằng hiệu ứng ánh sáng có thể là nguyên nhân gây ra quầng sáng màu, do quá nóng, hoặc do độ ẩm- thì Leskowitz vẫn khẳng định rằng ít nhất trong một nghiên cứu rất tỉ mỉ nghiêm ngặt gần đây cho thấy có các liệu pháp trị bệnh bằng cách sử dụng năng lượng, mà không cần phải có bất kỳ động chạm cơ thể nào, miễn là trong trạng thái điều kiện cách ly, thì chúng có thể phóng đại luồng ánh sáng, theo ghi nhận trong quá trình sử dụng hiệu ứng Kirlian.
Như vậy, ngay cả khi luồng ánh sáng phát ra do một hiệu ứng ăn bám (liên quan đến nhiệt hoặc độ ẩm) chứ không phải là biểu hiện của một trường năng lượng, thì nó sẽ không thể tái phát ra ở một khoảng cách xa. Để giải thích cho các kết quả thu được từ những thí nghiệm này, nên chăng phải có một đề tài nghiên cứu về trường năng lượng, hoặc hiện tượng có thể dùng năng lượng để thực hiện một việc nào đó từ một khoảng cách xa.
Ông còn nhấn mạnh về hiện tượng gây tranh cãi “tờ giấy ma”, có thể giải thích phần nào cho hội chứng đau chi ảo. Thực tế khi sử dụng phương pháp Kirlian để chụp ảnh một tờ giấy rách, đôi lúc ảnh chụp tờ giấy hiện ra một tờ giấy nguyên vẹn.
Leskowitz tiếp tục “Một khi phần hữu hình bị rách, thì dường như mạng lưới năng lượng hình thành nên tờ giấy vẫn còn tồn tại một cách độc lập”.
Năm 2015, John Hubacher, một thành viên của công ty nghiên cứu Pantheon đã xuất bản một nghiên cứu về hiện tượng lá ma trong Tạp chí các phương pháp trị bệnh thay thế và bổ sung. Ông viết: một cấu trúc kỳ bí chưa được phát hiện- có khả năng bổ sung cho bằng chứng về sự tồn tại của một trường sinh học- có thể còn tồn tại ở vùng tương ứng với bộ phận đã bị cắt đi của chiếc lá.
Một số nhà khoa học cho rằng cơ thể có một hệ thống các kinh mạch siêu nhỏ tương ứng với các kinh mạch vận chuyển khí.
Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về hệ thống mạch theo giả thuyết. Nó có thể là một hệ thống kinh mạch nằm bên trong cơ thể con người, và nó quá nhỏ đến gần như vô hình.
Vitaly Vodyanoy phát biểu trong một thông cáo báo chí rằng “ngay cả khi sử dụng kính hiển vi thì người ta cũng không thể quan sát được những mạch máu này trước khi chúng được chạm tới bởi vì chúng trong suốt. Tuy nhiên, nếu chạm tới được, thì chúng có màu hơi vàng. Chiều rộng của những huyệt đạo này chừng một milimet và cấu trúc vi tế của nó chỉ có thể quan sát nhờ sử dụng kỹ thuật kính hiển vi quang học có độ phân giải cao”
Vitaly Vodyanoy là giáo sư về giải phẫu và sinh lý học trường thú y đại học Auburn. Ông đã tiến hành một vài nghiên cứu trên các nhóm chuột nhằm nghiên cứu cấu trúc hệ mạch máu cơ bản của chúng. Ông nói chúng ta liên tục phủ định các giới hạn thường thấy trong ngành giải phẫu và sinh lý học. Với một số người nghiên cứu về hệ mạch máu sơ cấp, phải thừa nhận nó đã đi ngược lại các khái niệm mà khoa học hiện nay thừa nhận.
Một đội các nhà nghiên cứu quốc tế- trong số đó có một vài người từ đại học quốc gia Seoul- đã viết về hệ mạch máu sơ cấp như sau: một số nhà khoa học nói đó là một ảo ảnh, người khác lại nói đó là một hệ thống giải phẫu mới, trong khi đó một số người khác lại cảm thấy thuyết phục khi cho rằng đó là những mạch nhỏ có vai trò như các đường cáp quang, có khả năng nuôi sống vĩnh viễn các tế bào thông tin di truyền có trong các phân tử DNA, thông qua việc sử dụng ánh sáng sinh học.
Ví như chúng ta không thể quan sát được hàng triệu bóng bán dẫn của một bộ vi xử lý máy tính, tuy nhiên, chúng là một phần không thể tách rời, do con người thiết kế, và chúng ta sử dụng hàng ngày. Tương tự, còn có nhiều hệ thống sinh học khác đang vận hành trong trạng thái siêu vi tế. Chúng ta cần các kính hiển vi điện tử để nhận diện được cấu trúc của chúng, nếu không thì chúng ta thậm chí chẳng biết được là chúng có tồn tại.
Nghiên cứu này nhằm mục đích cho biết hệ mạch sơ cấp tương ứng với kinh lạc đã được thuật châm cứu phát hiện.
Khi những niềm tin huyền bí gia nhập vào thế giới y khoa, Khí đem lại những ảnh hưởng có lợi lên sức khỏe con người
Lâu nay, người ta vẫn mặc định Khí có liên hệ mật thiết tới tình trạng sức khỏe của con người. Một vài nghiên cứu thực nghiệm về luyện tập khí- hay còn gọi là khí công- cho thấy luyện tập khí công đem lại những lợi ích vô cùng tích cực cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu của Viện tư duy logic, khí công có ảnh hưởng đáng kể trong rất nhiều lĩnh vực, ví dụ: quản lý trầm cảm, giảm đau, hen suyễn, ung thư, hoặc kiểm soát huyết áp.
Những nghiên cứu về thiền- được biết đến để nâng cao chất lượng khí- cho thấy những cá nhân luyện tập khí có khả năng phát ra sóng gama và sóng hạ âm với cường độ vượt quá ngưỡng được ghi nhận.
Khi khoa học hiện đại ngày nay tiếp tục nghiên cứu năng lượng phát ra từ cơ thể người- cách năng lượng vận hành và bộc lộ qua một số hình thức vật chất- thì sẽ có thể đi đến kết luận những gì ông cha chúng ta nắm bắt được là thật, đó chính là:
cơ thể có nhiều kênh năng lượng và có một trường không chỉ đóng vai trò duy trì sức khỏe cá nhân mà còn có thể gây ảnh hưởng lên mọi người xung quanh họ.
Lê Anh (theo Epoch Times France)