Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn về Bát trận đồ (Phần 2) Ảo ảnh kỳ diệu

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Phép thuật không thể bị phá vỡ cho đến nay là pháp thuật của người tu hành, hay là huyễn thuật che mắt? Gia Cát Lượng bày ra quỷ pháp đá trận, bát trận đồ là “sống”?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Truyền thuyết kể rằng Bát trận đồ của Gia Cát Lượng có thể chống chọi được mười vạn tinh binh, sở dĩ nó lợi hại đến vậy không chỉ vì chiến thuật bài binh bố trận, mà còn vì nó có những phép thuật siêu nhiên. Có đúng không? Hãy tiếp tục câu chuyện từ số trước.

Sự khải thị từ tàn tích của Bát trận đồ

Không biết là do ông trời sắp đặt, hay là thâm mưu viễn kế của Gia Cát Lượng, có những di vật tồn tại thực thực tại tại chứng minh, Gia Cát Lượng xác thực đã sử dụng binh pháp “Bát trận đồ” trong chiến tranh, điều này cũng xác nhận ghi chép trong “Tam Quốc” và rất nhiều cuốn binh thư khác nhau đều là sự thật. Quan điểm tương đối phổ biến hơn hiện nay cho rằng, có ba địa điểm được cho là di tích của binh pháp “Bát trận đồ” do Gia Cát Lượng chế định.

Một nằm ở phía tây nam thị trấn Mimo, thành Thành Đô, Tứ Xuyên, tương truyền đương thời Gia Cát Lượng để thuận tiện thao diễn binh pháp, đã bố trí “Bát trận đồ” tại đây. Nơi này còn được gọi là “Bát trận khô”. Thật không may, do lâu năm không tu bổ, hiện tại dường như không thể biết được liệu di tích này có theo mô hình bát đại do Gia Cát Lượng thiết lập ban đầu hay không.

Một nằm cạnh lăng mộ Gia Cát Lượng ở núi Định Quân, Mẫn Thành, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây. “Bát trận đồ” ở đây có lẽ là được người đời sau xây dựng cho Gia Cát Lượng sau khi ông quy tiên. Bát trận đồ được xây dựng ở đây, không chỉ để tưởng nhớ Gia Cát Lượng, mà chúng tôi cho rằng khả năng là còn để thuận tiện cho thao diễn binh pháp quân sự của tự thân, lấy đó để ngăn chặn sự uy hiếp quân sự đến từ nước Ngụy.

Di tích nổi danh nhất của Bát trận đồ nằm trên Phúc Phổ cạnh sông Trường Giang ở Nam Giang, nay là huyện Phụng Tiết, Quỳ Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Do việc xây dựng đập Tam Hiệp, nước sông dâng cao, tàn tích ở đây đã bị nhấn chìm, duy chỉ có một số bức ảnh, tư liệu phim truyền hình để chúng ta suy đoán. Sở dĩ di tích ở đây nổi danh nhất là vì trận Di Lăng giữa Ngô và Thục đã diễn ra tại đây năm đó.

Bất cứ ai am hiểu lịch sử Tam Quốc đều biết rằng nguyên nhân của cuộc chiến này là do Tôn Quyền nhà Ngô dụng kế giết Quan Vũ, chiếm đoạt Kinh Châu, làm suy yếu ưu thế địa lý chiến lược của chính quyền Thục Hán ở Trung Nguyên. Lưu Bị vì để báo hận, đã lên kế hoạch tấn công Kinh Châu, giành lại lợi thế chiến lược. Kết quả trận đại chiến này là tướng quân Lục Tốn bên phía Tôn Quyền đã dùng kế đốt liên trại để đánh bại cuộc phản công của Lưu Bị. Tương truyền, trước cuộc đại chiến Di Lăng, Gia Cát Lượng tinh thông thuật số đã cẩn thận bố trí những khối đá theo hình “Bát trận đồ” trên sông Quỳ Châu Trường Giang khi vào nước Thục, chính là nhờ có Bát trận đồ bằng đá này đã giúp Lưu Bị trốn thoát, ông đã đánh bại sự truy đuổi của quân Ngô, và ngăn chặn cuộc tiến công của tướng quân Lục Tốn nước Ngô, nhờ đó bảo toàn được quốc vận của nhà Thục Hán.

Chúng tôi suy đoán, khi tướng quân Lục Tốn của Tôn Quyền đến “Bát trận đồ” bằng đá này, ông ta đã thử đi bộ xung quanh quan sát, phát hiện trận pháp này ảo diệu vô cùng, biến hóa đa đoan, liền bỏ cuộc tiến công, bảo trì trạng thái cân bằng quân sự song phương ở vành đai này. Thi nhân thời Đường Đỗ Phủ sau đó đã du lãm nơi đây, tán tụng công tích lịch sử của “Bát trận đồ”, viết ra thiên cổ danh thi “Bát trận đồ”:

功蓋三分國,Công cái tam phân quốc,
名成八陣圖。Danh thành bát trận đồ.
江流石不轉,Giang lưu thạch bất chuyển,
遺恨失吞吳。Di hận thất hầu Ngô.

Pháp thuật thần bí của Bát trận đồ

Hiện tại chúng ta biết, Bát trận đồ chứa đựng những trận pháp trận đồ mà chúng ta không biết, cũng không thể nghiên cứu rõ ràng, đồng thời lại có những di tích chân thực của Bát trận đồ, nhưng sự tình chưa dừng lại ở đó, bởi trong truyền thuyết dân gian, bên cạnh Bát trận đồ còn có một loại pháp thuật thần bí đi kèm, thì nó mới thực sự có thể khởi tác dụng của binh pháp Bát trận đồ. Nói một cách đơn giản, làm sao những di chỉ như khối đá, khối đất chất đống lên lại có thể gây ra mê cảm hoặc gây nhiễu loạn cuộc tấn công quân sự của bên địch? Vật đứng chết ở đó có thể đánh nhau như người sống không? Vì vậy, thuyết pháp rằng Bát trận đồ cần có một loại “pháp thuật” đồng hành luôn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Hồi 84 của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” miêu tả một cách rất cụ thể và sinh động việc Bát trận đồ tổ thành bởi những đống đá lớn đã chống chọi lại cuộc tấn công của quân Ngô như thế nào, khiến cho tướng quân đầy mưu lược Lục Tốn cũng phải triệt để từ bỏ kế hoạch tiếp tục tiến công nước Thục. Trong đó có hai chi tiết mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn.

Một trong những hiện tượng là, nếu tiến bước vào Bát trận đồ bằng đá, sẽ xuất hiện cát thổi, đá bay, cuồng phong bạo vũ, hoặc những tiếng động lớn kỳ quái v.v. và xuất hiện các dị tượng thời tiết kỳ lạ khác, như thế mới có thể thực sự cản trở và lừa dẫn người ta vào trận đồ đá.

Thứ nữa, khi người bước vào Bát trận đồ bằng đá, sẽ có cảm giác giống như đang bước vào một mê cung, mê cung này sẽ khiến người ta có cảm giác là nó đang biến hóa, dù có ghi nhớ đường vào, cũng không thể nào thoát ra được.

Để đạt được hai điểm trên với các khối đá chết thô kệch kia là hoàn toàn là nhiệm vụ bất khả thi. Do đó, mọi người tin rằng, những chi tiết này hẳn là sinh ra từ việc thi triển pháp thuật của một nhà tu hành đặc biệt.

Vậy chính xác thì chuyện gì đang xảy ra đối với pháp thuật này?

Huyễn thuật của Trung Quốc cổ đại

Ở Trung Quốc cổ đại, có một thuyết pháp gọi là “huyễn thuật”. Trong tình huống bình thường, cái mà chúng ta gọi là “huyễn thuật” kỳ thực chính là “ma thuật” mà ngày nay người ta nhận thức. Thuật ngữ ma thuật là do phiên dịch từ văn hóa phương Tây cận đại mà tới. Kỹ pháp ma thuật thông thường dựa vào một số thủ pháp ẩn giấu, hoặc thêm vào một số đạo cụ, biểu diễn một số sự vật khó tin khiến mọi người xuất hiện huyễn cảm hoặc ngộ nhận. Nói một cách đơn giản, ma thuật chính là một trò lừa, một loại làm hành vi giả, nhưng cũng chỉ dùng để biểu diễn mua vui.

Tuy nhiên, có những loại hình huyễn thuật khác cũng có thể được biểu diễn cho vui như “ma thuật”. Ngay cả khi có một số người tu luyện có chút công năng đặc dị nào đó, họ cũng có thể biểu diễn một số pháp thuật và thủ thuật, điều này khiến mọi người có ấn tượng rằng chúng giống với kịch và thuật diễn kịch do các nhà ảo thuật bình thường thực hiện. Ngay cả khi những người này sử dụng công năng đặc dị hoặc phép thuật đặc biệt để biểu diễn, các pháp sư thông thường cũng có thể thực hiện các hiệu ứng tương tự dựa trên kỹ thuật của riêng họ hoặc thêm đạo cụ. Đôi khi chúng ta còn gọi những “huyễn thuật” này là “phép thuật”.

Trường hợp gây tranh cãi nổi tiếng nhất là màn trình diễn thuật đi xuyên tường Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc năm 1986 của ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ David Copperfield, và màn trình diễn bay không cần đạo cụ của ông tại Grand Canyon của Mỹ năm 1992. Có nhiều nhà ảo thuật tuyên bố họ có thể phá giải trò ảo thuật của David Copperfield bằng cách sử dụng các đạo cụ và thủ thuật ảo thuật của riêng họ. Ý tứ rất rõ ràng, họ tin rằng pháp thuật của David Copperfield là những trò kỹ thuật biểu diễn ảo thuật thông thường, hoàn toàn có thể mô phỏng biểu diễn trên tầng diện kỹ thuật.

Tuy nhiên, phá giải ma thuật như vậy không thể phủ nhận hoàn toàn nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trong xã hội. Mặc dù những người này cũng tin rằng David Copperfield xác thực đã sử dụng một số đạo cụ biểu diễn, cũng thực hiện các thủ thuật tương tự như động tác giả trong một số màn ảo thuật, nhưng cũng có một số màn trình diễn kỳ lạ như đi xuyên tường và bay, khả năng là đã sử dụng đến năng lực công năng đặc dị của chính mình để thực hiện những màn biểu diễn ảo thuật này. Và để che đậy sự triển hiện chân thực của công năng đặc dị của tự thân, ông ấy trong quá trình biểu diễn đã cố tình thêm vào một số đạo cụ. Cũng có thể nói, David còn có thể khiến thứ có thật trông như giả. Nó thực là ứng với câu nói của người xưa: Giả tác chân thời chân diệc giả, thực thực giả giả làm sao để phân biệt. Chúng tôi đã phát hành một tập chuyên về màn ảo thuật của David, các bạn quan tâm có thể xem qua.

Một ví dụ nổi tiếng khác là siêu ảo thuật gia người Anh Dynamo. Hơn mười năm trước, ông ấy đã công khai biểu diễn ảo thuật đi bộ trên sông Thames ở London, khiến du khách địa phương bàng hoàng. Bởi vì, trong văn hóa truyền thống phương Tây, họ đều biết đến câu chuyện Chúa Giêsu trong Kinh Thánh, và trong các “Phúc âm thư” đều ghi lại rõ ràng thần tích Chúa Giêsu bước đi trên biển. Vì vậy, rất nhiều người phương Tây, đặc biệt là những người theo đạo Cơ đốc, đã tràn ngập cảm xúc khi xem đoạn video này.

Mặt khác, một số ảo thuật gia trên Internet đã nhanh chóng tìm tòi kỹ xảo đi trên mặt nước, tiết lộ trên video công khai về kỹ xảo ảo thuật này. Tuy nhiên, những màn ảo thuật được gọi là bí mật đi bộ dưới nước này đều diễn ra ở những khu vực nhỏ như bể bơi, nó không thể so sánh được với Dynamo biểu diễn trên sông Thames, và Chúa Giêsu đi bộ trên biển. Vì vậy, “đi trên mặt nước” vẫn được xếp vào danh sách một trong những “trò ảo thuật không thể phá vỡ cho đến nay”.

Kỳ môn thuật

Bây giờ chúng ta sẽ kể một câu chuyện liên quan đến pháp thuật, điều này dường như có thể chứng minh rằng Gia Cát Lượng xác thực có thể đã thi triển pháp thuật này khi sử dụng binh pháp Bát trận đồ. Câu chuyện này đã được ghi lại trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút kí” của Kỷ Hiểu Lam, một đại tài tử thời đầu nhà Thanh.

Người liên quan đến câu chuyện này là tiên sinh Tống Thanh Viễn người Đức Châu, người này có nhiều trải nghiệm kỳ lạ, ông quen biết đại tài tử Kỷ Hiểu Lam, họ thường trò chuyện với nhau về một số điều kỳ lạ mà ông gặp phải. Trong bút ký Duyệt vi thảo đường của Kỷ Hiểu Lam, có một số câu chuyện liên quan đến Tống Thanh Viễn. Chúng tôi tin rằng người đàn ông này là một nhân vật lịch sử chân thực.

Một trong những câu chuyện về Tống Thanh Viễn là như sau:

Tống Thanh Viễn có lần đi thăm một người bạn, chúng ta tạm đặt tên người bạn này là Tiểu Kỳ nhé. Người bạn này có lẽ cách đó không xa, nhưng sau cơn mưa đường lầy lội, nên Tống Thanh Viễn mượn một con la cưỡi qua. Bạn bè gặp nhau, thân thiện cởi mở, trò chuyện rất lâu. Người bạn Tiểu Kỳ mời Tống Thanh Viễn ở lại một đêm, bí mật nói: “Đêm nay trăng sáng lại tĩnh mịch, nhưng ở đây có một màn diễn kịch rất hay.” Nói đến đây, Tiểu Kỳ dường như đang chuẩn bị hân thưởng tiết mục biểu diễn, nhiều chiếc ghế đẩu đã được di chuyển ra ngoài và xếp thành hàng chéo trong không gian thoáng đãng của khuôn viên. Sau khi sắp xếp xong, Tiểu Kỳ lại tiếp tục uống rượu với Tống Thanh Viễn trong sảnh chính, như thể hai người họ đang đợi xem có ai đến diễn kịch không.

Cuối cùng cũng đến canh hai, phát giác có một vị khách không mời lẻn vào qua tường. Người đàn ông này đi tới đi lui trước bậc thang, đi rất lâu rất lâu mới đến được dãy ghế đẩu đặt trong sân lớn.

Cảnh tượng tiếp theo còn kỳ quái hơn: khi vị khách không mời này bước đến từng chiếc ghế đẩu trong sân, có cảm giác như anh ta đang loạng choạng bước đi, bước đi vô cùng gian nan, như thể đang gặp phải một mê cung. Người đàn ông đang đi trong dãy ghế đẩu, lúc đi tới, lúc đi lùi, đi vòng quanh, mỗi lần gặp một chiếc ghế đẩu, anh ta không ngừng suy nghĩ làm thế nào để tìm được hướng đi phù hợp để tiến về phía trước. Kết quả là cả đêm anh ta không bước ra khỏi đám ghế, bị mắc kẹt, kiệt sức và nằm trên mặt đất cho đến khi trời sáng gà trống gáy.

Khi bạn của Tống Thanh Viễn, Tiểu Kỳ, nhìn thấy điều này, ông ấy đã đưa vị khách không mời mệt mỏi này đến sảnh, và hỏi anh ta đang làm gì. Vị khách không mời đã thú nhận mình là kẻ trộm, đang có ý định trèo tường vào nhà trộm đồ. Nhưng vừa bước vào quần thể ghế kia, lại có cảm giác như nhìn thấy tầng tầng những lớp tường thấp, những giao lộ ngã bảy ngã tám, vô cùng vô tận, không tìm được đường ra, đi tới đi lui, tìm tới tìm lui, cảm giác như bản thân không thể thoát ra được. Hiện tại đã mắc kẹt và kiệt sức, sinh tử đành phó thác cho mệnh.

Khi bạn của Tiểu Kỳ thấy vị khách không mời này đã thành thật cung khai, chân thành nhận ra lỗi lầm của mình thì mỉm cười cho anh ta đi. Tiểu Kỳ quay lại với Tống Thanh Viễn và nói: Hôm qua, tôi có một loại dự cảm, nên đã bốc quẻ, phát giác sẽ có một tên trộm đêm nay đến thăm, vì vậy tôi đã thi triển chút pháp thuật nhỏ này, không ngờ đã thực sự bắt được hắn.

Tống Thanh Nguyên cũng kinh ngạc hỏi: Đây là loại pháp thuật gì?

Người bạn nói: Đó là một kỳ môn thuật. Nếu người khác học được môn pháp thuật này, nó có thể gây ra thảm họa. Tôi cảm thấy Tống tiên sinh là người đoan chính và thận trọng, nếu tiên sinh nguyện ý học, tôi sẽ giúp hết mình, đảm bảo ngài sẽ học được.

Tống Thanh Viễn nhanh chóng tạ từ và nói không muốn học. Người bạn thở dài và nói: “Người muốn học thì tôi không thể truyền thụ, người có thể truyền thụ thì lại không muốn học. Than ôi, môn pháp thuật này cũng tuyệt lộ rồi.”

Các bạn thân mến, các bạn có nghĩ rằng câu chuyện này có thể chứng minh được rằng, khi Gia Cát Lượng dùng binh pháp Bát trận đồ, ông cũng sử dụng một số phép thuật để gây ảo giác, đẩy lùi quân địch? Lưu Vũ Tích, một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, không chỉ được biết đến như một “thi hào”, mà trên thực tế, ông còn từng nghiên cứu binh pháp, hiểu biết về lịch sử của Bát trận đồ. Ông từng khen ngợi: “Chư cát công thành minh nhất tâm, hy sinh vì Huyền Đức.” Sở dĩ Gia Cát Khổng Minh có thể thao diễn và sử dụng binh pháp Bát trận đồ, đều xuất phát từ lòng trung thành như vậy, chỉ có Khổng Minh mới có thể làm được điều đó, nên ông được chư thần linh bảo hộ và gia trì.

Tất nhiên, chúng ta có thể hỏi, nếu Gia Cát Lượng biết phép thuật thì tại sao lại không đánh bại được quân địch và thống nhất thiên hạ? Điều này lại liên quan đến một chủ đề khác.

Có lẽ, văn hóa dân gian truyền thống cổ xưa và văn hóa tu luyện cổ xưa của Trung Quốc đã bí mật truyền lại một số pháp thuật thần kỳ, giống như những pháp thuật đi kèm với Bát trận đồ trong binh pháp, trở thành thiên cổ chi mê trong của văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version