Thể xác chết đi, nhưng linh hồn bất diệt. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của điều này.
Câu chuyện của những người có trải nghiệm cận tử
Rất nhiều người đã từng nghe nói đến trải nghiệm cận tử (NDE), là trải nghiệm khi linh hồn (nguyên thần theo cách gọi của văn hóa phương Đông) của một người rời khỏi thân thể trong trạng thái cận kề cái chết hoặc chết lâm sàng (tim ngừng đập, não ngừng hoạt động), sau đó được cứu sống trở lại. Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trong các ghi chép cổ đại. Nhà triết học cổ đại người Hy Lạp Plato đã miêu tả lại cảnh tượng một người lính Hy Lạp qua đời, sau đó hồi phục và kể lại những trải nghiệm khi tiến nhập sang thế giới bên kia. Ở phương Tây, hiện tượng này đã trở nên khá phổ biến sau khi cuốn sách bán chạy nhất của Tiến sĩ Raymond A. Moody “Life after Life (tạm dịch: Sự sống tiếp diễn sau khi chết)” được xuất bản vào năm 1975. Gần đây, hiện tượng này cũng nhận được sự quan tâm của giới y học chính thống.
Cuốn sách Vũ trụ toàn ảnh (The Holographic Universe) xuất bản năm 1991 của Michael Talbot cũng đã trích dẫn một số trường hợp được Bác sĩ Moody thu thập. Trong một ví dụ, một phụ nữ đã rời cơ thể trong quá trình phẫu thuật, linh hồn cô bay lơ lửng trên không, tiến vào sảnh tiếp tân của bệnh viện, và nhìn thấy cô con gái nhỏ đang quàng lệch một chiếc khăn. Sau này cô biết được rằng do người bảo mẫu đã khá sốc trước tin cô nhập viện, nên đã quàng lệch chiếc khăn khi thay đồ cho con cô mà không hay biết. Người bảo mẫu này đã rất chấn động khi được mẹ cô bé kể lại chuyện này, vì chỉ có duy nhất cô và đứa bé ở nhà ngày hôm đó.
Một trường hợp khác, một người phụ nữ đã ly thể (linh hồn ly thể) vào thời khắc cận kề cái chết rồi bay đến hành lang bệnh viện. Cô nghe thấy người anh rể đang than thở với bạn rằng anh sẽ phải hủy chuyến công tác để thay vợ làm hậu sự cho em vợ. Khi người phụ nữ hồi tỉnh, cô đã trách anh rể vì nói ra những lời xui xẻo đó, anh rể cô khi nghe thấy đã vô cùng sửng sốt bàng hoàng.
Cuốn sách “Life at Death (tạm dịch: Sự sống khi chết)” của Kenneth Ring, một giáo sư tâm lý học từ Đại học Connecticut (Mỹ), xuất bản năm 1980, là một cuốn sách khác đề cập đến các nghiên cứu xoay quanh trải nghiệm cận tử. Giáo sư Ring phát hiện ra rằng, những người có trải nghiệm cận tử thường rơi vào thế giới của những dòng chảy không ngừng. Ở đây, không hề tồn tại khái niệm không gian và thời gian. Và họ sẽ gặp gỡ những sinh mệnh tỏa ra luồng ánh sáng trí huệ. “Vũ trụ toàn ảnh” cũng trích dẫn phát hiện của một số nhà nghiên cứu rằng, những người có trải nghiệm cận tử thường miêu tả linh hồn bản thân khi ly thể giống như một chùm năng lượng, và linh hồn này có thể biến hình tùy theo ý muốn. Sau khi ly thể, họ có thể nhìn lại quá khứ bản thân trong một không gian ba chiều. Mỗi chi tiết, mỗi cảm giác đều hiển hiện một cách tức thì, và mọi thứ đều rất sống động.
Tương lai mỗi người đã được định sẵn?
Không chỉ quá khứ của một người được ghi lại trọn vẹn trong một không gian khác, mà rất có thể tương lai của họ cũng đã được định sẵn rồi. Nhiều người có trải nghiệm cận tử kể lại rằng, khi đến nơi kia họ được bảo rằng thời điểm của họ chưa đến nên họ phải quay trở lại thế giới này và tiếp tục sống. Dựa vào đây Giáo sư Ring nhận định rằng con người đều có số mệnh, và tương lai – ở một khía cạnh nào đó – đã được định trước rồi. Điều đó lý giải vì sao một số người có thể nhìn thấy trước tương lai của mình, cũng như của người khác, thậm chí của nhân loại.
“Vũ trụ toàn ảnh” đã trích một trường hợp được ghi nhận bởi bác sĩ Ring. Trong trải nghiệm cận tử, một đứa trẻ đã được phép nhìn thấy một vài chi tiết trong tương lai của mình, bao gồm việc cậu sẽ kết hôn ở tuổi 28, rồi sẽ có hai đứa con. Cậu thậm chí còn có thể nhìn thấy mình lúc trưởng thành, khi đó đang ngồi chơi với đứa con trong tương lai, và có một vật gì đó kỳ lạ trên tường. Sau đó cậu bé hồi phục và xuất viện.
Đáng ngạc nhiên, tương lai mà cậu nhìn thấy trong trải nghiệm đó đã trở thành hiện thực, từng cái một. Cậu lớn lên, kết hôn lúc 28 tuổi và có 2 con. Một ngày nọ, câu bất giác nhận thấy chính mình đang đứng ở trong khung cảnh năm xưa: cậu ngồi trong một căn phòng với đứa con, khung cảnh tái hiện giống hệt như đúc, và thứ kỳ lạ trên tường cậu nhìn thấy khi đó, chính là chiếc máy sưởi cao áp thời hiện đại – thứ còn chưa được phát minh lúc cậu có trải nghiệm cận tử!!?
Một trường hợp khác. Một phụ nữ có trải nghiệm cận tử kể lại rằng, một sinh mệnh ở không gian khác đã cho cô xem chân dung và tên tuổi của Bác sĩ Moody; cô được bảo rằng khi thời cơ đến, cô sẽ kể với bác sĩ Moody trải nghiệm này của mình. Đó là vào năm 1971, lúc đó sách của BS Moody còn chưa xuất bản, và tất nhiên khi đó ảnh và tên tuổi của BS Moody không có bất kỳ ý nghĩa gì đối với cô. Bốn năm sau, gia đình BS Moody chuyển đến khu phố nơi cô sống. Trong ngày lễ Halloween năm đó, con trai của Moody đến nhà cô xin kẹo (phong tục ngày Halloween). Khi biết tên đứa trẻ, cô vội bảo cậu bé rằng cô có việc cần gặp bố cậu bé – BS Moody.
Linh hồn có thực sự tồn tại?
Ngoài trải nghiệm cận tử, “Vũ trụ toàn ảnh” cũng ghi nhận một số trường hợp hồn lìa khỏi xác – giới chuyên môn gọi là trải nghiệm ngoài cơ thể (Out of Body Experience, OBE). L inh hồn một số người có thể rời thân thể, đến một nơi cách xa hàng ngàn dặm, thậm chí tiến nhập vào một không thời gian khác. Hiện tượng này (giới tu luyện gọi là “nguyên thần ly thể”) đều được ghi chép trong các trường phái tu luyện Phật gia và Đạo gia ở Trung Quốc.
Trên thực tế, hiện tượng “nguyên thần ly thể” chỉ là một phần rất nhỏ trong một bức tranh rộng lớn hơn. Đó là bức tranh của sự luân hồi. Trong những năm gần đây, giới y học phương Tây đã làm rất nhiều nghiên cứu để kiếm chức hiện tượng này. Phương pháp phổ biến nhất là khiến con người rơi vào trạng thái thôi miên, mê mê tỉnh tỉnh như trong phương pháp thiền định của Đạo gia hoặc Phật gia, để họ có thể nhìn thấy từng đời từng kiếp trước của mình, thậm chí cả quá trình trung gian trước khi luân hồi chuyển thế. Đây được gọi là phương pháp thôi miên hồi quy tiền kiếp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng con người có xu hướng chuyển sinh theo từng nhóm, bởi họ có một mối quan hệ nhân duyên nào đó với nhau, những mối liên hệ đan xen trùng điệp…. để rồi trong những năm tháng dài đằng đẵng nơi nhân thế họ sẽ dần dần hoàn trả những gì đã mắc nợ. Đó là “duyên – nợ” mà người ta thường nhắc đến. Trước khi chuyển sinh, cuộc đời một người đã được sắp đặt một cách tổng quan về cơ bản, bao gồm cả những biến cố quan trọng mà dường như chỉ ngẫu nhiên xảy ra trong đời, thứ chúng ta gọi là “định mệnh”.
Nhiều người cho rằng chết là hết và không tin rằng linh hồn con người là bất diệt. Thực ra, cơ thể con người chỉ như tấm áo choàng khoác lên linh hồn, khi thân thể chết đi, chiếc áo sẽ được cởi bỏ, nhưng linh hồn thì vẫn còn ở đó. Tất nhiên, rất nhiều người không tin vào sự tồn tại của linh hồn (hay nguyên thần), bởi vì họ chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe. Có lẽ điều này cũng đã được hữu ý định trước như vậy, bởi vì chỉ có ở trong mê và đau khổ, người ta mới có thể tôi luyện ý chí của mình, và trân quý hơn giá trị của cuộc sống.
Mặc dù vật lý hiện đại chưa tìm ra bằng chứng cho sự tồn tại của linh hay các không gian khác, nhưng họ cũng không hề phủ nhận điều này. Trên thực tế, lý thuyết M và lý thuyết siêu dây đã chỉ ra khả năng tồn tại của không gian khác.
Trong biểu đồ phân tử hóa học trong sách giáo khoa, nguyên tử được mô tả giống như những quả cầu nhỏ, nén chặt để kết nối các vật chất thành phần với nhau. Nhưng trên thực tế, thế giới vi quan còn xa mới có thể biểu thị bằng một biểu đồ đơn giản như vậy.
Lấy ví dụ, một hạt electron có thể đồng thời đâm xuyên qua hai khe hở cùng lúc, và chuyển động của các hạt siêu nhỏ có thể được chồng lên nhau như các sóng nước. Bí ẩn của nó quả vượt quá sức tưởng tượng của con người.