Thiên ý không thể lay chuyển! Jeane đã dự ngôn trước cái chết của Tổng thống Roosevelt và sự thất bại của Thủ tướng Churchill, thanh danh hiển hách.
- Toàn tập Dự ngôn của Jeane
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Trong tập trước, chúng ta đã nói về một trong những nhà chiêm tinh và nhà công năng đặc dị nổi tiếng nhất của thế kỷ 20— bà Jeane Dixon. Những dự ngôn chuẩn xác không sai một li của bà về rất nhiều sự kiện trọng đại đã mang lại cho bà danh tiếng quốc tế. Các chính trị gia, xã hội thượng lưu và thương gia từ nhiều quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ, đều tích cực tìm kiếm kiến nghị của bà, và nhiều danh nhân ngoại quốc sẵn sàng từ bỏ các bữa tiệc riêng trong Nhà Trắng để được gặp bà.
Vì vậy, hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu với câu chuyện giữa Jeane và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt.
“Tôi còn lại bao nhiêu thời gian?”
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tổng thống chỉ được giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp, tuy nhiên, Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, là người duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đắc cử tổng thống ba lần, qua đó có thể thấy ông được dân chúng yêu mến và tin tưởng biết bao. Và vị tổng thống này cũng từng tìm đến Jeane nhờ giúp đỡ.
Một buổi sáng tháng 11/1944, Jeane nhận được một cú điện thoại trong căn hộ của mình. Sau khi xác nhận danh tính của Jeane, đầu dây bên kia nói: “Tôi thay mặt ngài Tổng thống gọi điện cho bà. Chúng tôi đã nghe rất nhiều chuyện về bà, và ngài Tổng thống sẽ rất vui được trò chuyện với bà một lần. Sau 11 giờ sáng Thứ năm tới, bà có rảnh không?”
Vào ngày hội diện, Jeane xuất hiện tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng như đã hẹn. Tổng thống Roosevelt ngẩng đầu lên khỏi bàn làm việc, dùng cánh tay cường tráng để đỡ thân mình lên. Một nụ cười ấm áp thoáng qua khuôn mặt ông, rồi ông nói với Jeane, “Chào buổi sáng, Jeane. Cảm ơn vì bà đã đến.” Ông lăn xe lăn đến cuối bàn và bắt tay Jeane. Cái bắt tay này, Jeane cảm ứng thấy tựa hồ như trọng lượng của cả thế giới đang đè lên đôi vai rộng của Tổng thống Roosevelt.
Jeane tìm một chiếc ghế và ngồi xuống, trao đổi vài câu xã giao với Tổng thống Roosevelt, rồi đột nhiên, bà cảm thấy từ đối phương “một sóng triều cô đơn mạnh mẽ ập đến bà”. Jeane nói: “Thưa ngài Tổng thống, khi một người trong tâm có nghi hoặc, đi tìm ai đó khai mở cho họ một chút là rất thông minh.” Tổng thống Roosevelt thở dài rồi trả lời: “Nhân sinh ngắn ngủi, người sống lâu hơn cũng đều như vậy. Tôi còn bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc mà tôi phải hoàn thành?”
Jeane yêu cầu được cầm tay vị tổng thống, và Tổng thống Roosevelt đưa bàn tay to lớn của mình ra. Jeane cảm thụ rung động của sinh mệnh ông, thời gian còn lại của ông không còn nhiều… nên Jeane cố gắng chuyển chủ đề để tránh phải trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, Tổng thống Roosevelt vẫn rất kiên trì, ông muốn có một câu trả lời thẳng thắn. Jeane đành miễn cưỡng nói: “Sáu tháng, có thể ít hơn.”
Giọng nói vừa dứt, trong gian phòng là một sự trầm mặc khá lâu. Sau đó, Tổng thống Roosevelt trò chuyện với Jeane về cục diện thế giới, từ Nga đến Trung Quốc, từ Châu Âu đến Châu Phi, họ đã nói chuyện rất lâu. Sau đó, Tổng thống Roosevelt có vẻ không cam tâm, ông lại chuyển chủ đề trở lại câu hỏi ban đầu. Ông chậm rãi hỏi Jeane: “Bà nghĩ tôi có bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc của mình, bao nhiêu năm?”
Jeane hòa ái chỉnh lại: “Không phải vài năm, thưa ngài Tổng thống, không thể tính bằng năm, mà là tháng. Không quá sáu tháng.” “Ôi, chỉ được bấy lâu thôi ư?”, Tổng thống Roosevelt hạ thấp giọng lẩm bẩm, giống như tự nói với mình, sau đó ông xoay người lại, hai mắt nhìn thẳng lên trời. Jeane sau đó nhớ lại, bà có thể biết chính xác hết thảy những gì Tổng thống Roosevelt đang nghĩ trong đầu, ông ấy đang nghĩ: “Việc gấp cần giải quyết trước”. Jeane nói, bà có thể cảm giác trong tâm vị tổng thống đã dự cảm về cái chết, chỉ là tìm đến Jeane để xác nhận sự thật này. Khi chia tay, Tổng thống Roosevelt bắt tay Jeane, tạm biệt bà và nói: “Bà thật tốt khi đến đây.”
Nháy mắt, đã qua hơn hai tháng, vào giữa tháng 1/1945, Jeane được mời đến Nhà Trắng để gặp lại Tổng thống Roosevelt. “Bà có mang mình theo quả cầu pha lê không?” Tổng thống Roosevelt hỏi, và khi Jeane lấy quả cầu pha lê ra khỏi túi, bà và Tổng thống Roosevelt đã cùng mỉm cười hiểu ý.
“Được rồi, tôi còn bao nhiêu thời gian?” Tổng thống Roosevelt hỏi, giống như một cậu bé thiếu kiên nhẫn đang chạy vội đến món quà sinh nhật của mình. Jeane cong ngón tay cái và ngón trỏ, chừa khoảng cách hai inch giữa chúng và nói: “Còn chừng này thôi.”
Như thể chấp nhận rằng cái kết đang đến gần, Tổng thống Roosevelt gật đầu thân thiện: “Thời gian quả là ngắn.” Jeane miễn cưỡng đáp lại: “Đúng vậy, quá ngắn để chúng ta có thể vui vẻ nghĩ về nó.”
Ngày 12/4/1945, Tổng thống Roosevelt mang nỗi đau trầm trọng qua đời vì xuất huyết não tại Hot Springs, Georgia. Kể từ lần đầu tiên ông ấy gặp Jeane trong văn phòng của mình, đúng là ông ấy đã không sống quá sáu tháng.
Sau cái chết của Tổng thống Roosevelt, Phó Tổng thống Harry Truman trở thành vị tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ. Jeane đã suýt mất thanh danh vì vị tổng thống này. Điều gì xảy ra ở đây?
“Bà phải sửa lại dự ngôn của bà!”
Đối với nhiều người Mỹ, ngoài cuộc bầu cử tổng thống đảo điên năm 2016 của cựu tổng thống Donald Trump, cuộc bầu cử tổng thống kịch tính nhất trong lịch sử nước Mỹ là chiến dịch tái tranh cử năm 1948 của Tổng thống Truman.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Truman đã bị đánh giá thấp mọi mặt, nhiều cuộc thăm dò cho thấy ông kém đối thủ hai con số, đồng thời ông cũng đang đối mặt với nguy cơ lãnh đạo do nội bộ đảng cầm quyền phân chia thành ba phái.
Trong suốt chiến dịch, chỉ có một người vẫn tin chắc rằng Tổng thống Truman sẽ thắng. Vâng, bà ấy là Jeane.
Khi bà dự đoán vào tháng 1/1948 rằng Tổng thống Truman sẽ tái đắc cử, ít người tin bà, ngay cả bạn bè bà cũng nghĩ, Jeane tội nghiệp, thiên phú của bà đã không còn tồn tại.
Walter Maloney, vợ của một luật sư ở Washington, nhớ lại việc bà từng nhờ Jeane dự ngôn cho mình. Jeane yêu cầu Walter từ trong nội tâm phát ra một ước nguyện. Sau đó, Jeane chăm chú nhìn vào quả cầu pha lê và nói: “Ước nguyện của bạn không phải là vì cá nhân bạn, nhưng bạn sẽ đạt được như nguyện, nó sẽ trở thành hiện thực.” Walter cảm thấy bản thân mình đã thành công trêu trọc Jeane, cười lớn và nói rằng, bà phát nguyện Truman tái đắc cử tổng thống, mà điều đó gần như là không thể. Tuy nhiên, Jeane cho biết bà đã nhìn thấy trong quả cầu pha lê rằng, Tổng thống Truman sẽ giành chiến thắng.
Jeane cũng đã nói dự ngôn này với nhiều người trong cùng thời kỳ. Kết quả là dự ngôn này đã lan truyền nhanh chóng trong giới công chức. Một số nhóm xã hội ở Washington đã tức giận gạch tên Jeane khỏi danh sách khách mời tham gia các cuộc tập hợp của họ. Một thư ký đại sứ quán thậm chí đã gọi điện cho Jeane, thúc giục bà công khai cải biến dự ngôn, “bởi vì bà đang tự làm mình trở nên lố bịch với dự ngôn này.” Tuy nhiên, Jeane đã giữ vững không đổi dự ngôn của mình.
Vài tuần sau, Jeany trên một chương trình phát thanh địa phương cũng dự ngôn rằng, cuộc đua sẽ diễn ra giữa Thomas Dewey và Harry Truman. Bà nói: “Tôi thấy ông Dewey biến mất khỏi hàng loạt tờ báo, và vòng nguyệt quế của người chiến thắng giáng xuống đầu ông Truman.” Nhà bình luận chính trị Ray Henle cũng phát đi dự ngôn này của bà trong tiết mục phát thanh mang tính toàn quốc.
Kết quả là những lá thư lăng mạ ầm ầm gửi đến Jeane từ khắp nơi trên đất nước. Dường như không ai tin bà, kể cả người bạn Estelle Friedrichs của bà! Estelle, người làm việc trong Nhà Trắng, là người thụ ích trực tiếp nhất nếu Truman thắng cử.
Thứ bảy trước cuộc bầu cử, vợ người luật sư mà chúng ta đã nói ở trên, Walter Malone, đã tình nguyện đến trụ sở chiến dịch của Truman. Chỉ một hoặc hai ngày trước đó, việc phát sóng các bài phát biểu chính trị của Tổng thống Truman đã bị cắt do thiếu kinh phí. Các tình nguyện viên đã làm việc cật lực để quyên tiền mua thời lượng phát sóng cho tổng thống với tâm lý tuyệt vọng.
Jeane đi quyên góp và phàn nàn với Walter: “Mọi người đều nói tôi điên. Chúng ta hãy thử chơi bài Poker một lần nữa, xem liệu tôi có còn nhận được cảm ứng tương tự không.” Jeane bày các quân bài ra và nhìn chúng trong vài phút mà không nói lời nào. Cuối cùng, bà nhìn lên và nói rằng bà không thấy bất kỳ kết quả nào khác: Truman sẽ thắng cử!
Mọi người đều đã biết kết quả cuối cùng, Truman thật sự thắng cử, rất nhiều cửa kính đã bị đập vỡ.
“Tôi phi thường tín nhiệm bà”
Sau khi nói về tổng thống thứ 32 và 33 của Hoa Kỳ, chúng ta hãy xem dự ngôn kỳ lạ của Jeane về tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, Dwight David Eisenhower.
Không lâu trước đại hội đề cử lưỡng đảng vào mùa hè năm 1952 tại Hoa Kỳ, người dẫn chương trình truyền hình Martha Rountree đã tổ chức một bữa tiệc xa hoa ngoài vườn tại nhà mình ở Washington. Mọi người đều được mời. Martha yêu cầu Jeane mang một quả cầu pha lê đến cuộc gặp.
Trong cuộc gặp, Jeane bắt đầu dự ngôn cho các dân biểu. Bà nói với Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn rằng ông ấy sẽ mất vị trí phát ngôn viên của mình, nhưng sẽ sớm lấy lại được. Vào sinh nhật lần thứ 73, ông sẽ nhận được vinh dự lớn nhất trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Sau đó, Sam thực sự đã mất vị trí người phát ngôn của mình, nhưng rồi lại khôi phục vị trí này vào hai năm sau đó. Vào sinh nhật lần thứ 73 của ông, các đảng viên đảng Dân chủ đã tổ chức cho ông một “Bữa tối Sam Rayburn” xa hoa, hội trường vượt quá sức chứa, và tổng thống đã vinh danh ông bằng một tấm bảng. Một ngày sau sinh nhật, Sam gọi điện cho Jeane và nói: “Tôi phi thường tín nhiệm bà. Bữa tối đó là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi. Hãy tiếp tục những gì bà làm cho mọi người, dự ngôn của bà đã luôn nâng đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời tôi.”
Và tại bữa tiệc ngoài vườn của Martha, Jeane đã đưa ra một dự ngôn khác gây sửng sốt. Bà nói, tướng Eisenhower sẽ vào Nhà Trắng. Hope Ridings Miller, biên tập viên của tạp chí Diplomat, nhớ rất rõ việc này. Vì bà ấy lúc đó vô cùng thất vọng, nên đã đề nghị Jeane rằng, nếu dự ngôn có biến hóa, nhất định phải báo cho bà ấy biết. Kết quả là, hai tuần trước cuộc bầu cử, Jeane phát điện báo cho bà rằng Eisenhower sẽ chiến thắng áp đảo. Và kết quả chính xác như vậy.
Và đó chưa phải là điều thần kỳ nhất, vào cuối năm 1955, một báo cáo trên tờ New York Daily News đã viết như sau: Khi hàng chục thượng nghị sĩ và thống đốc đang tự tin đưa ra nghị quyết năm mới của họ – đi tranh cử tổng thống, nhà tiên tri yêu quý của Washington đang lặng lẽ quan sát quả cầu pha lê của mình. Nếu dự ngôn mới nhất của Jeane Dixon được chứng thực như những dự ngôn đáng ngạc nhiên trước đây của bà ấy, thì các tổng thống tranh cử sẽ có thể đóng gói huy hiệu chiến dịch tranh cử tổng thống của họ, vì ngôi sao tư mệnh của bà ấy đã chú định – Dwight Eisenhower sẽ tái đắc cử.
Tất nhiên, Jeane lại đoán trúng, nhưng điều thú vị nhất là khi Jeane dự ngôn Tổng thống Eisenhower tái đắc cử, bản thân Eisenhower thậm chí còn chưa quyết định có tái tranh cử tổng thống hay không. Có vẻ như Jeane thực sự đã nhìn thấy trước Thiên ý.
‘Nước Anh sẽ không bao giờ làm tôi mất mặt’
Đã nói bao nhiêu câu chuyện về các tổng thống Mỹ, giờ hãy nói về cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Anh Winston Churchill và Jeane.
Đầu mùa xuân năm 1945, Winston Churchill đến thăm Washington, thủ đô của Hoa Kỳ. Lord Halifax và vợ đã mời Jeane đến dự tiệc để vinh danh Churchill.
Jeane vốn đang ở Mỹ, không biết gì về tình hình chính trị ở Anh, nhưng khi bắt tay với Thủ tướng Churchill, bà cảm nhận được một thông điệp đặc biệt. Bà nói một cách chân thành: “Thưa Thủ tướng, xin đừng tiến hành tuyển cử quá sớm, nếu không ông sẽ thất cử.”
Vị chính trị gia già người Anh quay đầu nhìn chằm chằm vào vị nữ sĩ trẻ tuổi lỗ mãng này, đôi mắt màu hạt dẻ trong veo của bà đang nhìn lại ông. Một lúc sau, ông lẩm bẩm: “Nước Anh quyết sẽ không làm tôi ô nhục.”
Như không nghe thấy lời của ông, Jeane nói tiếp: “Ngài tạm thời thua cuộc bầu cử này cũng không sao, vài năm nữa, quyền lực của nước Anh sẽ lại rơi vào tay ngài.”
Kết quả là gì? Churchill vẫn tham gia bầu cử vào tháng 6 năm đó, dẫn đến việc đảng Lao động nắm quyền kiểm soát Hạ viện và Churchill bị thay thế bởi Thủ tướng Attlee. Sáu năm sau, đảng Bảo thủ lại giành chiến thắng, và Churchill một lần nữa lên ngôi thủ tướng, cho đến khi ông tự nguyện nghỉ hưu vào năm 1955.
Năm 1962, Jeane đưa ra một dự ngôn khác cho vị chính khách vĩ đại này. Bà nói Churchill sẽ mất vào cuối năm 1964. Ngày dự đoán của bà chỉ khác 26 ngày so với ngày thực tế.
Nhiều dự ngôn của Jeane được đưa ra công khai trước công chúng và được nhiều người biết đến, nên độ tin cậy cực cao. Sau khi nghe câu chuyện của bà, quý vị có thể cũng phát hiện ra rằng dự ngôn mà bà để lại khá đặc biệt, rất khác với hầu hết các dự ngôn cổ kim ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài.
Rất nhiều dự ngôn, vì thiên cơ bất khả tiết lộ, nên thường được nói ra bằng từ ngữ mơ hồ, úp úp mở mở. Tuy nhiên, Jeane luôn tin rằng, năng lực dự ngôn của mình là trách nhiệm do Thượng Đế ban cho, vì vậy bà ấy cố gắng nói ra rất rõ ràng, rất nhiều chi tiết được mô tả rất rõ ràng, không tồn tại cách giải thích thứ hai cho dự ngôn. Điều đáng khen ngợi hơn nữa là, Jeane cũng sẽ giải thích rõ ràng chi tiết các phương thức khác nhau bà ấy có được những dự ngôn, thậm chí còn chỉ ra những dự ngôn nào là không thể thay đổi, và dự ngôn nào có cơ hội cải biến.
Jeane cũng đã từng đưa ra dự ngôn về Trung Quốc ở phương Đông xa xôi, cho rằng sau khi chính quyền nước này chuyển thành sắc đỏ, sẽ xuất hiện một sự kiện trọng đại thay đổi vận mệnh của nhân loại. Đó là gì? Chúng ta sẽ nói về điều đó vào tập sau.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch