Đại Kỷ Nguyên

Khoa học chứng minh luân hồi chân thực tồn tại? !

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Người đoạt giải Nobel phát hiện, sinh mệnh kỳ thực có thể bất tử? Khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của luân hồi không? Loại người nào có ký ức kiếp trước? 

Chúng tôi trước đây đã chia sẻ với quý vị nhiều trường hợp luân hồi chuyển thế, vậy luân hồi chuyển thế có chân thực tồn tại? Nếu nó tồn tại, thì bằng chứng nằm ở đâu? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay, chúng ta hãy bước vào câu chuyện của ngày hôm nay.

Bằng chứng gián tiếp: Ý thức tự ngã 

Luân hồi chuyển thế được đề cập trong Phật giáo đề cập đến quá trình sau khi một người qua đời, cơ thể tiêu vong, nhưng ý thức sẽ bước vào quá trình tìm đến một cơ thể mới để tái sinh. Điều này cũng giải thích tại sao rất nhiều người chuyển thế mang theo ký ức tiền kiếp.

Vậy khoa học giải thích ký ức tiền kiếp như thế nào? Khi rảnh rỗi, có lúc nào quý vị đột nhiên phát ra một câu hỏi thế này: Vì sao mình cứ mãi luôn biết bản thân mình là ai? Câu hỏi này có liên quan rất lớn đến câu chuyện tiếp theo của chúng ta. 

Theo nghiên cứu sinh học, các tế bào trong cơ thể người đều có thọ mệnh của nó, thọ mệnh ngắn thì chỉ vài ngày đến vài tuần, thọ mệnh dài thì bất quá chỉ vài năm. Giáo sư Jonas Kristoffer Frisén từ Viện Karolinska, Thụy Điển đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon-14 để biết tuổi thọ trung bình của các tế bào trong cơ thể người trưởng thành là khoảng 7 năm, trong khi đó, tuổi thọ của con người lại dài hơn con số này rất nhiều.

Điều đó có nghĩa là, các tế bào trong cơ thể đã được thay thế nhiều lần trong một đời của chúng ta. Vì vậy câu hỏi đặt ra là, khi các tế bào không còn là tế bào ban đầu, thì bạn có còn là bạn không? Tôi nghĩ chúng ta đều biết đáp án cho câu hỏi này. Theo thời gian trôi đi, dù là về sinh lý hay là về tâm lý, chúng ta đều đang trưởng thành, quan điểm của chúng ta đối với cùng một vấn đề có thể thay đổi, nhưng chúng ta vẫn luôn biết bản thân mình là ai, nhận thức về tự ngã, tức là nhận thức về bản thân chúng ta sẽ không phát sinh biến đổi.

Điều đó chẳng phải là thuyết minh về một loại lực lượng thần bí trong vô hình nào đó đã khiến cho ý thức của chúng ta không ngừng tiếp diễn ngay cả khi tế bào đã qua đời? Ngoài ra, căn cứ theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vậy thì khi người ta chết, ý thức tự ngã đã đi đâu? Những cơ sở khoa học này có thể giải thích tính khả năng của luân hồi về mặt trắc nghiệm hay không?

Ông Stuart Hameroff, giáo sư tại Khoa Gây mê và Tâm lý học tại Đại học bang Arizona, và Sir Roger Penrose, nhà vật lý người Anh đoạt giải Nobel, đã cùng nhau đề xuất lý luận “Vi quản lượng tử” đáng kinh ngạc, họ tin rằng ý thức tồn tại trong kết cấu vi quản của đại não. Sự tử vong của sinh vật chẳng qua chỉ là một nhận thức sai lệch, ý thức căn bản mà chi phối hết thảy tri cảm của sinh vật sẽ không vì sinh vật tử vong mà tiêu mất, trái lại sẽ có được sự “vĩnh sinh” trên ý nghĩa khoa học. Thuyết pháp này trong giới khoa học đã dẫn khởi sự tranh nghị rất lớn, dường như tất cả các khoa học gia đều đồng ý với thuyết pháp vật chất bất diệt, nhưng không phải ai cũng đều có thể tiếp tục suy đoán rằng, ý thức cũng là vật chất.

Stuart Hameroff nói trong chương trình “Xuyên việt lỗ trùng” (Through the Wormhole)  của Science Channel rằng: 

“Giả sử trái tim ngừng đập, máu ngừng chảy, và các vi quản này mất đi trạng thái lượng tử của chúng… Thông tin lượng tử bên trong các vi quản không bị phá hoại, nó không thể bị phá hoại, nó chỉ là được phân bố và tiêu tán khắp vũ trụ.”

“Nếu bệnh nhân sống lại, những thông tin lượng tử này có thể quay trở lại trong các vi quản, và bệnh nhân sẽ nói, ‘Tôi đã có một trải nghiệm cận tử’.”

“Nếu họ không sống lại, và bệnh nhân chết, thì loại thông tin lượng tử này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể dưới dạng linh hồn, có lẽ là tồn tại vô kỳ hạn.”

Con người làm thế nào để sinh ra ý thức? Penrose tin rằng trong não người có rất nhiều điện tử ở trạng thái chồng chập, bởi vì những điện tử này vừa không ngừng sụp đổ vừa không ngừng chồng chập, từ đó mới sản sinh ra ý thức.

Lẽ nào con người sau khi qua đời liền triệt để biến mất? Trong cơ học lượng tử, có một khái niệm gọi là trạng thái chồng chập, dùng để chỉ một lượng tử vi quan có thể đồng thời chồng chập nhiều loại trạng thái, cũng chính là nó ở trạng thái vận động không xác định, lựa chọn đa nguyên, chỉ sau khi phát sinh “can thiệp” thì mới sụp đổ thành “trạng thái xác định”. Penrose tin rằng điều này vô cùng nhất trí với “ý thức” hay “linh hồn” của con người.

Trước hết, hoạt động ý thức của con người trước khi “xác định” một sự vật gì đó, thì chính là ở một loại “trạng thái hỗn độn”. Đại não của chúng ta thông qua một quá trình “phân tích logic” nhất định mới sản sinh ra ý thức “xác định”. Penrose, thông qua nghiên cứu về tế bào thần kinh trong não người, tin rằng loại “phân tích logic” này chính là kiến lập trên cơ sở “trạng thái chồng chập lượng tử”.

“Cấu trúc vi quản” trong não người tại quá trình chúng ta tư duy sẽ liên kết thành một “hệ thống lượng tử”, rồi chớp mắt sụp đổ để trở thành “ý thức” của chúng ta. Kết hợp với “nguyên lý vật chất bất diệt”, ông tin rằng bản thân ý thức sẽ không “diệt vong”. Bởi vì hết thảy vật chất và năng lượng vũ trụ đều  không được sản sinh hoặc biến mất trong hư không, mà sẽ không ngừng chuyển hoán hình thức. Nếu dùng phương pháp này để giải thích, thì sau khi người chết, linh hồn sẽ không tiêu mất, thông tin lượng tử trong đó cũng không bị phá hoại, mà nó sẽ ly khai cơ thể, quay trở về vũ trụ.

Cần biết rằng ngay từ hơn một trăm năm trước, đã có các nhà khoa học dùng phương pháp cân trọng lượng để chứng thực rằng con người sau khi chết sẽ giảm 21 gram thể trọng, và 21 gram vật chất bay đi này chính là linh hồn, cũng chính là ý thức tự ngã của chúng ta, hoặc giả là ký ức. Các nhà khoa học hiện đại cũng tiến một bước thực nghiệm, họ trước tiên tiến hành cân chính xác thi thể người chết, sau đó thông qua máy gia tốc hạt lớn để tiến hành thám trắc, kết quả thám trắc là xác thực có vật chất đã bay đi, và các nhà khoa học tin rằng, đó chính là linh hồn.

Hiện nay, không ít nhà khoa học tin rằng, vật chất lượng tử cấu thành ý thức con người, hoặc có thể nói là linh hồn, theo quá trình nhục thể tiêu vong, nó sẽ ly khai khỏi vật chủ, tiến vào trong vũ trụ bao la. Nói cách khác, người ta sau khi qua đời, có lẽ họ vẫn đang sống theo một phương thức khác.

Vậy thì sau khi người chết, có luân hồi chuyển thế không? Có một sự kiện xảy ra ở Chicago Mỹ đã đưa chủ đề này lên cao trào. Khi đó, một cậu bé 5 tuổi bất ngờ thú nhận với cha mẹ rằng linh hồn của cậu thực sự đến từ một người phụ nữ ở thế kỷ trước. Thời điểm đó, bản thân cậu kiếp trước đang ở trong một quán rượu, một đám cháy bất ngờ bùng lên, cậu chạy không kịp và bị chôn vùi trong biển lửa, ký ức về cảm giác bị ngọn lửa thiêu đốt vẫn còn y nguyên trong cậu. Khi tỉnh dậy từ đám cháy, ý thức của cậu đã rời khỏi nhục thân đã chết, không ngừng bay lên, cuối cùng bay đến ngôi nhà hiện tại của mình, trở thành con của cha mẹ cậu.

Tôi tin rằng nhiều người không tin câu chuyện này, cha mẹ của cậu bé đương nhiên cũng không tin, nhưng một lần tra hỏi ngẫu nhiên đã phát hiện, xác thực có một người phụ nữ đã chết trong một vụ hỏa hoạn năm đó, thậm chí ngay cả phương thức và thời gian tử vong cũng giống hệt mô tả của cậu bé. 

Những trường hợp đầu thai với ký ức tiền kiếp như thế này không chỉ có, mà còn có rất nhiều. Khi những trường hợp này tiếp tục xuất hiện mà không cách nào kiểm chứng, người ta càng cảm thấy rõ nét hơn về luân hồi chuyển thế.

Bằng chứng trực tiếp: Vết bớt

Nếu luân hồi thực sự tồn tại, tại sao chỉ một số ít người có thể mang theo ký ức mà luân hồi chuyển thế, trong khi đại bộ phận  mọi người thì không có ký ức? Vấn đề này xác thực đã có người chuyên môn nghiên cứu. Người này là Ian Pretyman Stevenson, giáo sư tâm thần học tại Trường Y thuộc Đại học Virginia. Ông đã dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu vấn đề luân hồi.

Trong cuộc đời của mình, ông đã xuất bản hơn 300 bài báo về luân hồi và 14 cuốn sách về luân hồi, có thể nói ông là chuyên gia quyền uy nhất trong lĩnh vực này. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã phát hiện ra hơn 3.000 trường hợp luân hồi chuyển thế, Khi hỏi những người này về nguyên do tử vong trong kiếp trước, giáo sư Stevenson rất ngạc nhiên khi phát hiện, 70% số người này là tử vong phi tự nhiên, hầu hết những người này chết vì bị sát hại hoặc tai nạn, 30% còn lại về cơ bản chết vì đau tim và các nguyên nhân đột tử.

Điều đó có nghĩa là, hầu như không ai trong số những người luân hồi chuyển thế có mang theo ký ức này qua đời một cách bình yên trong kiếp trước. Như vừa đề cập, cậu bé 5 tuổi bị thiêu chết ở kiếp trước trùng khớp với kết quả nghiên cứu của giáo sư Stevenson.

Vì vậy, giáo sư Stevenson đưa ra kết luận: Đại bộ phận con người trên thế giới qua đời một cách tự nhiên, sau khi chết, thông qua một số cơ chế nào đó đã xóa đi ký ức tiền kiếp của họ, sau đó lại đi đầu thai. Đối với những người tử vong đột ngột, cơ chế này sẽ vô tình bị phá vỡ, khiến một bộ phận trong số họ có thể mang theo ký ức tiền kiếp mà tiếp tục luân hồi.

Ngoài ra, giáo sư Stevenson cũng phát hiện, các vết bớt, dị tật bẩm sinh và các khiếm khuyết cơ thể khác đều có thể được coi là sự phản ánh của kiếp trước. Nếu kiếp trước bị dao đâm chết, bị đạn bắn chết, hoặc bị thiêu chết, thì vết thương và bộ phận bị thương thường sẽ lưu lại dấu vết rõ ràng ở kiếp sau, tức là họ sẽ sinh ra với một vết bớt. Và những vết bớt, dị tật bẩm sinh này chính là bằng chứng trực quan nhất, khách quan nhất trong nghiên cứu các trường hợp luân hồi.

Có một trường hợp như thế này: Trong một gia đình ở Mỹ, một cặp vợ chồng nọ có hai cô con gái, cô con gái út tên là Winnie, khi Winnie lên sáu tuổi thì một tai nạn ô tô đã cướp đi sinh mạng của cô bé. Sau đó, cặp đôi có thêm một bé gái, sau khi đứa trẻ chào đời, người ta phát hiện cô bé có một vết bớt rất rõ ràng ở mông trái, hình dạng và vị trí của vết bớt này giống hệt vết thương của Winnie khi cô bé bị ô tô đâm. 

Ở Alaska, Mỹ, có một người đàn ông tên là Charles Porter, sinh năm 1907, thuộc huyết thống thổ dân da đỏ. Khi Porter được hai tuổi, ông đã có thể kể về kiếp trước của mình, nói rằng mình là một thành viên của gia tộc người da đỏ, nhưng khi gia tộc ông đánh nhau với gia tộc khác, ông bị kẻ địch đâm chết. Mỗi lần nói về điều này, ông luôn chỉ vào một vết bớt rất rõ ràng ở chính giữa dưới xương sườn bên phải trên cơ thể mình, dài hơn một inch và rộng nửa inch, có hình thoi.

Ông nói rằng đây chính là chỗ ông bị kẻ địch đâm vào trong chiến tranh thị tộc ở kiếp trước, làm tổn thương gan, một cơ quan quan trọng trong cơ thể, vì vậy ông đã chết ngay tại chỗ. Do đó, khi những người khác nhìn thấy vết bớt của ông và hỏi chuyện gì đã xảy ra, ông luôn kể lại cảnh tượng của tiền kiếp.

Ngoài những gì khoa học phương Tây có thể nhận thức ra hiện nay, trong lịch sử lâu đời của văn hóa Á Đông, từ lâu đã có những nhận thức ở tầng thứ sâu hơn về sinh mệnh và luân hồi chuyển thế.

Ví dụ, trong Phật giáo Đại tạng kinh có một bộ kinh điển tên là “Phật Thuyết Nhập Thai Kinh” giải thích quá trình của sinh mệnh từ khi hình thành đến trưởng thành rồi tử vong, sau đó lại đến quá trình sinh mệnh mới, trong đó Phật Đà giảng: “Sự khởi đầu của sinh mệnh chính là từ sự tương ngộ của tinh cha huyết mẹ, đến âm thân tiến nhập vào bên trong, phôi thai trong cơ thể người mẹ cứ sau mỗi 7,8 ngày sẽ trải qua một sự biến hóa tường tận.” Điều này hoàn toàn phù hợp với sự sinh trưởng và biến hóa của phôi thai trong cơ thể người mẹ được quan trắc bởi y học hiện đại.

Phật giáo cũng giảng rằng, nhân quả thông tam thế. Thân của kiếp này gọi là ‘thân thụ báo’, tức là nó chịu ảnh hưởng của nghiệp thiện nghiệp ác từ mấy tiền kiếp. Tất cả những đặc trưng thân thể đều có nguyên nhân nghiệp báo từ kiếp trước. Theo kinh Phật, Phật Đà biết nguyên nhân của từng màu sắc trên lông công, nghĩa là nói, mỗi điểm màu trên lông công đều có sự tồn tại của nghiệp từ tiền thế. Vết bớt cũng như vậy, luân hồi chuyển thế càng như vậy.

Điều này khiến mọi người không thể không nhớ đến câu nói của nhà khoa học nổi tiếng Chu Thanh Thời: “Khi những nhà khoa học dốc hết sức lực leo lên đỉnh núi, thì các đại sư Phật học đã đợi ở đó từ lâu rồi.”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version