Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Gần đây, với đợt sale nóng sản phẩm công nghệ cao mới nhất Vision Pro của Apple, bộ phim “The Simpsons”, tạm dịch là “Gia đình Simpsons”, một gia đình thị dân bình thường ở nước Mỹ, cũng nằm trong top hot search. Tại sao? Vì ngay từ 8 năm trước, gia đình này đã sử dụng Vision Pro.
“The Simpsons” là bộ phim hài kịch tình huống (sitcom) và phim hoạt hình dài nhất nước Mỹ, kể từ khi ra mắt chính thức vào năm 1989, đã phát sóng hơn 800 tập, giành được vô số giải thưởng và có lượng người hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới. Năm người trong gia đình Simpsons trong câu chuyện sống ở thị trấn hư cấu Springfield. Bố Homer Simpson, làm việc tại một nhà máy điện hạt nhân gần đó và là một người đàn ông hậu đậu. Mẹ Marge Simpson là một bà nội trợ Mỹ điển hình. Họ có ba người con. Cậu con trai 10 tuổi Bart Simpson, cô con gái 8 tuổi Lisa Simpson, và bé út Maggie Simpson vẫn đang ngậm núm vú giả.
Kịch tình xoay quanh gia đình năm người này, khắc họa trăm vẻ văn hóa, xã hội và cuộc sống Mỹ một cách trào phúng. Lúc đầu, mọi người xem đều cười hơ hơ, nhưng rất nhanh sau đó, có người phát hiện, gia đình Simpsons có năng lực tiên tri đáng kinh ngạc.
Dự ngôn về Vision Pro
Trước tiên hãy nói về Vision Pro.
Trong tập thứ hai của Phần 28 năm 2016, “Friends and Family”, Burns, một người bạn của nhà Simpsons, được tặng một chiếc kính trông giống như kính trượt tuyết, khi đeo vào, thật tuyệt vời, nhìn thấy bên trong đơn giản là một thế giới đầy những món ngon, những trò chơi, những thứ đẹp mắt, cái gì cũng có. Burns là một người độc thân, mong muốn có một gia đình nên đã mướn gia đình Simpsons cùng anh ta thành lập một gia đình ảo, mọi người đều đeo kính và chơi cùng nhau.
Gia đình Simpsons nhanh chóng bị mê hoặc bởi chiếc kính. Bọn trẻ đeo kính và cùng nhau ăn một viên “kẹo mềm” vô hình, ăn rất vui vẻ. Vài năm sau, toàn bộ thị trấn Springfield cũng đều bị mê hoặc bởi chiếc kính. Mọi người thậm chí còn đeo chúng khi đi bộ, không muốn cởi chúng ra. Đeo kính vẫn có thể nhìn rõ đường đi, nhưng ai cũng đắm chìm trong thế giới ảo, bước đi như mộng du, có người va vào cột điện thoại, có người rơi xuống mương.
Tám năm sau, vào ngày 2 tháng 2 năm 2024, Apple phát hành mũ bảo hiểm thực tế ảo Vision Pro. Vision Pro có hình dáng và chức năng rất giống với chiếc kính chơi trong phim “Gia đình Simpsons”. Quan trọng hơn, cả hai chiếc kính đều sử dụng công nghệ cao giống nhau, đó là công nghệ “hiện thực tăng cường”. Công nghệ này cho phép kết nối liền mạch giữa thế giới ảo trên màn hình và thế giới thực mà mắt người nhìn thấy. Ví dụ: bạn có thể đồng thời trong khi thưởng ngoạn phong cảnh mở phim ra xem, đưa phim vào khung cảnh để xem, hoặc gọi điện video với ai đó khi đang đi dạo.
Nghe có vẻ không tệ phải không? Tuy nhiên, liệu kẹo ở thế giới ảo có thực sự ngon như kẹo ở thế giới thực? Thế giới sẽ ra sao khi chúng ta, cũng giống như những cư dân của Thị trấn Springfield, đeo kính vào và không muốn tháo ra, bắt đầu “mộng du” trên đường phố?
Vì vậy, một số người cho rằng dự ngôn “Gia đình Simpsons” là lời nhắc nhở từ tương lai, cho chúng ta biết sự tình sẽ phát triển như thế nào, và hậu quả sẽ ra sao.
Tất nhiên, chỉ một chiếc kính thôi là không đủ để khiến “Gia đình Simpsons” trở thành hiện tượng trên mạng. Trên thực tế, những dự đoán của họ không chỉ giới hạn ở lĩnh vực công nghệ cao, mà các phương diện đều có, đơn giản là bao trùm mọi mặt.
Đầu tiên hãy nói về 2 dự ngôn được cư dân mạng đánh giá là chính xác nhất.
Trump đắc cử
Xếp hạng số một là việc Trump đắc cử tổng thống.
Trong Phần 11, Tập 17, “Bart to the Future”, phát sóng năm 2000, Bart đã nhìn thấy tương lai dưới sự hướng dẫn của một thầy toán mệnh. Em gái Lisa trở thành tổng thống Mỹ. Mà người tiền nhiệm của Lisa chính là ông trùm bất động sản Trump.
Trump xác thực đã tranh cử tổng thống vào năm đó, nhưng ông đã tham gia cuộc sơ tuyển tổng thống của một đảng nhỏ gọi là “đảng Cải cách” và rút lui sớm mà không tạo ra bất kỳ làn sóng nào. Không ai nghĩ rằng 16 năm sau ông sẽ trở lại, một mạch thắng cử, được bầu làm tổng thống Mỹ. Phải chăng các biên kịch của “Gia đình Simpsons” huệ nhãn thấu anh hùng, sớm đã hâm mộ Trump, hay là trong u mình tự có an bài? Chúng ta hãy tự mình đoán điều này.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bộ trang phục của tổng thống tương lai Lisa mặc trong phim rất giống với bộ trang phục mà phó tổng thống Harris của Biden đã mặc trong lễ nhậm chức. Có thể nói là trùng hợp, quá trùng hợp.
Không chỉ vậy, trong một tập phim phát sóng vào tháng 10 năm 2016, chỉ một tháng trước khi Trump đắc cử tổng thống, “Gia đình Simpsons” còn xuất hiện một huy hiệu có tên Ivanka, con gái của Trump và năm 2028 trên đó. Một số cư dân mạng giải thích đây là dự ngôn Ivanka sẽ tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2028? Ivanka có thể kế thừa di sản của cha mình không? Hãy để thời gian lên tiếng.
Tập đoàn Century Fox bị mua lại
Một lời dự ngôn thần kỳ khác được lưu truyền rộng rãi là việc mua lại 20th Century Fox.
Trong tập thứ năm của Phần 10, phát sóng năm 1998, có một cảnh mà bạn có thể thấy rõ một dòng chữ nhỏ dưới logo của tập đoàn 20th Century Fox khổng lồ: “Công ty con của Walt Disney”. Vào thời điểm đó, 20th Century Fox vẫn còn là một phần của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, không ai nghĩ rằng Murdoch sẽ chuyển nhượng thương hiệu lâu đời này.
Không ngờ, 21 năm sau, vào tháng 3/2019, Disney đã mua lại phần lớn tài sản làng giải trí của Murdoch với giá 71,3 tỷ USD, trong đó có 20th Century Fox. Một người hâm mộ chăm chú đã nhanh chóng tìm ra khung cảnh năm đó, và đăng lên mạng. Lần này toàn mạng bàng hoàng. Nếu cuộc bầu cử của Trump chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thì việc mua bán sáp nhập chính xác đến cả tên gọi này chỉ có thể là một dự ngôn đã thành hiện thực.
Sau đó, cư dân mạng từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu đào kho báu, cho đến nay, cư dân mạng đã đào được tới 30 dự ngôn đã ứng nghiệm của The Simpsons. Không thể kể hết về chúng từng cái một, chúng ta hãy xem xét những điểm chính.
Virus corona
Tập thứ 21 của Phần 4 của “Gia đình Simpsons”, phát sóng năm 1993, kể câu chuyện về một loại virus. Cư dân của Springfield thích loại bánh quế nước ép trái cây được sản xuất tại Osaka, Nhật Bản và thường mua trực tuyến. Không ngờ, một công nhân trong dây chuyền sản xuất của Nhật Bản bị cúm và ho khi đang làm việc, virus cúm xâm nhập vào hộp bánh quế, và vượt đại dương đến Mỹ. Sau đó, người dân thị trấn bị nhiễm bệnh tập thể, mọi người đều mắc “Cúm Osaka”.
Nhiều cư dân mạng cho rằng “Cúm Osaka” rất giống với loại virus Corona mới, một loại virus đến từ châu Á và là một căn bệnh lây lan qua không khí.
Máy phiên dịch cho em bé
Chiếc kính Vision Pro nói trên cũng không phải là phát minh tương lai duy nhất có trên The Simpsons. Còn một thứ nữa cũng được bàn tán nhiều trên mạng, đó là máy phiên dịch cho em bé.
Trong tập cuối mùa thứ ba phát sóng năm 1992, Herb, anh trai cùng cha khác mẹ của bố Homer, đã thiết kế một thiết bị có thể phiên dịch tiếng bập bẹ của trẻ sơ sinh sang ngôn ngữ mà người lớn có thể hiểu được, giúp cha mẹ dễ dàng giao tiếp với trẻ hơn. Phát minh của Herb thành công rực rỡ, và mang lại cho ông rất nhiều tiền.
Năm 2006, chuyên gia nuôi dạy con cái người Úc, bà Priscilla J. Dunstan đã tiết lộ kết quả nghiên cứu của mình về ngôn ngữ trẻ sơ sinh trên chương trình trò chuyện được xem nhiều nhất ở Mỹ đương thời – The Oprah Winfrey Show. Bà cho biết, dù các bé đến từ quốc gia hay dân tộc nào, thì ngôn ngữ của các bé đều giống nhau khi được 0-3 tháng tuổi. Về cơ bản, có 5 loại: khi bé phát ra âm Eh nghĩa là bé cần ợ; Neh nghĩa là “đói”; Heh nghĩa là bé khó chịu và có thể cần thay tã; Owh nghĩa là buồn ngủ; âm Eairh nghĩa là dạ đau bụng chướng. Bằng cách nắm vững năm cách phát âm đơn giản này, bạn có thể giao tiếp tốt với bé.
Lý thuyết của Dunstan nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, và phần mềm phiên dịch tiếng khóc trẻ thơ dựa trên lý thuyết của bà đã nhanh chóng xuất hiện trên mạng. Bây giờ, nếu bạn tìm kiếm ứng dụng dịch tiếng khóc trẻ em trong cửa hàng ứng dụng, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ứng dụng như vậy. Phát minh của gia đình Simpsons đã trở thành hiện thực.
Đồng hồ Apple
Trong tập thứ 19 của Phần 6 năm 1995, cô con gái Lisa đã du hành tới tương lai trong giấc mơ và có một vị hôn phu hoàn mỹ. Người đàn ông sống ở tương lai này sử dụng đồng hồ để nói chuyện điện thoại. Điện thoại đồng hồ của anh cũng có màn hình hiển thị hình ảnh. Một số cư dân mạng cho biết, đây chẳng phải là Apple Watch sao? Nhưng Apple Watch chỉ ra mắt vào năm 2015. Hai mươi năm trước, vào năm 1995, khi bộ phim được phát sóng, điện thoại di động vẫn đang ở thời kỳ “đại ca”, với bề ngoài cồng kềnh và vụng về. Vào thời điểm đó, việc có thể thực hiện cuộc gọi bằng đồng hồ là một điều viển vông.
Dự ngôn hay suy đoán?
Tại thời điểm này, một số người có thể hiếu kỳ về đội ngũ sản xuất của “The Simpsons”. Họ rốt cuộc là thần tiên nơi nào, dự đoán tương lai như thế nào? Trên mạng có rất nhiều ý kiến, rất nhiều người suy đoán rằng trong tổ kịch bản hẳn là có người có năng lực đoán trước tương lai, nhưng tổ kịch bản vẫn chưa ra mặt làm rõ suy đoán này.
Năm 2019, vợ chồng nhà sản xuất “The Simpsons” AI Jean cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng “The Simpsons” đã trình chiếu hàng trăm tập phim, dự đoán rất nhiều sự kiện trong tương lai, nên rất có khả năng sẽ có 10% xác suất đoán đúng. Nó có nghĩa là gì? Chính là họ không có công năng đặc dị, chỉ là đoán mò mà thôi.
Cư dân mạng tỏ ra không hài lòng với lời giải thích chính thức này, cho rằng Jean quá “khiêm tốn”.
Vào năm 2023, CHUPPL, một kênh YouTube chuyên đào bới sự thật đã làm một video nói lên sự thật về những dự ngôn của “The Simpsons” (Video: How The Simpsons Predict The Future).
Người dẫn chương trình cho biết trong video: “Không giống như hầu hết các chương trình khác, đội ngũ biên kịch của The Simpsons chủ yếu bao gồm các tác gia có trình độ học vấn cao trong các lĩnh vực từ toán học đến khoa học xã hội v.v., vì vậy họ cũng bảo trì mối quan hệ thân thiết với những người đi đầu thời đại.”
Đội ngũ biên kịch của “The Simpsons” rất đông đảo, bao gồm 60 nhà viết kịch, với những tài năng thuộc mọi tầng lớp xã hội. Ví dụ, nhà văn David Cohen học vật lý tại Đại học Harvard. Nhóm nghiên cứu còn thuê các nhà toán học hàng đầu như nhà thiên văn học David Schiminovich của Đại học Columbia hỗ trợ.
Người đăng video này cũng nói với giới truyền thông rằng, hầu hết các kịch tình, chẳng hạn như việc Trump đắc cử tổng thống, đều dựa trên những dự đoán có cơ sở. Và điều này cũng có thể giải thích hai dự ngôn nổi tiếng khác của Simpson đã diễn ra như thế nào.
Người đoạt giải Nobel và hạt của Chúa
Một là dự ngôn về những người đoạt giải Nobel. Trong mùa thứ 22 năm 2010, trẻ em tại Trường Tiểu học Springfield đặt cược vào người đoạt giải Nobel mà chúng yêu thích. Trong chuyên mục Giải thưởng Kinh tế, một sinh viên viết ra cái tên “Bengt Holmström”. Và ông chính là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2016.
Dự ngôn còn lại còn kỳ diệu hơn nữa, đó là dự ngôn về “hạt của Chúa”.
Tên khoa học của “hạt của Chúa” là Higgs boson, là hạt mang lại khối lượng cho các hạt khác, nó “cực kỳ quan trọng và cực kỳ khó nắm bắt” trong vật lý ngày nay. “Hạt của Chúa” chỉ tồn tại trên lý thuyết kể từ khi nó được đề xuất vào năm 1964. Phải đến tháng 7 năm 2012, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) mới công bố rằng họ đã tìm thấy hạt này.
Nhà vật lý người Anh Simon Singh đã sớm phát hiện, ngay từ năm 1998 trong một tập phim “The Simpsons”, người cha Homer đã viết một công thức phức tạp về “hạt của Chúa” trên bảng đen. Singer nói, từ công thức này có thể tính ra được khối lượng của “hạt của Chúa”, mà khối lượng được tính theo công thức này chỉ lớn hơn khối lượng thực tế của nó một chút xíu. Điều này khiến ông vô cùng kinh động. Sau đó, Singer xuất bản một cuốn sách giới thiệu những phát hiện của mình có tựa đề “Gia đình Simpsons và những bí mật toán học của họ”. (The Simpsons and their Mathematical Secrets)
Đó là câu chuyện về dự ngôn của The Simpsons. Có cư dân mạng cho rằng không phải “The Simpsons” dự đoán được tương lai, mà tương lai là có thể đoán trước. Nhiều dự ngôn bất quá chỉ là lời khuyên từ tương lai, tin hay không là tùy ở bạn. Bạn có cảm thấy như vậy?
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch