Đại Kỷ Nguyên

Chu Tú Hoa ở Đài Loan “mượn xác hoàn hồn” trong 60 năm

Vụ án “mượn xác hoàn hồni” gây chấn động thế giới! Thiếu nữ 18 tuổi chết oan mượn thi thể người phụ nữ Đài Loan 37 tuổi để hoàn dương, câu chuyện ly kì như tiểu thuyết, khiến những người “đả giả” phải tâm phục khẩu phục.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta sẽ nói về việc mượn xác phục sinh, hay còn gọi là “Tá thi hoàn hồn”. Chủ đề này nghe có vẻ giống như “phim kinh dị”, nhưng những gì tôi muốn giới thiệu với các bạn là tất cả các sự kiện chân thực được ghi chép lại.

Đầu tiên chúng ta hãy nói về vụ án “tá thi hoàn hồn” của Chu Tú Hoa ở Đài Loan xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Vào thời điểm đó, vụ án này đã gây chấn động toàn Đài Loan, thậm chí chính phủ Đài Loan còn phái người đến điều tra chân tướng sự thật. Đương thời, các phương tiện truyền thông khác nhau đổ xô đưa tin, bao gồm cả truyền thông quốc tế; truyền thông Hồng Kông cũng phái nhân viên sang Đài Loan phỏng vấn.

Chu Tú Hoa mượn xác hoàn hồn phục sinh

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1959. Năm đó, Ngô Lâm Võng Yêu – người vợ 37 tuổi của Ngô Thu Đắc, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở thị trấn Mạch Liêu, Đài Loan, bị ốm rất nặng. Cô ấy đã nhắm mắt và tắt thở dưới sự chứng kiến ​​của người thân, bạn bè và hàng xóm. Các bác sĩ kết luận rằng cô ấy đã chết.

Ngô Thu Đắc mất vợ ở tuổi trung niên, bi thương lo liệu việc hậu sự;  nhưng chỉ qua ba ngày, đến nửa đêm của ngày thứ tư, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Trong nhà Ngô Thu Đắc đột nhiên xuất hiện một mùi hương, và Ngô Lâm Võng Yêu bỗng nhiên mở mắt và sống lại.

Nửa đêm, người đã chết đột nhiên sống lại, quả thật rất đáng sợ. Ngô Thu Đắc đã phải cố gắng hết sức để kiềm chế cảm giác vừa sửng sốt vừa sợ hãi của mình, hỏi: “Võng Yêu, em cảm thấy trong người thế nào?” Tuy nhiên, người vợ vừa phục sinh lại nói rằng mình không phải là Ngô Lâm Võng Yêu, mà là Chu Tú Hoa, 18 tuổi, đến từ Kim Môn.

Sau đó cô còn nói một loạt những điều khiến Ngô Thu Đắc không thể giải thích được, rằng Ngô Thu Đắc là một trong tam đại hiếu tử nức tiếng xa gần, là một người trung hậu; vợ của Ngô vì dương thọ đã tận, các vị Thần thương tình anh là một người con hiếu thảo, lại mất vợ ở tuổi trung niên, nên hạ lệnh cho cô mượn xác hoàn dương, làm thê tử cho Ngô Thu Đắc.

Ngô Thu Đắc vừa trải qua nỗi đau mất vợ, lại thất kinh vì người đã chết mở mắt lúc nửa đêm, rồi vừa sợ vừa mừng khi cô ấy phục sinh – nhưng giờ thì người vợ được tái sinh lại đang lải nhải những điều xa lạ.. mọi người có thể hiểu, rằng nội tâm của anh ấy vô cùng thống khổ, anh nhất định cho rằng vợ mình hôn mê trong nhiều ngày, dẫn đến thần kinh đảo loạn. Sau đó, anh suýt nữa đã gửi Chu Tú Hoa vào bệnh viện tâm thần.

Tuy nhiên, Ngô Lâm Võng Yêu phục sinh, trên thân thể cô phát sinh có một số biến hóa kỳ dị, khiến Ngô Thu Đắc và người nhà vẫn thầm thắc mắc liệu những gì cô ấy nói có đúng không?

Con trai của Ngô Lâm Võng Yêu, Ngô Thăng Ngạn, sau đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn: “Mẹ tôi lớn lên ở Mạch Liêu và chưa bao giờ đến Thái Tây hay Kim Môn, nhưng sau khi khỏi bệnh, bà ấy đã hoàn toàn trở thành một người khác. Cơ thể vẫn là của mẹ tôi, nhưng bà ấy nói mình không phải là A Võng. Họ hàng và bạn bè đến thăm bà ấy nhưng bà ấy không nhận ra họ, thậm chí còn không nhận ra bà và dì của mình. Khẩu âm của bà ấy đã biến thành khẩu âm Kim Môn.”

Cháu trai của Ngô Lâm Võng Yêu cũng cho biết: “Từ khi dì khỏi bệnh, dì ấy thực sự có thể giúp đỡ mọi việc, so với dì ấy trước đây đã hoàn toàn biến thành hai người rồi. Trước đây dì chỉ biết nấu ăn, ngoài bữa ăn thì việc gì dì cũng không làm… không chỉ vậy, ngay cả sở thích thường ngày và động tác đi lại đều khác nhau! Thay đổi lớn nhất là khẩu âm của dì ấy, bây giờ dì ấy nói hoàn toàn bằng giọng Kim Môn!”

Và hơn thế nữa, trước đây Ngô Lâm Võng Yêu mù chữ, không biết chữ cũng không biết viết, nhưng sau khi sống lại, cô ấy không chỉ biết viết mà còn có những nét chữ ngay ngắn và đẹp mắt. Trước đây, Ngô Lâm Võng Yêu luôn ốm yếu, bất mãn, nhưng hiện tại thể lực, tinh thần, lý trí và sự lịch thiệp của cô ấy đều tốt hơn trước. Ngô Lâm Võng Yêu trước đây thường ăn thịt, cá với gia đình của mình, nhưng bây giờ cô ấy chỉ ăn đồ chay. Hơn nữa, Ngô Lâm Võng Yêu giờ đây đã trở nên liệu việc như thần, nếu cô ấy cho rằng cái gì đó không kinh doanh được, thì sẽ lỗ ngay khi vừa làm.

Con trai của Ngô Lâm Võng Yêu, Ngô Thăng Ngạn, cũng tiết lộ rằng mẹ cô, người chưa từng đến đảo Hải Phong trước đây, đã trở nên quen thuộc với đảo Hải Phong.

Đảo Hải Phong kinh hoàng

Đảo Hải Phong có gì đặc biệt? Năm 1958, trong trận địa pháo 823 ở Kim Môn, nhiều người dân Kim Môn hoảng sợ vì giao tranh ác liệt, nên đã thuê thuyền đánh cá để trốn khỏi trận địa. Lúc đó Chu Tú Hoa 18 tuổi, là một trong số họ. Cô và những người cùng làng lên thuyền với lương khô và thức ăn mềm. Tuy nhiên, trên đường đi, thuyền gặp phải cuồng phong, sóng lớn khiến trôi dạt nhiều ngày, lương khô trên thuyền dần cạn kiệt, hơn 20 người trên thuyền chết đói, Chu Tú Hoa cũng đang hấp hối. Sau đó, chiếc thuyền đánh cá được thủy triều đưa đến phía tây Vân Lâm, Đài Loan và trôi đến đảo Hải Phong. Các ngư dân địa phương đã tìm thấy Chu Tú Hoa, và một ngư dân lớn tuổi đã cho cô uống nước và cứu sống cô.

Chu Tú Hoa nói rằng, đáng lẽ cô đã có thể sống sót, nhưng khi những ngư dân này nhìn thấy vàng trên thuyền, họ trở nên tham lam, không chỉ tìm kiếm của cải mà còn chuẩn bị giết người. Chu Tú Hoa cay đắng cầu xin, nói: “Tôi chỉ cầu xin cô cứu mạng tôi, cho dù cô là vợ, con dâu hay hầu gái, vàng trên thuyền đều có thể giao cho cô…” Tuy nhiên, những ngư dân sợ Chu Tú Hoa báo cảnh sát, họ đã hiệp lực cùng nhau đẩy thuyền đánh cá ra xa bờ khiến Chu Tú Hoa bị chết chìm. Vào thời điểm đó, chỉ có một ngư dân tên Lâm Thanh Đảo muốn cứu Chu Tú Hoa, nhưng những ngư dân khác đã sỉ nhục anh ta, đánh anh ta và đe dọa rằng nếu anh ta muốn cứu người, họ sẽ ném anh ta và Chu Tú Hoa xuống biển, nên Lâm Thanh Đào đã phải bỏ cuộc.

Sau khi câu chuyện về việc “tá thi hoàn hồn” của Chu Tú Hoa được truyền ra, Lâm Thanh Đào cũng đứng lên và xác nhận rằng chuyện như vậy thực sự đã xảy ra.

Còn những ngư dân mê muội trước tiền tài mà giết người cướp của, thì không được sống một ngày tốt đẹp. Kẻ chủ mưu và các thành viên trong gia đình lần lượt tử vong sau đó, chỉ còn lại một đứa con bị tâm thần nặng.

Điều đáng nói là Chu Tú Hoa đã bén duyên với Ngô Thu Đắc khi Ngô Lâm Võng Yêu đổ bệnh, và Ngô Thu Đắc tham gia công trình trên đảo Hải Phong.

Các công nhân làm việc trên đảo Hải Phong cho biết, mỗi ngày vào lúc hoàng hôn, họ đều nhìn thấy ông chủ Ngô Thu Đắc, bên cạnh có một cô nương xinh đẹp, có người còn nghĩ “Người thành thật như vậy liệu có ngoại tình?” Và vào mỗi chủ nhật khi trở về nhà gặp người thân, các bạn bè trên đường đi và về cũng bắt gặp một cô nương ngồi sau xe đạp của Ngô Thu Đắc. Nhưng vào thời điểm đó, bản thân Ngô Thu Đắc cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, và cũng không ai nói cho anh biết.

Vào viện nhận người thân

Sau đó, câu chuyện về việc Chu Tú Hoa “mượn xác hoàn hồn” ngày càng lan rộng, đến cả chính quyền Đài Loan cũng kinh động. Họ đặc biệt ra lệnh cho Bệnh viện quân đội Đẩu Lục, nay là Chi nhánh Đẩu Lục của Bệnh viện Đại học Thành Đô, Viện trưởng Lưu Hải Ba, cùng với Chủ nhiệm Dương của Văn phòng Kế toán của Chính quyền huyện Vân Lâm và Giám đốc Lại của Văn phòng Thanh tra Chuyên nghiệp, đã phỏng vấn Ngô Lâm Võng Yêu và xem cô ta liệu có bị bệnh tâm thần hay không.

Viện trưởng Lưu cho biết, kết quả quan sát của ông tin rằng: “Khi nói, biểu hiện thần kinh là tự nhiên, giọng nói rõ ràng và không có gì bất thường, và đôi mắt không giống như người bị bệnh tâm thần. Rất khó để đưa ra phán đoán bệnh lý sau lần quan sát này.” Nói cách khác, Viện trưởng Lưu cho rằng Ngô Lâm Võng Yêu không phải bị bệnh tâm thần, cũng không phải nói nhảm. Chủ nhiệm Dương cũng nói, “Tôi sống ở Lộc Cảng, Chương Hóa. Lộc Cảng có khẩu âm giống như Mạch Liêu, nhưng cô ấy có khẩu âm giống Hạ Môn.” Ở đây đề cập đến Hạ Môn, nhưng chính là Kim Môn.

Sau đó, Ngô Lâm Võng Yêu được đưa đến bệnh viện 927 của quân đội ở Đài Nam để kiểm tra, thật trùng hợp khi bác sĩ trưởng lúc đó lại là họ hàng xa ở Kim Môn của Chu Tú Hoa.

Trong lúc tư vấn, Ngô Lâm Võng Yêu đột nhiên gọi “Thúc thúc” (tiếng gọi bác trai); bác sĩ bối rối hỏi cô: “Tại sao cháu lại gọi tôi là “thúc thúc?” Ngô Lâm Võng Yêu nói với bác sĩ rằng mình là Chu Tú Hoa, người đã được hồi sinh nhờ mượn xác. Để kiểm chứng, bác sĩ bí mật yêu cầu y tá mời vợ mình đến. Khi Ngô Lâm Võng Yêu nhìn thấy vợ của ông, cô ấy đã gọi “Thẩm thẩm” (bác gái ơi) – điều này đã thuyết phục bác sĩ rằng đây thực sự là Chu Tú Hoa.

Đương nhiên, việc Chu Tú Hoa “tá thi hoàn hồn” nghe có vẻ rất bí ẩn; nhiều người đã tiến hành phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu với tâm thái chống tin giả, nhưng không ai tìm ra được điểm đáng ngờ, thiếu sót nào. Ngược lại rất nhiều người đã lý giải được vấn đề này, và thực sự tin vào sự tồn tại của Thần Phật, và tin rằng “cái chết của con người không giống như ngọn đèn tắt”.

Sau đó, vụ kỳ án “Tá thi hoàn hồn” này đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh và do Hồ Nhân Mộng, được mệnh danh là “Mỹ nhân số 1 Đài Loan” thủ vai.

Các trường hợp được ghi chép lại ở Trung Quốc cổ đại

Đó là câu chuyện của Chu Tú Hoa. Trên thực tế, những trường hợp “tá thi hoàn hồn” như vậy cũng được ghi chép lại trong nhiều sách cổ của Trung Quốc. Trong tác phẩm “Tuyên thất chí” của Trương Độc viết từ thời nhà Đường, ông đã ghi lại một sự kiện chân thực về “tá thi hoàn hồn”.

Giữa hai huyện Trần và Thái, có một cư dân tên là Trúc Quý Trinh, đã chết cách đây hơn mười năm. Một ngày nọ, trong thôn có Triệu Tử Hòa qua đời, nhưng chỉ qua mấy ngày, ông ấy liền đột nhiên tỉnh lại. Sau khi tỉnh dậy, Triệu Tử Hòa đứng dậy chạy ra khỏi nhà mà không nói lời nào. Người vợ kinh ngạc túm ông ta lại chất vấn. Không ngờ, Triệu Tử Hòa nói: “Tôi là Trúc Quý Trinh, tôi nào có biết cô? Tôi muốn trở về ngôi nhà của chính mình!” Ngay cả giọng nói của ông ta cũng không phải giọng của Triệu Tử Hòa! Vợ của Triệu Tử Hòa không thể ngăn cản ông ta, vì vậy cô đã theo ông đến nhà Trúc Quý Trinh.

Tại đây, khi Trúc gia nhìn thấy Triệu Tử Hòa bất ngờ lao vào, họ cho rằng ông bị điên nên đã chửi bới và đuổi ông ta đi. Tuy nhiên, Triệu Tử Hòa nói: “Tôi là Trúc Quý Trinh. Tôi đã chết được 11 năm, và bây giờ tôi đã trở lại. Tại sao các người lại muốn đuổi tôi đi?!” Người nhà họ Trúc thất kinh khi nghe ông ta nói, quả nhiên là giọng của Trúc Quý Trinh; liền hỏi ông ấy một số điều để kiểm chứng điều đó, và hẳn nhiên tất cả đều không sai.

Các con của Trúc Quý Trinh đã rất sợ hãi, và hỏi ông làm sao có thể hoàn dương, làm sao lại có thể biến thành giống như Triệu Tử Hòa? Ông nói: “Từ khi tôi mất đến nay đã gần 12 năm, tôi ở Âm tào Địa phủ luôn mong muốn được trở lại gặp vợ con, không một ngày nào quên. Tuy nhiên, nơi ấy cứ 30 năm một lần, mới cho một người chết phục sinh, cho trở về nhân gian để tuyên giảng những điều về thiện – ác và phúc – họa. Hôm qua tôi đã thỉnh cầu người quản án, tôi muốn tên của tôi được Minh quan biết tới, cho tôi được phục sinh. Sau một lúc người quản án nói với tôi: “Thi thể anh đã thối rữa lâu rồi, tôi phải làm sao đây?” Người quản án bẩm báo. “Người cùng làng của ông ta, Triệu Tử Hòa, vừa mới chết được vài ngày. Tôi nghĩ cho ông ta mượn xác để hoàn hồn,” Minh quan đã chính thức cho phép. Người quản án liền phái tôi đến nhà của Triệu Tử Hòa, tôi mới có thể sống lại.”

Sau đó, Trúc Quý Trinh liền nói về những chuyện quá khứ bình sinh của mình mà người ngoài không biết, cuối cùng vợ con của Trúc Quý Trinh đã tin tưởng và chấp nhận ông. Kể từ đó, Trúc Quý Trinh không ăn thịt uống rượu, mặc quần áo thô, đi khất thực giữa các huyện Trần Thái và Nhữ Trịnh, gom góp số tiền ông nhận được bất cứ lúc nào để xây dựng các ngôi chùa Phật giáo và bố thí cho người nghèo đói. Ông thỉnh thoảng trở về nhà, dành phần lớn thời gian của mình đi xuyên qua các ngôi làng và ngõ hẻm, dùng kinh nghiệm tự thân để tuyên dương những chuyện nhân quả báo ứng.

Chà, đó là tất cả cho câu chuyện hôm nay. Trong các chương trình trước đây của mình, chúng tôi cũng đã giới thiệu một số nghiên cứu chuyên sâu về sự tồn tại của linh hồn của một số nhà khoa học phương Tây, cũng như những trường hợp linh hồn ly thể thần kỳ ở Trung Quốc cổ kim, và trên thế giới. Các bạn quan tâm cũng có thể tìm hiểu thêm.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version