Đại Kỷ Nguyên

Dự ngôn của Gia Cát Lượng (Phần 2) Quốc vận của Hồng Triều sắp có biến lớn?!

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Liệu ĐCSTQ có gặp biến vào năm 2029?! Dự ngôn “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng dự đoán Trung Hoa sẽ có một vị Thánh nhân cứu thế và thống nhất thiên hạ. Đó là ai?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Ở số trước chúng tôi đã giới thiệu mười khóa đầu tiên trong dự ngôn “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng. “Mã Tiền Khóa” tổng cộng có mười bốn khóa, đều là căn cứ quẻ tượng mà suy diễn ra, mỗi một khóa đối ứng với một triều đại. Mười khóa đầu tiên dự ngôn từ thời Tam Quốc đến Trung Hoa Dân Quốc, độ chính xác 100%. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn bốn khóa cuối cùng.

“Đột như kỳ lai” – Quốc gia của ĐCSTQ

Khóa thứ 11

四門乍闢 突如其來 Tứ môn tác phách, đột như kỳ lai
晨雞一聲 其道大衰 Thần kê nhất thanh, kỳ đạo đại suy

Theo mô thức mỗi khóa đối ứng với một triều đại của “Mã Tiền Khóa”, vì khóa thứ 10 nói về Trung Hoa Dân Quốc, nên khóa thứ 11 hẳn là dự ngôn về ĐCSTQ. Có phải vậy không?

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào bốn chữ “Tứ môn tác phách” (四門乍闢), chữ cuối cùng “phách” (闢) có nghĩa là khai (開) mở. Như chúng ta đã biết, các thành phố cổ thường được xây dựng theo hình vuông, ở các hướng Đông Nam Tây Bắc đều có một cổng thành. Chúng ta hãy nhìn chữ “Cộng” (共) trong “Cộng sản đảng” (共產黨), chẳng phải là giống như cổng thành bốn phương đều khai mở, chính là “tứ môn tác phách”, đúng không?

Chúng ta hãy nhìn vào câu thứ hai “đột như kỳ lai” (突如其來). Có cách giải đọc, nói rằng sau thắng lợi của Kháng chiến chống Nhật, đảng Cộng sản chỉ cần thời gian bốn năm ngắn ngủi để đoạt được chính quyền, đó chẳng phải là “đột như kỳ lai” – đột ngột như nó đến sao. Cũng có một số người cho rằng nó là đối ứng với cải cách khai phóng. Bạn thấy đấy, kinh tế Trung Quốc chỉ sau một đêm liền mở cửa, mở cửa hoàn toàn, chẳng phải chính là “tứ môn tác phách, đột như kỳ lai” sao?

Tuy nhiên, một số bạn thông thạo Kinh Dịch lại cho rằng việc này không đơn giản như vậy. Tra từ điển, bốn chữ “đột như kỳ lai” xuất phát từ đâu? Từ “Kinh Dịch”!

Như tôi vừa nói, mười bốn khóa này đều căn cứ trên quẻ tượng mà tính toán ra. Khóa thứ 11 đối ứng với quẻ “Ly” (離). Mỗi quẻ bát quái đều có sáu hào (爻). Trong Kinh Dịch, ba hào “Cửu Tứ” đối ứng với quẻ “Ly” được giải thích như sau: “Đột như kỳ lai, phần như, tử như, khí như” (突如其來如,焚如,死如,棄如), “Đột như kỳ lai, như vô sở dung dã” (突如其來,如無所容也).

Cụ thể là nó có ý nghĩa gì? Cách giải thích mà chúng tôi tìm thấy trên một số trang web Dịch học là:

“Ly” là hỏa, tức lửa. Mà hào “Cửu Tứ” là thế lửa thịnh vượng nhất, cũng là dữ dội nhất trong quẻ “Ly”, nó giống như một vụ hỏa hoạn lớn bất ngờ bùng lên, hóa mọi thứ thành hư vô, thành tro bụi. Dù trong hào từ không có từ hung “凶”, nhưng lại là chí cực hung.

Trịnh Huyền, một học giả thời Đông Hán, cho rằng “phần như, tử như, khí như” là ba loại hình phạt vô cùng thảm khốc. Ông viết: “Phần như, sát kỳ thân chi hình. Tử như, sát nhân chi hình dã. Khí như, lưu hựu chi hình.” Chữ lưu hựu (流宥) ở đây chỉ là sự lưu đày. Mỗi loại đều là hình phạt đưa người ta đến chỗ chết.

Một cách giải thích khác cho rằng, ngọn lửa cuồng nộ “Cửu Tứ” ngạo mạn đến mức đánh thẳng vào hào thứ hai “Lục Ngũ” ở phía trên nó. Hào “Lục Ngũ” có nghĩa là quân vương yếu nhược, nên đây là hiện tượng tạo phản, bức cung. “Tử như, khí như” là chỉ loại hành vi này thiên lý bất dung, nên tội này đáng phải chết, bị thiên hạ vứt bỏ.

Vì vậy, nếu bốn chữ “đột như kỳ lai” là đối ứng với vận mệnh quốc gia, thì chính quyền của triều đại này e là có được bằng cách không chính đáng, đối với lê dân bách tính cũng thập phần không hòa hảo, thậm chí có thể gây ra những sự tình bi thảm. 

Liệu một triều đại như vậy có tồn tại được không?

Thần kê nhất thanh

Chúng ta hãy xem hai câu tiếp theo: “Thần kê nhất thanh, kỳ đạo đại suy” (晨雞一聲 其道大衰)

Một số cư dân mạng giải đọc, nói con gà này chẳng phải là năm Dậu sao. Sau khi bước vào thiên niên kỷ mới đã có hai năm Dậu 2005 và 2017. Hãy cùng điểm lại những sự kiện lớn nào xảy ra trong hai năm đó đã phát sinh ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào năm 2005. Trong năm này có một sự kiện, nói nó lớn thì không lớn, nói nó nhỏ thì không nhỏ. Cuộc vận động này phát khởi từ hải ngoại và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, đã có hơn 400 triệu người tham gia. Người khởi xướng cuộc vận động nói rằng, nếu mọi người đều thoái xuất khỏi ĐCSTQ thì ĐCSTQ sẽ không còn tồn tại. Nếu đảng không tồn tại thì chính quyền do đảng thiết lập chẳng phải sẽ giải thể sao? Trung Quốc đỏ dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ từ năm 2005 chẳng phải đã bắt đầu “kỳ đạo đại suy” rồi, đúng không?

Một số người cho rằng, nó có thể đối ứng với năm 2017. Những sự kiện lớn nào đã xảy ra trong năm này? “Tập Nhất Tôn” Tập Cận Bình liên nhiệm nhiệm kỳ thứ ba, vẫn muốn tiếp tục làm hoàng đế, còn chưa sẵn sàng rời chức. Trong lời dự ngôn này nói “thần kê nhất thanh”, tại sao lại là gà trống buổi sáng (thần kê) mà không phải là gà trống buổi tối (mộ kê) hay là một loại gà trống nào khác? Thần kê vừa gáy thì thiên hạ trời sáng bạch. Gà là có cánh (翅, sí), chữ cánh này có chữ vũ (羽) là lông, vũ (羽) thêm một chữ “bạch” (白) vào, thì chẳng phải là chữ “Tập” (習) sao. Đây có phải là nói rằng, sau khi “Tập Nhất Tôn” liên nhiệm làm hoàng đế, thì quốc vận bắt đầu suy?

Nhưng nhiều người có thể không thích nghe điều này. Một bạn nói: Bạn đoán cái gì vậy? Bạn xem sáu năm đã qua, Tập Nhất Tôn vẫn ngồi rất ổn trên ngai vàng đó sao. Khi nào là năm Dậu tiếp theo? Chúng ta sẽ xem năm 2029.

Thỏ đen bước vào huyệt rồng xanh

Tất nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều cách giải đọc đang lan truyền trên Internet. Một số cư dân mạng nói rằng, chúng ta phải xem xét nó trong sự kết hợp với những dự ngôn khác, nghe nhiều sẽ rõ mà. Bạn thấy đấy, hình ảnh thứ 43 của “Thôi Bối Đồ” có nội dung: “Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt, dục tận bất tận bất khả thuyết” (黑兔走入青龍穴 欲盡不盡不可說). Trước đây chúng tôi từng giới thiệu hình ảnh thứ 43 này, người ta thường tin rằng, nó báo trước sự thống nhất của hai bờ eo biển Đài Loan. Câu “dục tận bất tận bất khả thuyết” về căn bản cũng có ý tứ tương tự như câu “kỳ đạo đại suy”, đại khái ý là vận mệnh dân tộc đã bị đả kích nghiêm trọng, về căn bản đã sụp đổ là không thể phục hồi. Vậy đó là khi nào? Nếu hắc thố (thỏ đen) và thanh long (rồng xanh) đều là chỉ năm, thì nhìn gần, khả năng chính là đối ứng với năm 2023 và 2024.

Nhìn lại “Mã Tiền Khóa”, chữ “thần” (晨), tức buổi sáng trong “Thần kê nhất thanh” cũng có thể được hiểu là chữ “thần” (辰) hay thường đọc là Thìn, tức là năm rồng. Điều đó có đối ứng với hình ảnh 43 trong Thôi Bối Đồ không? Vào một năm con rồng nào đó sau khi hoàng đế Tập lên ngôi, chẳng lẽ vào năm 2024, vận mệnh Trung Quốc bắt đầu đại suy thoái?

Nói đến đây, bạn có thể nói rằng những cư dân mạng này thực sự đầu não mở to, lực tưởng tượng thật phong phú. Nhưng dự ngôn chính là vậy, trước khi chúng trở thành hiện thực, bạn có thể diễn giải chúng theo cách bạn muốn. Dù thế nào đi nữa, năm rồng 2024 tiếp theo cũng đang đến gần, và năm con gà 2029 tiếp theo cũng không còn xa nữa, chúng ta hãy nghỉ ngơi và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra.

Thánh nhân lâm triều

Trên thế giới này không có giang sơn bọc sắt nào, giả sử một ngày nào đó vận mệnh của triều đại kết thúc và một triều đại mới bắt đầu, đó sẽ là triều đại như thế nào? Chúng ta hãy xem Khóa 12.

Khóa thứ 12

拯患救難 是唯聖人  Chủng hoạn cứu nạn, thị duy Thánh nhân
陽復而治 晦極生明  Dương phục nhi trị, hối cực sinh minh

Quẻ trong khóa thứ 12 này là quẻ Giải (解). Trong Kinh Dịch nói, quẻ Giải là quẻ lấy tích cực hành động khiến bản thân hóa nguy thành an. Chính là nói, khi nguy hiểm đến, bản thân con người cần tích cực chủ động làm được điều gì đó thì mới có thể giải trừ nguy hiểm. (‘Tự quái’ viết: ‘Vật bất khả dĩ chung nạn, cố thụ chi dĩ giải, giải giả hoãn dã.’) Quẻ Giải cũng có nghĩa là có tội hình được tha miễn, nên nếu có người mắc lỗi, khi gặp quẻ Giải cũng có thể được miễn trừ hoặc tha thứ. Kết hợp hai câu cuối của Khóa thứ 12, “Dương phục nhi trị, hối cực sinh minh”, về căn bản có thể suy đoán rằng, trước khi vương triều mới được kiến lập, sẽ xuất hiện một thời kỳ vô cùng đen tối và khó khăn. Nhưng sau khi vượt qua giai đoạn này, chúng ta sẽ đến một tương lai tươi sáng, một vương triều bao dung, sẽ không tính toán nợ cũ, sẽ không tính đến những lỗi lầm của mọi người trong quá khứ.

Vậy ai sẽ kiến lập nên triều đại mới này? Theo mô thức dự ngôn của các khóa trước, thường thì câu thứ hai sẽ đối ứng với họ hoặc đặc trưng của vị hoàng đế khai quốc. Ví dụ, Khóa thứ 8 nói về thời nhà Minh, câu thứ hai “kỳ sắc nhược xích” đối ứng với từ “Chu” (màu đỏ son) của Chu Nguyên Chương. Khóa thứ chín chỉ nhà Thanh, câu thứ hai “Cổ nguyệt vi quân”, hai chữ “Cổ nguyệt” (古月) chỉ chữ “Hồ” (胡), đối với nhà Minh, người Mãn Thanh chính là “người Hồ” (tức là dân du mục hoang dã). Khóa thứ 10 nói về Trung Hoa Dân Quốc, Trung Hoa Dân Quốc không có hoàng đế, câu thứ hai “Thiên nhân nhất khẩu” (千人一口) là chữ “hòa” (和) trong nền dân chủ cộng hòa. Trong Khóa thứ 12 dự ngôn về tân vương triều, câu thứ hai vô cùng thẳng thắn, nói rằng ngài là một vị “Thánh nhân” – “Chủng hoạn cứu nạn, thị duy Thánh nhân” mà.

Điều thú vị là trong một số dự ngôn mà chúng tôi giới thiệu trước đây đều đề cập đến tương lai sẽ có một vị “Thánh nhân” xuất hiện ở Trung Quốc. Ví dụ, trong hình ảnh thứ 44 của “Thôi Bối Đồ”, người ta nói rằng “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân, tuy phi hào kiệt dã Chu Thành” (中國而今有聖人, 雖非豪傑也周成), so sánh Thánh nhân với Chu Thành Vương, một vị minh quân thời đại Tây Chu. Trong dự ngôn “Ngũ Công Kinh” cũng nói: “Thánh nhân đăng lập phi thường thiện” (聖人登位非常善). Tin rằng tương lai sẽ có một vị Thánh nhân đăng cơ.

Nhắc tới từ “Thánh nhân”, mọi người đều không lạ. Có Khổng thánh nhân mà, còn có Lão Tử năm đó chỉ điểm cho Khổng Phu Tử. Tuy nhiên, hai vị “Thánh nhân” này đều không quản lý quốc gia. Lão Tử giảng “Vô vi nhi trị”, còn Khổng Tử những năm cuối đời đã khao khát về một “Thế giới Đại Đồng”.

Thế giới Đại Đồng

Khái niệm “Đại Đồng” xuất hiện sớm nhất từ “Lễ Ký” (“Lễ Ký – Lễ Vận – Đại Đồng”). Khi đó, Khổng Tử đang trò chuyện với đệ tử của mình là Khanh Thiên, nói rằng nếu xã hội có thể thực tiễn “Đại đạo”, dưới sự lãnh đạo của những nhân sĩ hiền năng, người người sẽ chú ý đến lòng tin, truy cầu hòa thuận, tương trợ tương ái, và sẽ không truy cầu tài phú cá nhân, xã hội vì thế sẽ không xuất hiện âm mưu quỷ kế, hiện tượng trộm cắp cũng như chiến tranh loạn lạc. Khổng Tử nói, thế giới lý tưởng như vậy được gọi là “Đại Đồng”. Chiểu theo tiêu chuẩn như vậy, dường như chỉ có thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế xa xôi mới có thể xuất hiện “Thế giới Đại Đồng” như vậy. 

Thật trùng hợp, triết gia vĩ đại Hy Lạp Plato, người gần như cùng thời đại với Khổng Tử, cũng mô tả một “Thời đại Hoàng Kim” rất giống với Thế giới Đại Đồng. Trong thần thoại Hy Lạp, thế kỷ của loài người được chia thành 5 thời đại, Thời đại Hoàng Kim là thời đại đầu tiên, sau đó dần dần suy lạc, trải qua các Thời đại Bạc, Đồng, Anh hùng và Sắt. Chúng ta hiện tại đang ở Thời đại Sắt.

Thời đại Hoàng Kim dưới ngòi bút của Plato, con người và các chư Thần sinh sống cùng nhau. Họ không phải làm việc vất vả để nuôi sống bản thân, vì đất sẽ tự mọc lên lương thực. Họ sống qua những tháng năm lâu dài nhàn tản và lưu giữ vẻ ngoài thanh xuân. Thần đối với họ vô cùng nhân từ, giúp họ tránh xa bệnh tật và bảo vệ họ. Khi cái chết cuối cùng cũng đến, họ sẽ chết một cách thanh thản. Sau khi chết, linh hồn của họ biến thành tinh linh bay quanh vùng đất.

Bạn có muốn sống trong thời đại như vậy không? Nếu những dự ngôn mà chúng ta đang nói đến thực sự linh nghiệm, thì nói không chừng bạn sẽ thực sự có được phúc phận này. Chúng ta cùng xem Khóa thứ 13 của Mã Tiền Khóa.

Khóa thứ 13

賢不遺野 天下一家  Hiền bất di dã, thiên hạ nhất gia
無名無德 光耀中華  Vô danh vô đức, quang diệu Trung Hoa

Trọng điểm ở đây là gì? “Thiên hạ nhất gia” – thiên hạ một nhà, đó chính là thế giới “Đại Đồng”. Nếu khóa thứ 13 này nói có vẻ hơi mơ hồ, thì bạn sẽ thấy rất rõ ràng khi nhìn vào hình ảnh thứ 59 của “Thôi Bối Đồ”. Dự ngôn của hình ảnh thứ 59 trong “Thôi Bối Đồ” cũng có câu đồng dạng là “thiên hạ nhất gia”, nhưng có nhiều lời giải thích hơn trong Tụng ngôn.

Thôi Bối Đồ hình ảnh thứ 59

Sấm viết

無城無府 無爾無我  Vô thành vô phủ, vô nhĩ vô ngã
天下一家 治臻大化  Thiên hạ nhất gia, trị trân đại hóa

Tụng viết

一人為大世界福  Nhất nhân vi đại thế giới phúc
手持簽筒拔去竹  Thủ trì liêm đồng bạt khứ trúc
紅黃黑白不分明  Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh
東南西北盡和睦  Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục

“Nhất nhân vi đại” (一人為大) chính là chữ “đại” (大). “Thủ trì liêm đồng bạt khứ trúc” (手持簽筒拔去竹) là phép đố chữ, chữ đồng (筒) bạt đi bộ trúc (竹) thì thành chữ gì? Không khó đoán, là chữ Đồng (同). Hợp lại với nhau thì là chữ gì? Là Đại Đồng (大同). Mà bốn chữ “hồng hoàng hắc bạch” chỉ ra tất cả các sắc tộc trên thế giới, cùng với “Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục”, thì đây chẳng phải là “Thiên hạ một nhà”, là Thế giới Đại Đồng sao?

Ngày tận thế trong truyền thuyết liệu có ứng nghiệm? Có vẻ như thực sự là như vậy. Chúng ta hãy xem khóa cuối cùng, Khóa 14.

Khóa thứ 14

占得此課 易數乃終  Chiêm đắc thử khóa, Dịch số nãi chung
前古後今 其道無窮  Tiền cổ hậu kim, kỳ đạo vô cùng

Khóa này đối ứng với quẻ Vị Tế (未濟), cũng là quẻ cuối cùng trong số 64 quẻ trong Chu Dịch, nên nói là “Dịch số nãi chung”. Tuy nhiên, dù “Dịch số” đã suy diễn xong, thì lịch sử vẫn đang tiếp tục. Trong Kinh Dịch nói rằng, quẻ Vị Tế là đại biểu cho chung kết, nhưng không phải là một sự kết thúc hoàn toàn, mà là kết thúc của một chu kỳ, để một chu kỳ mới lại bắt đầu. (“Tự quái”: “Vật bất khả cùng dã, cố thụ chi dĩ Vị Tế chung.”) Cho nên, hai câu cuối của dự ngôn nói: “Tiền cổ hậu kim, kỳ đạo vô cùng”, ý nghĩa là, tự cổ chí kim, lịch sử luôn biến thiên, các triều đại thay thế lẫn nhau, nhưng “Đạo” thì vô cùng vô tận.

Hình ảnh cuối cùng của “Thôi Bối Đồ”, bắt nguồn từ suy diễn Bát Quái, cũng có cách nói tương tự:

Thôi Bối Đồ hình ảnh thứ 60

Sấm viết

一陰一陽  Nhất âm nhất dương
無始無終  Vô khởi vô chung
終者自終  Chung giả tự chung
始者自始  Khởi giả tự khởi

Tụng viết

茫茫天數此中求  Mang mang thiên số thử trung cầu
世道興衰不自由  Thế đạo hưng suy bất tự do
萬萬千千說不盡  Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
不如推背去歸休  Bất như Thôi Bối khứ quy hưu

Trong Kinh Dịch nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”, cho nên câu “nhất âm nhất dương” trong dự ngôn hẳn là chỉ “Đạo”. Đạo “vô khởi vô chung”, không bắt đầu cũng không kết thúc, là vĩnh viễn trường tồn, vĩnh viễn bất biến. Hai câu cuối “Chung giả tự chung, khởi giả tự khởi” hẳn là để diễn giải lý niệm này một cách dễ hiểu hơn, tức là nói rằng, sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử là sự khởi đầu của một chu kỳ lịch sử khác.

Trên thực tế, không chỉ những dự ngôn của Trung Quốc, mà nhiều dự ngôn của nước ngoài cũng tuyên bố tương tự, chính là nhân loại sau khi trải qua một số thảm họa lớn, sẽ có một khởi đầu hoàn toàn mới, thế giới sẽ không đi đến diệt vong. Dự ngôn của người Maya mà chúng tôi giới thiệu trước đây cho biết, trải qua một thời gian tịnh hóa và canh tân, nhân loại sẽ bước vào một kỷ nguyên mới. Nhà tiên tri vĩ đại phương Tây Nostradamus cũng cho rằng, nhân loại sẽ đánh bại kẻ địch của Cơ Đốc, và thế giới sẽ nghênh đón một tương lai tươi sáng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bước vào “Thế giới Đại Đồng” và tận hưởng tân thế giới trong tương lai.

Còn bạn, bạn lý giải thế nào về “đại đạo” trong Thế giới Đại Đồng mà Khổng Tử giảng, còn có “vô thủy vô chung” được nhắc đến trong Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, đạo không có “cùng tận” rốt cuộc sẽ là thế nào? Hãy lưu lại đáp án của bạn cho chúng tôi.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version