Đại Kỷ Nguyên

Cậu bé thông linh P4: Sự đối ứng giữa nhân loại và tinh cầu là do sinh mệnh cao tầng khống chế?

Nhà khoa học nói rằng sở dĩ đương thời ông ấy phủ nhận một cách sai lầm sự tồn tại của linh hồn, là vì ông đã rơi vào cái bẫy của logic quy nạp. Bản chất của logic quy nạp là từ cái đặc thù mà quy ra cái phổ biến, do đó rất dễ “dĩ thiên khái toàn”, tức là dùng một nhóm để khái quát toàn thể, mà trong văn chương thì biểu hiện là “đoạn chương thủ nghĩa”…

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta tiếp tục kể câu chuyện của cậu bé M có năng lực thông linh. Nhân vật chính của câu chuyện hôm nay là linh hồn của một nhà khoa học do ông nội của cậu bé M mang đến.

Cậu bé cảm giác rằng nhà khoa học này khi còn tại thế đã có một danh tiếng nhất định, nhưng ông ấy đã không nhắc đến tên của mình, chúng ta tạm thời gọi ông ấy là S. Ông S sở dĩ đến gặp cậu, vì ông nội cậu dự ngôn một ngày nào đó cuốn nhật ký của cậu sẽ được xuất bản, “giúp mọi người thắp sáng bóng tối”. Ông S nói rằng rất nhiều quan điểm mà ông ấy đã từng phát biểu khi tại thế, chẳng hạn như sự tan rã của nhục thể cũng đồng nghĩa với sự kết thúc của ý thức, tất cả đều sai lầm. Hiện tại ông ấy rất hối hận, và hy vọng cậu bé đưa ông ấy vào nhật ký của mình, nói cho thế nhân biết rằng những quan điểm đó là sai trái.

Sự nguy hiểm của logic quy nạp

Linh hồn nhà khoa học nói rằng sở dĩ đương thời ông ấy phủ nhận một cách sai lầm sự tồn tại của linh hồn là vì ông đã rơi vào cái bẫy của logic quy nạp. Bản chất của logic quy nạp là từ cái đặc thù mà quy ra cái phổ biến, do đó rất dễ “dĩ thiên khái toàn”, tức là dùng một nhóm để khái quát toàn thể, mà trong văn chương thì chính là “đoạn chương thủ nghĩa”.

Làm thế nào có thể dùng một nhóm để khái quát toàn thể đây? Ví dụ, những con quạ mà chúng ta thường thấy đều có màu đen tuyền. Bằng logic quy nạp mà suy diễn, chúng ta có thể rút ra kết luận, rằng tất cả các con quạ đều có màu đen. Tuy nhiên, cũng có những con quạ mỏ trắng, chủ yếu ở Quần đảo Solomon. Ngoài ra còn có loài quạ châu Phi cổ trắng, phổ biến ở đông nam châu Phi. Thậm chí có những con quạ toàn thân trắng, ở Nhật Bản chúng được gọi là loài quạ may mắn. Có thể thấy, các loài quạ trên thế giới kỳ thực hoàn toàn không “đen tuyền”. Do đó, kết luận “thiên hạ đen như quạ” được suy diễn bằng logic quy nạp là sai lầm.

Vậy làm thế nào người ta có thể sử dụng logic quy nạp để suy luận rằng linh hồn không tồn tại? Khi nói đến linh hồn, người bình thường chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thịt. Do đó con người giao lưu với các linh hồn chủ yếu thông qua các nhà ngoại cảm. Tuy nhiên, trong giới ngoại cảm xác thực có một số kẻ giả mạo, không có năng lực thông linh chân chính. Còn có một số nhà ngoại cảm trong việc truyền đạt tin tức thường thêm vào một số quan điểm và lý giải của bản thân, làm mơ hồ chân tướng, cũng dễ tạo thành việc khiến người ta không tin. Theo cách hiểu này, một số người cho rằng mọi hiện tượng tâm linh đều là những mánh khóe lừa người, rồi dùng logic quy nạp để suy luận rằng linh hồn “chẳng qua là sản vật của lực tưởng tượng mà thành”. Trong số đó có nhà khoa học S do ông nội của M mang đến. Nhưng bây giờ ông ấy đã thanh tỉnh, bởi vì bằng chứng minh hiển nhất đang ở trước mặt, đó mới là chính bản thân ông.

Chân không không trống rỗng

Liên quan đến năng lực thông linh, kiến giải ​​của nhà khoa học S là gì? Ông cho rằng thông linh là “một loại năng lực nhìn thấy những tần số tinh vi hơn, cao tầng hơn của đại tự nhiên, tần số mà mắt thịt không thể nhìn thấy được”. Điều này nên được lý giải như thế nào?

Nhìn thấy vẻ mơ hồ khó hiểu của cậu bé M, ông S tiến thêm một bước giải thích rằng, khi bạn ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, bạn nghĩ đó chỉ là một “chân không” được điểm xuyết vô số những vì sao. Trên thực tế, “chân không” chứa đầy những vật chất siêu vi, với tần số “rung động” cực nhanh. Tuy nhiên, mắt người không thể cảm nhận được. Vì vậy, nó trông có vẻ như “trống rỗng”, “hư không”.

Về khái niệm “chân không không trống rỗng”, các cuộc thảo luận trong cộng đồng khoa học luôn diễn ra náo nhiệt. Hơn 2.000 năm trước, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle tin rằng chân không dường như hư vô, kỳ thực không phải là “trống rỗng”, mà trong đó tồn tại một chủng vật chất gọi là “Thái” (Luminiferous aether). Vào giữa thế kỷ 19, nhà vật lý James Maxwell đã thiết lập lý luận điện từ học, cho rằng ánh sáng là một loại sóng điện từ truyền trong không gian với tốc độ ánh sáng. Để ánh sáng truyền đi được, tự nhiên cần có môi giới (vật chất trung gian), do đó ông nhìn nhận rằng “Thái” trong chân không là chân thực tồn tại; sóng điện từ của ánh sáng chính là lấy sự rung động của “Thái” mà hình thành. Tuy nhiên, đến năm 1905, thuyết tương đối hẹp của Einstein ra đời. Thuyết tương đối hẹp tin rằng bản thân trường điện từ là một dạng vật chất, và sóng điện từ là một trong những hình thức vận động của vật chất này, và nó không cần phải dựa vào một phương tiện như “Thái” để lan truyền. Vì vậy lý thuyết “Thái” đã bị phủ quyết.

Tuy nhiên, 20 năm sau, nhà vật lý người Anh Paul Dirac, một trong những người sáng lập ra điện cơ học lượng tử, tin rằng chân không có thể được xem như một đại dương lấp đầy các điện tử ở mọi trạng thái năng lượng phụ, trong khi các điện tử mang năng lượng chính đang vận động trên đại dương này. Sau đó, một nhà khoa học khác là Carl Anderson trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra loại điện tử mang năng lượng chính này. Cả hai nhà khoa học đều được trao giải Nobel. Khái niệm “chân không không trống rỗng” đã được thế giới vật chất tiếp thụ một lần nữa, và “Thái” đã lại hồi quy dưới phương thức “biển điện tử”.

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà vật lý không chỉ dừng lại ở đó. Năm 1964, nhà vật lý lý luận người Anh Peter Higgs đề xuất rằng trong một trạng thái chân không nhất định, khi mà học thuật gọi là “phá vỡ đối xứng tự phát” phát sinh trong trạng thái chân không, có thể khiến các lạp tử trong trường điện từ thu được chất lượng, cũng chính là thực hiện “vô trung sinh hữu”, tức là từ không mà sinh ra. Loại lạp tử này được gọi là sắc tử sóng Higgs (Higgs boson). Vào năm 2012, các nhà khoa học tại CERN đã phát hiện ra sắc tử sóng Higgs tại máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider). Higgs nhờ đó đã giành được giải Nobel Vật lý năm 2013.

Tại sao sắc tử sóng Higgs lại quan trọng như vậy? Bởi vì nó giải quyết một trong những vấn đề căn bản nhất của vật lý: khởi nguồn của chất lượng, tức là làm thế nào để sinh ra những vật chất hữu hình từ hư vô. Do đó, sắc tử sóng Higgs còn được gọi là “Lạp tử của Thượng Đế”. Khi nào có cơ hội, chúng tôi có thể nói về nó một cách chi tiết. Lật lại quá khứ, Đạo gia Trung Quốc có khái niệm rằng “Hỗn độn sinh vô cực, vô cực sinh thái cực” – điều này đã được chứng bởi máy gia tốc hạt lớn ở thế kỷ 21, đây chẳng phải là một điều rất thú vị sao?

Vì vậy, với tư cách là một nhà khoa học, S tin rằng không chỉ trong chân không, mà trong toàn bộ vũ trụ đều chứa đầy các chủng các dạng vật chất, và kết cấu của vũ trụ là “trong thế giới lại bao hàm thế giới”, giống như một bánh xe lớn trong một kết cấu cơ giới lại bao hàm những bánh xe nhỏ. Nhưng con người nhìn không thấy những vật chất vi quan hơn. Ví dụ, vật chất cấu thành linh hồn của ông S phi thường vi tế, đến nỗi giáo sư Palmer không cách nào cảm nhận được chúng, nhưng cậu bé M, người có tầm nhìn siêu việt phạm vi người bình thường, có thể nhìn thấy chúng.

Linh hồn nhà khoa học S cũng nói rằng con người trên Trái Đất chỉ biết rằng có không gian ba duy độ: dài, rộng và cao. Kỳ thực, các không gian khác còn có càng nhiều duy độ hơn. Ví dụ, không gian mà ông ấy đang sở tại có nhiều hơn không gian của nhân loại một duy độ, mà ông ấy gọi là “độ xuyên thấu”.

Hình thể, sinh mệnh, chiêm tinh học

Sau khi nói xong điều này, ông S lại nói về khoa học sinh mệnh. Ông nói rằng, các nhà khoa học ngày nay quá chú trọng đến “hình thể”, mà bỏ qua phần trọng yếu hơn, chính là “sinh mệnh”. Theo quan điểm của họ mà nói, cấu tạo sinh vật thể càng phức tạp, trạng thái ý thức càng cao cấp. Ví dụ, họ tin rằng con người có ý thức và thông minh hơn ếch, vì con người có các tổ chức cơ quan phức tạp và tinh xảo hơn ếch.

Ông S cho rằng đây là một sự ngụy biện, bởi vì chân tướng kỳ thực là, “Sinh mệnh có thể tồn tại mà không cần gắn liền với một hình thể, và một hình thể chỉ là một biểu hiện đặc định của trạng thái sinh mệnh.”  Vạn sự vạn vật thế gian, chỉ cần là có sinh mệnh liền tồn tại ý thức, chỉ là do con người nhận thức không tới mà thôi. Ví như, các nhà khoa học cho rằng cây là có sinh mệnh, nhưng không có ý thức, nhưng sinh mệnh trong linh giới biết điều này là sai, bởi vì ngay cả một cái cây, miễn là nó đang sống, thì cũng đều có ý thức vi nhược. Cậu bé M đã từng nhìn thấy một yêu tinh cây cổ thụ, trông giống như tinh linh trong truyện cổ tích, chân dài thon, đội mũ đỏ, màu sắc thân thể như màu thân cây, có lúc nhảy qua nhảy lại, trông rất tinh nghịch. Vì vậy, cậu biết rằng những gì ông S nói là không sai.

Ông S tiếp tục nói về chiêm tinh học. Ông nói, “Mỗi loại nguyên tố đều là nơi cư ngụ của tinh linh, có tinh linh lửa, tinh linh nước, tinh linh gió… Tinh linh nước và gió trong một mức độ nhất định có thể ảnh hưởng đến sự biến hóa thời tiết.” Và “Mặt Trời cũng là một trạng thái vật chất của một linh thể vĩ đại”, những người sùng bái “Thần Mặt trời” thời cổ đại không phải là vô tri và mê tín, việc thờ cúng của họ không phải là thần thoại hư cấu. Đối với các hành tinh khác, bao gồm cả Trái Đất, cũng đều có linh hồn, và chiêm tinh học cổ đại tuyệt đối không phải là mê tín. Ông S thuyết đạo: “Ảnh hưởng đến vận mệnh của nhân loại không phải bản thân các tinh cầu, mà là lực lượng từ trường do tinh linh các hành tinh trong thiên thể giải phóng ra.” Vì vậy, điều này trả lời một câu hỏi: Tại sao những hành tinh xa xôi kia lại liên quan mật thiết đến nhân loại chúng ta? Bởi vì vận mệnh của cả hai đều do những sinh mệnh cao cấp khống chế.

Năng lực dự kiến tương lai

Tiếp theo, ông S nói về năng lực dự trắc của sinh mệnh trong linh giới. Ông nói, cần bắt đầu giảng từ ý niệm của con người. Con người làm điều gì đều do ý niệm của họ chỉ huy khống chế, điều đó không sai phải không? Tuy nhiên, ý niệm kỳ thực không bắt nguồn từ thế giới vật chất của chúng ta, mà đến từ một tầng thứ cao hơn. Mỗi một ý niệm xuất hiện trong đầu não chúng ta, đều đã tồn tại trong thế giới của nó trước đó. Do đó, chúng biết những thứ chúng ta muốn đưa vào hành động trước khi chúng ta làm những thứ đó. Từ vĩ mô mà nói, hoạt động của toàn thể nhân loại cũng như vậy, chính là giống như một bộ phim, những linh hồn như ông S có thể nhìn rõ kịch bản đã viết sẵn. Còn con người chúng ta, với tư cách vừa là diễn viên, vừa là khán giả, tất sẽ dưới sự chỉ huy của ý niệm mà chiểu theo kịch bản mà diễn dịch chủng chủng các biến thiên của nhân thế.

Tuy nhiên, ông S cũng thừa nhận rằng đôi khi ước tính thời gian không chuẩn xác. Vì như vừa đề cập, họ và chúng ta ở các duy độ không gian bất đồng, và khái niệm thời gian của hai bên cũng khác nhau, nên sẽ có sai số khi tính toán. Hơn nữa, do đạo đức con người xuống cấp và nhân tính bất trắc vô thường, nên có lúc kịch bản cần được vi chỉnh một chút, và một số nơi cục bộ liền phát sinh biến hóa. Vì vậy, ông S nói, “Khi những dự ngôn của chúng tôi không hoàn toàn ứng nghiệm, xin đừng chỉ trích chúng tôi quá lời.”

Ông S chỉ minh bạch những sai lầm của mình với tư cách là một nhà khoa học sau khi qua đời không lâu. Lượng lớn chân tướng liên quan khiến người ta được mở rộng tầm mắt.

Mười bốn nguyên tắc hòa bình của cựu Tổng thống Mỹ Wilson

Bên cạnh nhà khoa học S, một người nổi tiếng khác cũng xuất hiện trong cuốn nhật ký của cậu bé thông linh M là Tổng thống Mỹ Wilson trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất.

Ông Wilson đã đề xuất mười bốn nguyên tắc hòa bình sau chiến tranh, hy vọng tránh được một cuộc đại chiến thế giới lại phát sinh, bao gồm không ngoại giao bí mật, tự do hàng hải, xóa bỏ các chướng ngại đối với thương mại quốc tế, hạn chế vũ khí và thành lập các liên minh quốc tế để duy trì hòa bình thế giới, v.v. Những nguyên tắc này sau đó đã trở thành cương lĩnh chỉ đạo của Hội nghị Hòa bình Paris. Wilson đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1919 nhờ đề xuất về việc thành lập một Liên minh các quốc gia.

Tuy nhiên, vị “trưởng lão” nói với cậu bé rằng, mười bốn nguyên tắc hòa bình của Wilson kỳ thực được khải phát từ những sinh mệnh cao tầng ở không gian khác. Họ muốn giúp nhân loại duy trì hòa bình, vì vậy họ đã chọn Wilson, người cả đời kiền thành tín ngưỡng, để đưa ra thông điệp. Nhưng về điều này, M cảm thấy rằng bản thân Wilson có thể không biết, mặc dù trong Thế chiến thứ nhất, M đã nhìn thấy linh hồn của Wilson ở không gian cao tầng vào ban đêm một hoặc hai lần. Tuy nhiên, đối với Wilson mà nói, ông ấy có thể nghĩ rằng lúc đó mình đang mộng du tiên cảnh và đã được truyền cảm hứng từ đó.

Thật đáng tiếc khi nhân loại đã bất tuân ý nguyện của những sinh mệnh cao tầng. Những nguyên tắc chống chiến tranh đó cuối cùng không cách nào thực thi được. M cảm thấy rằng linh khí xung quanh không có dấu hiệu hòa bình, và cậu dự ngôn trong nhật ký của mình rằng quốc gia bại trận sẽ phục hận, nhưng cậu sẽ không sống đến ngày đó. Thế chiến thứ 2 đã bùng nổ sau đó bắt nguồn từ sự phục hận của Đức, ấn chứng dự ngôn của M, nhưng lúc đó ông đã không còn tại nhân thế nữa.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version