Tại Tây Tạng và Ấn Độ, có hơn 160.000 trường hợp được chứng minh, sau nhiều năm tu luyện đã biến đổi cơ thể thành ánh sáng tinh khiết / năng lượng.
Theo đó một người có khả năng giải phóng cơ thể của họ thành ánh sáng bằng cách tu luyện và sinh khởi tâm từ bi yêu thương vạn vật. Người ta tin rằng cứ mỗi 5 năm, sẽ có một nhà sư Phật giáo bước vào trạng thái giác ngộ này. Quá trình này vô cùng mạnh mẽ và theo các báo cáo, phải mất khoảng 7 ngày để cơ thể cuối cùng co lại, tan thành ánh sáng và bay đi.
Trong Sufi giáo điều này được gọi là “thần bí Hồi giáo”, “chiều hướng nội tâm của Hồi giáo”, hay “hiện tượng huyền bí trong Hồi giáo” – nó được gọi là “thân thể thiêng liêng nhất” và “thân thể siêu việt”.
Các nhà đạo giáo coi nó là “thân kim cương”, và những người đạt được nó được đặt tên là “những người bất tử” và “người đi bộ trên mây.”
Các trường phái Yoga gọi nó là “cơ thể thiêng liêng”, trong khi đó trong Kriya yoga nó được gọi là “cơ thể của hạnh phúc.”
Trường phái Vedanta của Ấn Độ giáo gọi nó là “cơ thể siêu dẫn”, trong khi người Ai Cập cổ đại gọi nó là “cơ thể sáng chói hoặc karast.
Tuy nhiên, hiện tượng tuyệt vời này không phải chỉ xuất hiện dưới thời cổ đại. Những chia sẻ gần đây nhất cho thấy các nhà sư Tây Tạng đã đạt đến trạng thái này sau một quá trình tu luyện cần mẫn.
Ví dụ, linh mục Công giáo Francis Tiso đã ghi lại trường hợp của Khenpo Achö, một Tu sĩ Gelugpa của Kham, Tây Tạng, người đã chết năm 1998 và làm thế nào ông ta có thể biến thân thể của mình thành một thân ánh sáng.
Năm 2002, David Steindl-Rast, một nhà sư Benedictine đã đề nghị lập một cuộc điều tra khoa học với Viện Khoa học Tinh Thần để nghiên cứu cái gọi là thân thể ánh sáng, hay thân thể cầu vồng, nói rằng; “Nếu chúng ta có thể thiết lập như một thực tế nhân chủng học rằng những gì được miêu tả trong sự phục sinh của Chúa Jesus không chỉ xảy ra với người trong quá khứ mà còn xảy ra ngày hôm nay, nó sẽ soi sáng quan điểm của chúng ta về tiềm năng của con người theo một cách hoàn toàn khác”
Cuối cùng, David Steindl-Rast liên hệ với Cha Francis Tiso, người thường xuyên đến Tây Tạng, và yêu cầu ông quan sát hiện tượng lạ thường này.
Cha Tiso nói rằng đã chứng kiến một cầu vồng xuất hiện trên ngôi nhà của Khenpo Achö vài ngày trước khi ông qua đời vào tháng 9 năm 1998 và hàng chục chiếc cầu vồng xuất hiện sau đó.
Thân thể của Khenpo Achö bắt đầu thay đổi ngay sau hơi thở cuối cùng. Da anh trở nên sáng trắng, và hình dạng của anh bắt đầu thay đổi. Khenpo Achö cuối cùng đã được gói trong một chiếc áo choàng màu vàng mà tất cả các tu sĩ Cách lỗ mặc. Vài ngày trôi qua thân xác của Khenpo Achö bắt đầu thu nhỏ và biến mất sau 7 ngày.
Sự kiện này đã được báo chí địa phương ghi lại một cách rõ ràng về những gì đã xảy ra.
Thân ánh sáng của Khenpo Achö cũng được đề cập đến bởi Matthew T. Kapstein trong Sự hiện diện của ánh sáng: Tầm nhìn Radiance và Kinh nghiệm Tín ngưỡng Thiên Chúa (Nhà xuất bản Đại học Chicago, 2004).
với mô tả rằng cơ thể của Lama Karma cao khoảng 175cm sau khi qua đời hai tuần đã bị thu nhỏ xuống còn khoảng 20cm, tức khoảng gần 80%. Đó là một dấu hiệu cho thấy ông đã đạt được thành tựu tối cao trên con đường tu luyện của mình.
Hiện tượng thân ánh sáng thực sự tồn tại và không quá khó để lý giải. Vào những năm 80, các nhà khoa học đã ghi nhận được thân thể những người tu luyện có thể phát ra các xung năng lượng mạnh mẽ, tạo thành một trường vật chất phong phú với thành phần bao gồm các điện tử, neutron, tia X, tia phóng xạ gamma,…
Mặt khác, vật lý học cũng chứng minh được rằng, vật chất càng vi quan thì có tính phóng xạ càng mạnh nên điều này đồng nghĩa với việc, mọi tế bào trên thân thể những người tu hành kể trên đã có sự biến đổi về chất ở mức vi quan.
Sự biến đổi về chất này khiến thân thể của họ không còn chịu sự chế ước của các quy luật trong không gian này. Nói một cách đơn giản, chúng sẽ không tự nhiên già cỗi, không tự nhiên tiêu vong và có thể phát xạ thành năng lượng dưới dạng ánh sáng.
Kích thước thân thể của những nhà tu hành kia giảm xuống chính bởi vì nó đã chuyển hóa thành năng lượng cao dưới dạng ánh sáng và điều này đúng với tất cả các định luật bảo toàn.
Hoài Anh