Một họa sĩ thần đồng được sinh ra với một lời tiên tri bí ẩn, bốn tuổi bắt đầu học nghệ thuật thiên đường, chuyển tải thông điệp của Chúa: Thánh địa chí cao là Trái Đất mới, chìa khóa để mở ra nền văn minh tiếp theo là gì?
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! hôm nay chúng ta sẽ nói về hội họa nhé.
Năm 2019, một bức tranh sơn dầu của một đứa trẻ 8 tuổi được mua với giá cao ngất ngưởng 850.000 đô la Mỹ, gây chấn động dư luận. Đây là bức chân dung “Đứa trẻcủa hòa bình” năm 2003 của Akiane Kramarik, một họa sĩ nhí thần đồng nổi tiếng ở Mỹ.
Vậy Akiane có trải nghiệm thần kỳ nào, và tại sao cô bé ấy được gọi là thần đồng?
Lời tiên tri bí ẩn
Akiane sinh năm 1994 tại Illinois, Mỹ. Một ngày trước ngày tròn tháng của cô bé, mẹ cô nhận được một cuộc gọi lạ. Cuộc gọi điện thoại đến từ châu Âu cho biết, ở Armenia, một phụ nữ tên là Victoria đang tuyên bố rằng, một cô bé tên là Akiane là đứa trẻ được Chúa chọn, và cô bé tương lai sẽ xuất chúng. Cha mẹ của Akiane cảm thấy đây không phải là một kẻ nói dối.
Thật bất ngờ, không mất nhiều thời gian, một người phụ nữ tên Victoria đã tự mình gọi điện thoại cho mẹ cô bé Akiane; bà ấy dùng khẩu âm Nga rất nặng của mình để mô tả những điều thú vị mà Akiane sắp trải qua, dù khá vất vả với vốn tiếng Anh ít ỏi, nhưng đầy nhiệt huyết. Mẹ của Akiane lịch sự bày tỏ biết ơn với người phụ nữ không quen biết, nhưng rồi quên luôn chuyện đó. Tại sao? Bởi vì lúc đó cha mẹ của Akiane không tin vào Chúa, nên họ không để tâm đến những lời họ vừa được nghe.
Akiane đã được mẹ giáo dục ở nhà với các anh em của cô bé từ khi còn nhỏ, và cô bé không đến trường. Gia đình hiếm khi giao thiệp với hàng xóm, không xem TV, và cũng không bao giờ nói về Chúa.
Tuy nhiên, từ năm 4 tuổi, có một vị giáo sư đã dạy Akiane vẽ trong giấc mộng của cô bé. Cô bé nói rằng vị giáo sư của cô sống trong “thế giới ánh sáng”, nơi đó thuần khiết và hoa mỹ, có những màu sắc mà không có trên nhân thế. Học xong thì thực hành, nên Akiane bắt đầu vẽ khắp nơi, ở các bức tường, cửa sổ, đồ đạc, trang sách, bất cứ nơi nào cô bé có thể tiếp cận, đều có hàng trăm bức chân dung và nhân vật. Đôi khi, cô bé sử dụng than trong lò sưởi để vẽ, đôi khi, cô sử dụng trái cây và rau hái từ vườn rau làm cọ vẽ. Không ngạc nhiên khi cô bé hay bị bố mẹ mắng.
Đứa trẻ oan ức bắt đầu mô tả cho mẹ những gì mình đã thấy và nghe trong giấc mơ của mình, nhưng mẹ cô lớn lên ở Lithuania và từ nhỏ đã được giáo dục bởi chủ nghĩa vô thần của Liên Xô cho đến khi trưởng thành, nên bà hoàn toàn không tin. Vừa may, đúng lúc này, bà ngoại của cô bé đã đến.
Mặc dù bà ngoại chỉ sống với họ trong thời gian một tháng, nhưng bà đã có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của Akiane. Bởi vì bà ngoại là người duy nhất trong gia đình có thể thấu hiểu được cảnh mộng của Akiane và khuyến khích cô bé sáng tác. Bà lặng lẽ nói với Akiane: “Bà đã tin vào Chúa cả đời mình, nhưng ở Lithuania, bà ngại chia sẻ đức tin của mình với gia đình và bạn bè. Akiane, cháu đừng lặp lại sai lầm của bà. Hãy chia sẻ đức tin của cháu với những người khác. Cuộc sống của cháu và những người khác sẽ được Chúa ban phước bởi điều này. Mãi mãi đừng bao giờ từ bỏ niềm đam mê hội họa của cháu!”
Bà ngoại cũng kể câu chuyện về mẫu thân của mình, bà cố Victoria. Trong Thế chiến thứ hai, bà cố Victoria đã mất chồng, mất cánh tay phải, và cả một đứa con. Một mình bà cố nuôi 5 người con trong khó khăn. Trong khốn cảnh như vậy, bà ấy thực sự đã liều mạng sống của gia đình mình để nhận họ hàng Do Thái của mình, và ẩn náu một cách thần kỳ trong hai năm cho đến khi chiến tranh kết thúc. Câu chuyện này khiến Akiane kiên định tín niệm của mình, đó là, cô bé đã hứa với Chúa sẽ nỗ lực vẽ tranh để giúp đỡ người khác.
Sau đó, Akiane đã vẽ bức tranh “Vũ điệu thời gian” (Dancing Against Time) để tưởng nhớ những việc làm thiện lương của bà cố. Cô bé nói:
“Đối với tất cả những người trên thế giới đang nỗ lực giành lấy tự do, bức tranh ‘Vũ điệu của thời gian’ là lời tri ân của tôi dâng tặng họ. Nó được hiểu theo cách như vậy – trên chân nến, ngọn lửa của ngọn nến hóa thành chín vũ công, vì người khác mà hy sinh mạng sống của mình, để soi sáng những khoảnh khắc đen tối nhất của chúng ta, và để tưởng nhớ những điều Thần Thánh nhất của sinh mệnh.”
Sau khi bà ngoại rời đi, cha mẹ cô trở nên khoan dung và thấu hiểu hơn đối với Akiane, và bắt đầu mua các dụng cụ vẽ tranh để hỗ trợ cô sáng tác.
Một bước ngoặt quan trọng
Một điều khó tin đã xảy ra với Akiane khi cô bé mới 5 tuổi, và nó trở thành bước ngoặt trong cuộc đời cô bé.
Một ngày nọ, Akiane đột nhiên biến mất, và mẹ cô không thể tìm thấy cô ở đâu. Akiane thường ngoan ngoãn vẽ ở nhà, tại sao lại không thấy đâu? Người mẹ lo lắng bắt đầu lo lắng, chẳng lẽ Akiane bị bắt cóc? Vì vậy, bà vội vàng gọi cảnh sát.
Ngoài lực lượng cảnh sát, đội cứu hỏa cũng tham gia tìm kiếm, thậm chí có cả chó cảnh sát cũng được điều động. Bằng cách này, họ đã tìm kiếm tất cả những nơi mà Akiane có thể đến, và sau mười giờ trôi qua, họ vẫn không tìm thấy Akiane.
Đúng lúc mẹ cô và gia đình lo lắng đến suy sụp, thì Akiane đột nhiên bình an từ đâu đó đến trước mặt họ.
Vậy Akiane đã đi đâu trong thời gian lâu như vậy?
Akiane nói với mẹ rằng mình không bị kẻ xấu bắt cóc, cũng không bị mất tích, cô bé chỉ ngủ thiếp đi và có một giấc mơ. Trong giấc mơ, Akiane được Chúa đưa đến một chốn giống như thiên đường, nơi mọi thứ hoàn toàn khác với ngoài đời thực. Chúa đưa Akiane đi chu du khắp nơi, và cô bé cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Khỏi cần phải nói, ai cũng không tin những gì Akiane nói, nhưng cảnh sát cũng không tìm thấy vết tích của Akiane ở nơi nào sau đó.
Có thật là Akiane đã “ngủ nướng” dưới ánh mắt của mọi người mà không ai phát hiện ra cô bé không? Liệu đây có phải là phép ẩn thân tàng hình?
Đứa trẻ của hòa bình
Sự việc khiến người ta kinh ngạc này cứ thế trôi qua. Nhưng kể từ đó, Akiane đã dành một tâm huyết lớn cho hội họa. Cô bé sẽ dậy vẽ từ lúc 4 giờ mỗi ngày, đôi khi cô bé vẽ liền trong bốn hoặc năm giờ. Cảm hứng cho những bức tranh thường đến từ những khung cảnh mà cô bé nhìn thấy trong mơ. Vì vậy, Akiane còn được gọi là “đứa trẻ vẽ những giấc mơ”.
Vậy Akiane muốn vẽ ai nhất? Tất nhiên là vị giáo sư dạy cô bé vẽ. Điều kỳ lạ là, mỗi khi cô bé muốn vẽ ông thầy này, giọng nói và nụ cười của ông ấy lại biến mất khỏi đầu não của cô bé.
Nếu không hình dung được, hãy tìm một mô hình. Akiane bắt đầu tìm kiếm hình mẫu ở khắp nơi, trong siêu thị, ngoài đường, hỏi những người xung quanh, và hỏi những người quen, nhưng cô bé không tìm được người nào giống vị giáo sư. Sau vài năm, Akiane đã 8 tuổi, và những bức tranh sơn dầu của cô bé đã khá ổn, nhưng cô vẫn chưa vẽ được người mà cô kính trọng nhất.
Nhưng Akiane đã không từ bỏ việc tìm kiếm. “Công phu bất phụ hữu nhân tâm”, người chăm chỉ có tâm ắt sẽ được đền đáp. Cuối cùng một ngày nọ, một người thợ mộc được giới thiệu đến gõ cửa. Anh ấy đến để làm người mẫu cho Akiane. Thoạt nhìn qua, Akiane vui mừng khôn xiết. Đây chỉ đơn giản là bản sao của vị giáo sư trong mộng!
Sau 40 giờ, bức chân dung của vị giáo sư đã hoàn thành. Đây chính là bức tranh “Người con của Hòa bình”. Nguyên mẫu của nhân vật trong cuốn sách bán chạy nhất “Thiên đường là chân thật” (Heaven is for Real), Colton Burpo đã nhìn thấy bức tranh này và nói rằng, đây là hình ảnh Chúa Giêsu trên thiên đường.
Một chút giới thiệu về Colton Burpo. Anh ấy suýt chết trong một ca phẫu thuật cấp cứu khi mới lên 4. Anh ấy nói rằng anh ấy đã rời khỏi cơ thể của mình trong quá trình giải cứu và lên thiên đường, anh ấy cũng nhìn thấy Chúa Giêsu và các thiên thần. Nhiều người tin rằng những gì Burpo nói là sự thật. Và bức tranh này của Akiane dường như xác nhận những gì Burpo nói là đúng.
Tuy nhiên, bức tranh này đã trải qua những kiếp nạn kể từ khi ra đời. Nó đã bị đánh cắp bởi người môi giới đầu tiên, và cuối cùng sau khi được trả lại, thì lại bị người môi giới thứ hai bán nhầm. Người mua giấu bức tranh sâu trong két sắt, và phải đến năm 2019, người ta mới thấy lại bức tranh.
Trong mông lung tự có Thiên ý
Khi Akiane chia sẻ câu chuyện đằng sau bức tranh này, cô bé đã từng nói rằng, giống như bức tranh này, rất nhiều bức tranh của cô bé sẽ phải trải qua một số sóng gió mới có thể xuất hiện trước nhân thế. Ví dụ, bức tranh “Sứ giả” (The Messenger – hay “Tín sử”).
Lúc đầu, trong não cô bé xuất hiện một tiêu đề “Sứ giả” và một con cú tuyết trước cửa một sơn động. Cô bé nghĩ đó là một tác phẩm dễ dàng. Tuy nhiên, khi bức vẽ gần hoàn thành, hình tượng con cú tuyết đã biến mất khỏi tâm trí cô bé, thay vào đó là một con nai sừng tấm và hai con đại bàng bay lượn trên sơn động. Akiane đã sửa bức tranh. Không ngờ, hình ảnh trong đầu cô bé lại thay đổi, và một con sói xuất hiện. Akiane lại phải sửa một lần nữa. Ngay sau khi sửa xong, con sói lại biến mất, và Akiane nhìn thấy hồ trước cửa hang bắt đầu đóng băng, một lữ nhân đặt chân xuống hồ băng, và rời khỏi sơn động; một con đại bàng đã dẫn ông ta đi. Akiane chợt hiểu rằng Sứ giả chính là con đại bàng đang bay lượn trên thiên không.
Còn có bức tranh “Phật Pháp” (Dharma) mà cô bé đã hoàn thành trong 3 năm.
Để tìm linh cảm, Akiane đã du hành đến một địa phương xa lạ, đột nhiên cô muốn vẽ một đứa trẻ. Cậu bé trong xóm nguyện ý làm người mẫu; cậu bé vô cùng ít nói, an tĩnh, và rất hợp tác. Tuy nhiên, sau khi bức tranh được hoàn thành, cha mẹ của đứa bé đã không muốn cho phép bức tranh được triển lãm. Điều này có nghĩa là tác phẩm chỉ có thể bị xếp xó. Akiane không cam tâm lãng phí những tháng ngày làm việc tâm huyết của mình, vì vậy cô bé nghĩ, tốt hơn là nên thay đổi khuôn mặt trong tranh. Tuy nhiên, khi cô bé muốn động thủ làm điều đó, cô không thể viết bất cứ điều gì, như thể cả cơ thể cô đang kháng cự. Cô bé chỉ có thể thở dài và cất bức tranh lần nữa. Sau một thời gian dài, một ngày nọ, dưới sự chỉ dẫn của mộng cảnh, cô bé choàng thêm một chiếc khăn choàng màu vàng cho đứa trẻ trong tranh. Vừa hoàn thành xong nét vẽ cuối cùng, thì giấy ủy quyền triển lãm tranh cũng được gửi đến.
Akiane nói rằng quá trình tạo ra bức tranh này khiến cô bé nghĩ đến Phật Pháp. Cô cảm nhận rằng Phật Pháp là nhận thức của đạo đức và trách nhiệm, là sự hòa hợp của linh tính và nhân tính. Bạn không có cách nào nhận thức Phật Pháp mà không trải qua rèn rũa và tu luyện; không có con đường tắt nào cho quá trình tu luyện này. Tại sao Đường Tăng lại phải vượt qua chín chín tám mươi mốt phương nạn trước khi đắc được Chân Kinh? Đây là đạo lý.
Các môn đồ của Chúa Giêsu bắt đầu nói về Phật Pháp! Thật thú vị, phải không? Trên thực tế, điều này không có gì khó hiểu. Bởi vì Akiane đã từng nói rất rõ ràng, “Tôi không thuộc về bất kỳ giáo phái hay tôn giáo nào, tôi chỉ thuộc về Chúa!” Không có giáo đường nào trên thế giới của Thần, không có Thần miếu, nhưng lại có Pháp. Nếu Thần triển hiện Phật Pháp cho Akiane, tại sao cô bé không thể thành thực biểu đạt sự lĩnh ngộ của mình?
Vẽ những bức tranh của tương lai
Chính vì vậy, tranh của Akiane không giới hạn ở chủ đề tôn giáo, tranh của cô bé luôn thiên biến vạn hóa, và chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Một số người nói rằng các bức tranh của Akiane là để cảnh tỉnh thế nhân, trong khi những người khác nói rằng Akiane nói về tương lai. Chúng ta hãy cùng nhau xem qua.
Bức tranh “Những con gấu trước ánh sáng” (Light Bearers) này cho thấy năm loại phản ứng khác nhau của con người đối với Thần. Vào thời điểm đó, Akiane, 9 tuổi, giải thích nó như thế này: “Ánh sáng của Thần chiếu vào chúng, và chỉ có ba bầy gấu cảm nhận được ánh sáng: một bầy muốn ly khai ánh sáng, bước một chân vào bóng tối. Bầy kia bị ánh sáng kích nộ, hướng thiên mà gầm. Bầy thứ ba là một cặp mẹ con gấu ở góc trên bên phải, chúng ngẩng cao đầu, đầy vẻ kính sợ và ngưỡng mộ. Trong số 5 bầy gấu, cặp mẹ con gấu này là duy nhất có bóng ảnh được phản chiếu dưới dòng suối – điều này có nghĩa là chỉ những người biết Thần mới có thể chân chính nhận thức chính mình. Hai bầy còn lại hoàn toàn không nhận ra sự tồn tại của ánh sáng: một bầy đấu tranh với đồng loại vì tư lợi, và bầy kia bận bịu thu hoạch vật ngoại thân – cá hồi.
Đạo lý của bức tranh là: khi ánh sáng của Thượng Đế chiếu vào bạn, đừng chạy trốn, đừng phẫn hận, đừng tranh giành những ham muốn ích kỷ hay chỉ chăm chăm lo cho bản thân, những người như vậy chắc chắn sẽ hoàn toàn mê thất. Ngưỡng vọng chân lý mà sống, bạn sẽ tìm thấy sự bình an và vui vẻ.
Bức tranh bảo thành hoa viên xinh đẹp này được Akiane tạo ra khi cô bé 11 tuổi, và nó được gọi là “Thánh địa chí cao” (Supreme Sanctury). Cô bé phối tranh với một bài thơ:
Trên Địa cầu mới, tôi tin rằng mỗi người sẽ có một vị trí,
Được lựa chọn và thiết lập nơi kính bái Thánh Thần tôn nghiêm.
Tôi tin rằng, một số thứ trên Địa cầu mới sẽ giống với Địa cầu này,
Nhưng có một số điều hoàn toàn bất đồng.
Đây chính là bảo thành hoa viên xinh đẹp mà tôi muốn vun trồng và kiến tạo.
Nhiều lời tiên tri cổ đại đã nói rằng Địa cầu sẽ trải qua một thời kỳ “tịnh hóa canh tân”. Thông điệp mà bức tranh này muốn truyền tải chẳng phải lặp lại lời tiên tri này sao? Lưu ý rằng bức tranh trống không, không có người. Vậy ai có thể đủ may mắn để tiến nhập vào tân Địa cầu đã được tịnh hóa và trở thành chủ nhân của lâu đài mỹ lệ này?
Tác phẩm được gọi là “Địa đồ” (The map) này hoàn thành năm cô 18 tuổi, được kết hợp nhiều yếu tố phương Đông. Akiane không bình luận về bức tranh này. Một người đánh giá cao bức tranh đã đưa ra một diễn giải, chúng ta hãy lắng nghe nó và cảm nhận xem liệu bức tranh này có ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc như vậy không nhé.
Trong tranh, một cậu bé đang nhìn vào “Địa đồ”, khung cảnh đằng sau rất kỳ dị, tựa hồ như những kiến trúc Trung Quốc cổ đại, bao gồm chùa chiền, cổng tò vò và những kiến trúc đặc trưng Trung Hoa, nhưng toàn bộ hoàn cảnh dường như rực ánh đỏ, tựa hồ như nền văn minh cổ lão đang kinh qua khảo nghiệm của ngọn lửa cuồng nộ; đứa trẻ đơn độc dường như tượng trưng cho nhân loại đang phải hứng chịu thảm họa, và đang tìm kiếm một Sứ giả để thoát khỏi kiếp nạn và xây dựng lại nền văn minh.
Xoay ngược bức họa này, bạn có thể thấy rõ trên “Địa đồ” có hai hàng chữ Hán phồn thể: “Tâm tưởng Sự thành” và “Khắc khổ luyện công”. Điều này chẳng phải có ngụ ý rằng, chìa khóa để khởi động lại nền văn minh và Trung Quốc là có liên quan? Vậy bạn nghĩ nó sẽ như thế nào?
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch