Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Physical Review Letters, vào thời gian gần đây đã ghi nhận một “vết nứt” xuất hiện trên lớp vỏ từ trường Trái Đất do tác động của gió mặt trời.

image02

Từ quyển Trái Đất trải rộng trên bán kính một triệu km và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cư dân trên địa cầu. Lớp từ quyển bao phủ vô hình này giúp chặn đứng sự thâm nhập của các tia vũ trụ (bức xạ tia cực tím) không ngừng phóng đến từ Mặt Trời và không gian, vốn có tính sát thương mạnh với sự sống trên Trái Đất. 

image00

Hình minh họa từ trường Trái đất chặn đứng bức xạ Mặt Trời. (Ảnh:Reuters/Michael Osadciw/Đại học Rochester)

Nếu từ quyển này gặp trục trặc, sự sống trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng trước hoạt động bức xạ tia cực tím gia tăng.

Tháng 6/2015, kính thiên văn hạt muon GRAPES-3 tại Ấn Độ – một công cụ chuyên dùng để ghi nhận các tương tác năng lượng cao – đã phát hiện sự gia tăng luồng tia bức xạ vũ trụ (GCRs) xâm nhập bầu khí quyển Trái Đất. Loại bức xạ này bắt nguồn từ bên ngoài Hệ Mặt Trời, nhưng dường như chỉ ở đâu đó bên trong các hệ sao hàng xóm chúng ta. 

Một phân tích chi tiết được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (TIFR) cho thấy đã có một vết nứt bất thường, nhưng chỉ tạm thời trên từ quyển Trái đất, và đám mây plasma từ mặt trời đã nhân cơ hội này lách qua.

Sự thâm nhập của bức xạ GCRs xuất hiện cùng lúc với một đám mây plasma khổng lồ từ Mặt Trời (hay còn gọi là gió mặt trời) di chuyển tại mức vận tốc khoảng 2,5 triệu km/h. Trận gió mặt trời này tấn công từ quyển Trái Đất, khiến nó giảm thiểu kích thước từ 11 lần bán kính Trái Đất xuống chỉ còn 4 lần. Quá trình này làm phát sinh một cơn bão địa từ cường độ mạnh, kéo theo hiện tượng bắc cực quang và mất tín hiệu vô tuyến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Cơn bão này đã được xếp hạng ở mức G4 (“mức nghiêm trọng”) trên thang đo của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). Rất có thể cơn bão này là tác nhân đứng đằng sau vết nứt.

On August 31, 2012 a long filament of solar material that had been hovering in the sun's atmosphere, the corona, erupted out into space at 4:36 p.m. EDT. The coronal mass ejection, or CME, traveled at over 900 miles per second. The CME did not travel directly toward Earth, but did connect with Earth's magnetic environment, or magnetosphere, causing aurora to appear on the night of Monday, September 3. Picuted here is a lighten blended version of the 304 and 171 angstrom wavelengths. Cropped Credit: NASA/GSFC/SDO NASA image use policy. NASA Goddard Space Flight Center enables NASA’s mission through four scientific endeavors: Earth Science, Heliophysics, Solar System Exploration, and Astrophysics. Goddard plays a leading role in NASA’s accomplishments by contributing compelling scientific knowledge to advance the Agency’s mission. Follow us on Twitter Like us on Facebook Find us on Instagram

Ảnh chụp một cơn gió Mặt Trời cường độ lớn vào ngày 31/8/2012. (Ảnh: NASA)

Những cơn bão này có khả năng gây thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đô la cho mạng truyền thông, lưới điện, thậm chí đe dọa tính mạng của các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã cảnh báo trong nghiên cứu của họ rằng “phụ thuộc vào sự thay đổi quỹ đạo của các ngưỡng cắt địa từ, phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã phải đối mặt với một lượng bức xạ cao, biến thiên từ gió mặt trời.” Trong đó bao gồm cả phi hành gia Scott Kelly của NASA, người vừa trở về Trái Đất sau khi dành 340 ngày bên ngoài không gian, trên Trạm vũ trụ ISS.

May mắn là vết nứt chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ, trước khi từ trường trái đất khôi phục kích thước và cường độ nguyên trạng không lâu sau đó. Có khả năng hiện tượng này từng xuất hiện trong lịch sử Trái đất, nhưng chỉ đến hiện nay nó mới được phát hiện. Tuy nhiên, gần như chắc chắn nó sẽ xuất hiện trở lại trong tương lai.

Nghiên cứu này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sức mạnh khủng khiếp của các ngôi sao lân cận. Về cơ bản chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn sự bùng phát của nó, nhưng sự hiểu biết sâu rộng về cơ chế hoạt động của chúng lại cho phép chúng ta chuẩn bị ứng phó tốt hơn với các cơn bão địa từ.

Theo iflscience.com

Tôn Kiên tổng hợp

Xem thêm: