Đại Kỷ Nguyên

Bức thư gửi Vanessa (4) Thông linh với vũ trụ như thế nào?

Các nhà toán học Ba Lan kinh ngạc phát hiện, câu nói “mỗi bông hoa là một thế giới” của Phật gia là chân thực tồn tại. Nhân thể liên kết với vũ trụ, làm thế nào mới có thể lấy được năng lượng từ vũ trụ?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Thư gửi Vanessa”. Trong ba tập trước, chúng ta đã giới thiệu về sự tồn tại chân thực của các tiên nữ, những người đặc biệt có thể câu thông với Thiên Thượng để cầu mưa, hiện tượng thần kỳ “người mù không mù” và những sự kiện “trùng hợp ngẫu nhiên” bất khả tư nghị. Hôm nay là kỳ cuối cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị một chủ đề rất hấp dẫn, đó là kỹ xảo câu thông với vũ trụ.

Liệu công phu “Sư tử hống” có thực sự tồn tại?!

Có một bộ phim mà nếu quý chưa xem thì chắc hẳn cũng đã từng nghe qua, đó là phim “Kung Fu” (Công Phu) của Châu Tinh Trì (Stephen Chow) vào năm 2004. Năm đó bộ phim đã thành công vang dội. Không chỉ trở nên nổi tiếng ở châu Á, mà còn cháy vé ở hải ngoại, đoạt giải quán quân phòng vé phim ngoại ngữ Bắc Mỹ năm 2005. Trong gần 20 năm qua, bộ phim “Kung Fu” đã nhiều lần được phát lại trên các kênh điện ảnh lớn, và khán giả vẫn chưa bao giờ thấy chán. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất, ngoài chiêu “Như Lai thần chưởng” kinh thiên địa, khóc quỷ thần của thiếu gia A Tinh ở cuối phim, thì chính là công phu “Sư tử hống” uy lực kinh người của Bao Tô bà. Một tiếng hống, cát bay đá ném, cửa kính tứ xứ đều vỡ tan tành. Băng đảng Lưỡi Búa vừa mới là kẻ bất khả chiến bại, đã sợ hãi quay đầu bỏ chạy tán loạn, ngay cả kẻ tự coi mình là thiên hạ đệ nhất võ công tà thần Hỏa Vân cũng phải quỳ xuống đất cầu tha. 

Không biết có phải là lấy cảm hứng từ bộ phim này hay không, sau này, một số tiết mục cũng xuất hiện màn biểu diễn công phu “sư tử hống”. Chỉ thấy ca thủ chuyên nghiệp cầm micro từ từ nâng giọng lên cao âm, một chiếc ly cách đó không xa đột nhiên bắt đầu rung chuyển, và rất nhanh, keng, vỡ tan tành. Trong âm thanh vỡ giòn tan, khán giả dưới sân khấu sững sờ. Liệu công phu “sư tử hống” trong truyền thuyết có chân thực tồn tại?

Nhưng sau đó người dẫn chương trình đã đứng ra giải thích. Nói rằng chúng tôi không làm gì cả, mà quả thật chiếc cốc đã bị vỡ tan vì tiếng hát, và bí mật nằm ở việc vận dụng “nguyên lý cộng hưởng”. Khi tần số âm thanh do ca thủ phát ra phù hợp với tần số cộng hưởng của chiếc cốc, nó có thể khiến cốc sản sinh chấn động cực độ, cuối cùng dẫn đến vỡ. Trước khi biểu diễn, ca thủ sẽ gõ vào chiếc cốc trước để tìm ra tần số âm thanh cố định của chiếc cốc, sau đó từ từ điều chỉnh âm thanh của chính mình lên cao dần khi ngân nga, cuối cùng đạt đến âm cao như chiếc cốc, lúc này chiếc cốc và giọng hát sẽ sản sinh cộng hưởng, khuếch đại năng lượng của sóng âm thanh, và cuối cùng khiến nó vỡ tan. Việc chiếc cốc có thể bị vỡ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực nhận diện âm và kiểm soát dây thanh của ca sĩ. Nếu bạn chưa được huấn luyện chuyên nghiệp về phương diện thanh nhạc, thì muốn làm được điều đó không phải chuyện dễ dàng.

Hiện tượng cộng hưởng trong cuộc sống

Vậy tại sao câu chuyện hôm nay lại bắt đầu từ “Sư tử hống”? Bởi vì cuốn sách ở Hayward cũng giới thiệu hiện tượng một ca sĩ đập vụn ly rượu chỉ bằng cách xướng một nốt nhạc, và cuộc thảo luận được triển khai sau đó cũng khiến người ta mở mang nhãn giới, bởi vì Hayward tin rằng, cộng hưởng là phương thức để chúng ta câu thông với vũ trụ.

Kỳ thực, hiện tượng cộng hưởng có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Tai của chúng ta dựa vào mô màng đáy trong ốc tai sản sinh cộng hưởng sóng âm, chúng ta mới có thể tiếp thụ được âm thanh. Tần số của sóng âm mà màng đáy tai có thể cộng hưởng là từ 20-20000Hz, cũng là phạm vi thính giác thông thường của con người. Đối với mắt cũng vậy. Các tế bào hình nón trong võng mạc dùng phương thức cộng hưởng chọn lọc những ánh sáng có thể nhìn thấy (quang khả kiến), sau đó truyền thông tin hình ảnh thông qua dây thần kinh thị giác đến vỏ não để tiến hành giải thích, như vậy chúng ta mới “nhìn thấy” sự vật.

Xem video tại đây

Điện thoại di động thường ở bên cạnh chúng ta cũng tiếp thụ thông tin theo phương thức cộng hưởng, theo điện học gọi là “hợp chấn”, chẳng qua thứ nó tiếp thụ không phải là sóng ánh sáng, mà là sóng vô tuyến điện. Trong vũ trụ chứa đầy các chủng các dạng năng lượng và thông tin, trong không gian vô tận dùng hình thức sóng mà truyền tống, mà sóng điện từ thì bao trùm đại bộ phận. Chúng trong không gian vũ trụ tựa hồ không nơi nào không có, trong chân không cũng có thể truyền tống với tốc độ ánh sáng. Mà ánh sáng khả kiến so với sóng vô tuyến điện cũng y chang, đều là một dạng sóng điện từ. Sóng ánh sáng khả kiến có bước sóng tương đối dài, còn sóng vô tuyến điện thì có bước sóng tương đối ngắn, chỉ có chút điểm khác biệt đó thôi. 

Làm thế nào để hấp thụ năng lượng từ vũ trụ?

Nói về chân không, chúng tôi cũng đã giới thiệu nó trong loạt bài về cậu bé thông linh trước đây. Liên quan đến câu hỏi liệu có hay không có vật chất trong chân không, giới vật lý học đã lật đi lật lại nhiều lần, có một thời tranh luận không ngừng. Cuối cùng, nhờ có cơ học lượng tử giải thích, mọi người mới đạt được sự thống nhất. Giới cơ học lượng tử thông qua thực nghiệm chứng thực khái niệm “chân không không rỗng”, cho rằng trong chân không tuy không có vật chất trong ý nghĩa truyền thống tồn tại, nhưng có thể kiểm trắc được sự thăng giáng của lượng tử, do đó nó “không rỗng”. Mà trong chân không cũng tồn tại một loại năng lượng cơ bản không nơi nào không có, gọi là “năng lượng chân không”, hoặc là “năng lượng điểm không”.

Nhà vật lý Harold E. Puthoff còn tiến thêm một bước nghiên cứu, thấy rằng trong không gian của con người, trạng thái cơ bản của vật chất không phải là cố định và tĩnh chỉ như mắt chúng ta nhìn thấy, mà luôn vận động, chúng không ngừng lay động dưới tác dụng tương hỗ năng lượng điểm không tầng dưới. Khi chúng ta sử dụng loại hỗ động này để kết nối đến mô thức của thế giới lớn hơn, chúng ta sẽ phát hiện tại đó có một đại dương năng nguyên khổng lồ. Và điều đó cung cấp cho chúng ta cơ hội hấp thụ năng lượng từ chân không.

Nhưng Puthoff nói rằng ý tưởng tương tác kết nối với vũ trụ và hấp thụ năng lượng từ nó không phải là ý tưởng do ông lần đầu khởi xướng, mà nó là một thuyết pháp của rất nhiều nền văn minh cổ lão. Ví dụ, cái gọi là “Khí” của Đạo gia Trung Quốc, “Prana” trong yoga Ấn Độ, và năng lượng sinh mệnh “Mana” trong ngôn ngữ Hawaii, tất cả đều đến từ vũ trụ, nguồn năng lượng vô tận.

Mặc dù quan điểm của Puthoff đã chiêu mời một số lời chế giễu, thậm chí bị gán cho là “ngụy khoa học”, nhưng Hayward rất ủng hộ Puthoff. Bởi vì bản thân Hayward không chỉ nghiên cứu khoa học sinh mệnh, mà còn kiền thành tín Phật, mở các lớp thiền định ở nhiều nơi, cho rằng thông qua đả tọa mặc tưởng có thể giúp người nâng cao cảnh giới tư tưởng, câu thông với vũ trụ, từ đó mà hấp thụ năng lượng vũ trụ. Cụ thể mà nói, chính là thông qua phương thức cộng hưởng, dùng mô thức năng lượng tầng thứ cao trong vũ trụ hình thành cộng hưởng, bằng cách này năng lượng có thể lưu thông. Hayward nói, nguyên lý cộng hưởng quán xuyên toàn bộ vũ trụ.

Một ví dụ điển hình của việc dùng phương thức cộng hưởng để hấp thụ năng lượng, chính là xung điện vô tuyến. Cách đây nhiều năm, khi Tesla đề xuất phương án truyền tải điện vô hạn, mọi người đều chế giễu ông rằng, làm sao có thể được, không có dây dẫn, làm sao điện có thể truyền thâu? Nhưng hiện tại, thiết bị xung điện không dây di động ở khắp nơi trên đường phố. Nguyên lý xung điện cũng giống như tín hiệu nhận được của thiết bị không dây, dựa vào hiện tượng “hợp chấn” giữa hai cuộn dây điện từ. Kỳ thực trong thực nghiệm “sư tử hống” cũng có thể thấy, lực lượng làm vỡ chiếc cốc đến từ đâu? Chẳng lẽ nó không phải âm thanh từ ca thủ, chuyển di qua khoảng cách không gian?

Nhưng để sản sinh cộng hưởng với năng lượng cao tầng, hay sinh mệnh cấp cao trong vũ trụ, chúng ta phải không ngừng luyện tập để điều chỉnh tần số của thân thể chúng ta, cho đến khi nó tương đồng với tần số ở đó. Vận dụng trí huệ cổ lão Trung Hoa mà nói, chính là khi đạt đến cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”, thì hiệu ứng cộng hưởng đó mới thể hiện xuất lai, chúng ta mới tiếp thụ được tín tức của nơi đó, từ đó hấp thụ năng lượng. 

Trong sách, Hayward đề cập rằng, ký thực rất nhiều nền văn hóa cổ lão đã minh bạch được điểm này. Đây chính là vì sao phương thức tu luyện linh tính đều giảng chú trọng luyện tập  trùng phức (lặp đi lặp lại). Niệm tới niệm lui một câu Kinh văn, hoặc giống như các dân tộc bản địa, tập luyện lặp đi lặp lại cùng một loại nhịp trống và vũ đạo.

Trong khi tập luyện lặp lại ngày này qua ngày khác, thân thể phổ thông nguyên bản của chúng ta có thể từ từ điều chỉnh đến trạng thái có thể cảm tri một chủng năng lượng đặc định nào đó, chúng ta cảm thấy bản thân mình trở thành một bộ phận trong đó, điều này rất tự nhiên, cũng chính là có thể tiếp thụ được tín tức ở đó. Một hiện tượng vô cùng thú vị là, một số người có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác, bạn muốn hỏi họ làm sao thấy được, họ thường cũng không thể giải thích, chỉ nói là họ nhìn thấy được, tin hay không là tùy bạn. Hoặc đối với họ mà nói, chỉ cần thông đạo khai thông, họ liền nhìn thấy những thứ bên kia ngay trước mắt, cũng giống như điện thoại di động tự nhiên nhận được cuộc gọi vậy. 

Phân hình (Fractal)

Vậy thì, lợi dụng hiệu ứng cộng hưởng, làm sao có thể tiếp thụ được tín tức trong vũ trụ?

Hayward nói, đây không thể không đề cập đến phân hình học được Benoit Mandelbrot phát kiến. Mandelbrot là một nhà toán học sinh năm 1924 tại Ba Lan. Ông tin rằng rất nhiều vật thể trong giới tự nhiên, chỉnh thể và bộ phận đều có các đặc tính “tự tương tự”, đó chính là khái niệm “phân hình” (fractal). Một ví dụ rất điển hình là hoa súp lơ, mỗi nụ hoa nhỏ li ti là một hình ảnh thu nhỏ của cả bông súp lơ.

Mà trong giới tự nhiên có rất nhiều sự vật thông thường bị coi là thô tháo hoặc hỗn loạn, kỳ thực cũng đều có đặc tính tự lặp lại. Một ví dụ mà Mandelbrot thường trích dẫn là đường bờ biển. Phóng to 10 lần hoặc 100 lần đối với một đoạn nhỏ của đường bờ biển sẽ trông rất giống với hình dạng tổng thể của đường bờ biển.

Một ví dụ khác là một đám mây lơ lửng trên bầu trời, trông có vẻ không có quy tắc, cũng không ổn định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi các đám mây được phóng đại và quan sát, hình dạng cục bộ của nó tương đồng với tổng thể. Tính tương đồng này vẫn tồn tại ngay cả khi khu vực bị thu nhỏ xuống còn một phần triệu.

Trong lĩnh vực sinh học, phân hình xuất hiện thường xuyên hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tại tế bào thần kinh trong nhân thể, kết cấu sợi do protein cơ động tổ thành, còn có tế bào trong quá trình di cư, đều phát hiệu hiện tượng phân hình – hay tính tương tự cao độ. Có thể nói, hiện tượng phân hình trong sinh vật học tế bào không đâu không có, từ protein đến tế bào quan, cho đến chỉnh thể tế bào đều có thể nhìn thấy.

Mandelbrot sau đó đã đề xuất rằng, các kết cấu nhỏ như mạch máu và phổi, cho đến lớn như tia chớp, và thậm chí các thiên hà trong vũ trụ, cũng đều có những đặc tính như vậy. Sau khi ông dùng toán học mô hình hoàn mỹ trình hiện khái niệm “tính tương tự” của phân hình, toàn bộ giới khoa học đều chấn động. Bởi vì Mandelbrot dường như đã sử dụng toán học để chứng minh một thuyết pháp của Phật gia về “mỗi bông hoa, một thế giới”, không chỉ là một loại tâm cảnh của người tu luyện, mà có khả năng là tồn tại chân thực.

Hayward, người đã nghiên cứu khá kỹ về văn hóa Phật gia, cũng nghĩ như vậy, cho rằng sự tồn tại của phân hình khiến người ta có thể “trong một hạt cát nhìn thấy vô hạn”. Dùng khái niệm phân hình học mà lý giải, thế giới trông có vẻ hỗn loạn này kỳ thực là có trật tự, mỗi bộ phận từ vi quan đến vĩ quan đều có một bộ mô thức tồn tại của bản thân nó. Kỳ thực trong khái niệm cơ học lượng tử cũng như vậy. Trong thế giới lượng tử, toàn bộ thế giới là một chỉnh thể không thể tách rời, là do các bộ phận nhỏ kết hợp và liên kết với nhau mà thành, là luôn vận động và lưu động. 

Trong một thế giới như vậy, một bông hoa có thể là một thế giới, một cá nhân cũng có thể là một vũ trụ, hay là một phân hình trong đại vũ trụ nào đó. Vì vậy, khi các tần số được nhất chí, chúng ta rất tự nhiên có thể cùng ý thức năng lượng trong đại vũ trụ sản sinh cộng hưởng. Đây giống như mối quan hệ giữa âm thoa và đàn piano. Khi người điều âm tiến hành điều âm, anh ta gõ vào âm thoa và âm thoa sẽ phát xuất trung âm C, và sau đó người điều âm đặt âm thoa lên bảng âm của đàn piano. Nếu âm chuẩn trung ương C của đàn piano được căn chỉnh tốt, đàn piano sẽ hưởng ứng với âm thoa, sản sinh cộng hưởng, phát xuất âm thanh đồng dạng. Hayward nói, đây có thể là phương thức con người giao tiếp với Thần.

Nếu chúng ta không cách nào câu thông với bên kia, nghĩa là tần số của chúng ta chưa được hiệu chỉnh tốt, hãy luyện tập nhiều hơn, tu chính bản thân, biết đâu một ngày không xa chúng ta liền có thể. Cũng giống như thí nghiệm làm vỡ chiếc cốc mà chúng ta đã nói từ đầu, nếu chúng ta thực sự có thể câu thông với những sinh mệnh cao cấp có năng lượng khổng lồ trong vũ trụ, thì năng lượng chúng ta có thể hấp thu được cũng rất khổng lồ. Trong tập thứ hai, chúng tôi đã đề cập đến hai “Thầy gọi mưa”, chỉ bằng cầu nguyện thành tâm, họ đã mượn được lực lượng của vũ trụ, vì bách tính mà cầu mưa thành công. Nhưng điều này, cho đến nay, vẫn là một bài toán mà giới khoa học chưa cách nào giải quyết. 

Chúng tôi xin dừng giới thiệu nội dung cuốn sách “Thư gửi Vanessa” tại đây. Có những nội dung thú vị khác trong cuốn sách, chẳng hạn như trải nghiệm cận tử và thí nghiệm trong đó ý thức ảnh hưởng đến thế giới vật chất, quý vị có thể tìm đọc cuốn sách nếu có thời gian.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version