Những lần ôn dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử đã tiết lộ quy luật hành sự của ôn dịch. Omicron đang lan rộng trùng trùng, làm thế nào để tránh khỏi bệnh dịch?
Kể từ khi nhân loại tồn tại, ôn dịch đã luôn đồng hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Theo thống kê, số người thiệt mạng do ôn dịch nhiều hơn cả do chiến tranh và nạn đói. Tuy nhiên, loài người sau khi trải qua bao nhiêu lần ôn dịch lớn lớn nhỏ nhỏ vẫn nhìn không thấu được một số đặc tính kỳ quái của nó, ví như, nó đến vô ảnh đi vô tung, có thể khiến nhân loại nhiều người mất mạng, nhưng đối với một số người khác lại không hề động đến họ. Người ta không thể không đặt câu hỏi, ôn dịch cuối cùng là đến vì cớ gì?
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Gần đây, một loại virus biến chủng Nam Phi mới nhất là Omicron đang gia tăng, và nó đã xâm nhập vào nhiều quốc gia với tốc độ lây nhiễm cực nhanh, buộc không ít quốc gia lại phải đặt vào tình trạng khẩn cấp, nhân tâm hoang mang, chính vào lúc mà các quốc gia đang dần dần khôi phục lại cuộc sống bình thường thì đột nhiên phải tạm đình lại để chống lại biến chủng mới này.
Kể từ khi nhân loại tồn tại, ôn dịch đã luôn đồng hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Theo thống kê, số người thiệt mạng do ôn dịch nhiều hơn cả do chiến tranh và nạn đói. Tuy nhiên, loài người sau khi trải qua bao nhiêu lần ôn dịch lớn lớn nhỏ nhỏ vẫn nhìn không thấu được một số đặc tính kỳ quái của nó, ví như, nó đến vô ảnh đi vô tung, có thể khiến nhân loại nhiều người mất mạng, nhưng đối với một số người khác lại không hề động đến họ. Người ta không thể không đặt câu hỏi, ôn dịch cuối cùng là đến vì cớ gì? Lẽ nào đối diện với ôn dịch, nhân loại mãi mãi chỉ có hạ sách phòng thủ sao? Trước khi bàn luận về vấn đề này, chúng ta trước hết hãy xem xét một số lần ôn dịch cực kỳ nguy hiểm trong lịch sử nhân loại.
Sự sụp đổ của Athens
Khi Trung Quốc vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, các chư hầu tranh bá, tại Hy Lạp cổ xa xôi cũng xuất hiện hàng trăm thành bang tự trị, trong đó hai quốc gia hùng mạnh nhất là Athens và Sparta. Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, hai quốc gia này vì để tranh đoạt quyền bá chủ Hy Lạp cổ mà phát động một cuộc chiến tranh, sử gọi là cuộc chiến Peloponnesian. Vào năm thứ hai của cuộc chiến, năm 430 trước Công nguyên, một dịch bệnh chết người đột nhiên xuất hiện ở thành Athens. Bệnh nhân đầu tiên xuất hiện ở cảng Piraeus, không xa về phía tây nam Athens, và sau đó đã lây lan nhanh chóng, tấn công vào thành Athens trong một vài tuần, khiến rất nhiều người bị nhiễm bệnh.
Theo nhà sử học người Hy Lạp Thucydides ghi chép trong cuốn sách “Lịch sử cuộc chiến Peloponnesian”, bệnh nhân bắt đầu sốt, hắt hơi và ho dữ dội trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, sau đó, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất huyết, và toàn thân từ từ phát đỏ, phát tím, cuối cùng thối thịt và bốc mùi xú uế. Người bệnh cũng có thể cảm thấy cơ thể nóng ran, xuất hiện cảm giác khát nước mà không cách nào kiểm soát được. Một số người cố gắng cởi bỏ tất cả quần áo và ngâm mình trong nước lạnh để làm giảm các triệu chứng của họ. Cuối cùng thì họ cũng mất ăn mất ngủ, từng phút từng giây phải chịu đựng nỗi đau đớn khôn nguôi. Mỗi ngày, một số lượng lớn người Athen chết vì bệnh tật; chim, thú dữ ăn các thi thể cũng nhanh chóng rơi xuống đất mà chết, vì vậy ngay cả chim, thú cũng tránh xa các tử thi.
Khoảng 1/3 dân số Athens đã thiệt mạng trong trận ôn dịch này. Tuy nhiên, điều khiến người ta không lý giải được là, không phải tất cả mọi người ở đó đều là mục tiêu tấn công của ôn dịch. Ví dụ, nhà triết học Socrates đã thân chinh kinh qua trường ôn dịch, ông không chỉ đề kháng thành công sự xâm nhập của ôn dịch, mà còn dùng cái tâm khiêm nhường “Tôi biết là tôi điều gì cũng không biết”, bắt đầu tìm hiểu về đạo đức cá nhân và truy cầu đối với chân lý. Còn nữa, trong cuộc chiến Peloponnesian, những người Peloponnesian bị người Athens bắt giam trong thành cũng không hề bị lây nhiễm. Càng kỳ lạ hơn nữa là, sau năm 426 trước Công nguyên, như thể trực tiếp nhận được một chỉ lệnh bí ẩn nào đó, đại ôn dịch hoành hành mấy năm trời đột nhiên tiêu thanh nặc tích mà biến mất tại Athens.
Là căn nguyên gì mà ôn dịch tấn công Athens, vì sao nó có tính chọn lọc, vì sao nó đột ngột biến mất, vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.
Ôn dịch đã phá hủy Đế chế La Mã cổ đại
Một trải nghiệm tương tự cũng phát sinh ở Đế chế La Mã cổ đại hùng mạnh. Đế chế này, từng trải dài ba lục địa Âu, Á, Phi, có dã tâm xưng bá toàn cầu, sau khi trải qua bốn lần đại ôn dịch, từ cường thịnh đã trở nên suy bại, kết cục là phân ly tan rã.
Các nhà khoa học hiện đại suy đoán rằng, ôn dịch tấn công La Mã cổ đại là đa chủng bệnh truyền nhiễm ác tính, bao gồm dịch hạch, sốt phát ban, thương hàn, bệnh đậu mùa… Theo ghi chép lịch sử, trong trận đại ôn dịch đầu tiên, số người chết ở thành Rome lên tới trên vạn người mỗi ngày. Nhà sử học La Mã cổ đại Tacitus đã nói trong cuốn “Biên niên sử” như sau: “Thành Rome…. trong thành toàn là tử thi, trên đường phố nhìn đâu cũng là hàng đoàn tống táng.” Lần đại ôn dịch thứ hai kéo dài 16 năm, số người chết đạt đến 5 triệu người, chiếm ⅓ nhân khẩu của đế quốc La Mã, kết thúc thời đại vàng kim của La Mã cổ. Lần ôn dịch thứ ba càn quét gần 20 năm, thời kỳ cao điểm, thành La Mã mỗi ngày có 5 ngàn tử thi, cuối cùng tổng cộng có 25 triệu người chết. Và đại ôn dịch lần thứ tư quy mô lớn chưa từng có, ôn dịch phát sinh hoàn toàn bất thường vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, cuối cùng khi nó lắng xuống, nó đã mang theo 40% nhân khẩu của thành Constantinople thuộc Đế chế Đông La Mã.
Bốn lần đại ôn dịch cũng đầy bí ẩn. Ví dụ, mỗi khi Đế quốc La Mã tiến hành bức hại tàn bạo những tín đồ Cơ đốc, đại ôn dịch liền giáng xuống, khiến thành trì thịnh thế biến thành địa ngục. Hơn nữa, phương thức truyền nhiễm của ôn dịch rất khó nắm bắt và không cách nào phòng bị. Ví dụ, có lúc trong một thành thị chỉ có một hoặc hai hộ gia đình bị nhiễm bệnh, trong khi các gia đình khác trong thành đều bình an vô sự. Một số người không bị nhiễm bệnh nghĩ rằng họ đã thoát khỏi ôn dịch, nhưng đến năm sau họ đã nhiễm bệnh mà chết. Điều càng khó lý giải hơn nữa là, một số người chưa nhiễm bệnh đã đào thoát thành công vùng dịch và đến được thành trì không có dịch, nhưng đợi khi ôn dịch phát sinh ở thành trì đó, thì người bị nhiễm bệnh chính là những người đã đào thoát! Đối mặt với bệnh dịch, vô luận là thanh niên có thân thể cường tráng hay phụ nữ, trẻ em, người già yếu ớt,… thì đều như nhau, trong mắt ôn dịch không phân biệt phú quý hay bần cùng, nhưng ôn dịch dù hoành hành thế nào, riêng đối với những tín đồ Cơ đốc đang kiên trì cứu trị những người bị nhiễm bệnh, ôn dịch hoàn toàn không hề quấy nhiễu họ.
Cái chết đen suýt đã xóa sổ châu Âu
“Cái Chết Đen” phát sinh vào thời Trung thế kỷ ở châu Âu cũng là một trường ôn dịch khủng khiếp khiến người ta kinh tâm mỗi khi nhắc đến. Nó đã làm châu Âu tiêu mất đi một phần ba dân số. Trong khoảng thời gian từ năm 1350 đến năm 1400, tuổi thọ trung bình của người châu Âu đã bị rút ngắn đi 10 năm.
Ôn dịch lần đầu tiên xuất hiện ở cảng Messina ở Sicily, Ý. Một khi có ai đó nhiễm bệnh mà chết, tất cả những người vãng lai với người đó, hoặc làm ăn với người đó, thậm chí cả người đến tiễn biệt người đó xuống mồ, đều không thể thoát khỏi tai ương.
Thành Florence, Ý đã thực thi các biện pháp nghiêm ngặt trong khả năng của mình, bao gồm cấm chỉ thuyền viên lên tàu có dịch bệnh xuất bến, yêu cầu tất cả các thuyền viên phải được cách ly trên tàu trong 40 ngày, và công bố rộng rãi “quy định vệ sinh”, v.v. Thời gian cách ly 40 ngày này được gọi là “quarantino”, có nghĩa là “40” trong tiếng Latinh. Từ “quarantine” (cách ly kiểm dịch) trong tiếng Anh như chúng ta biết hiện nay là bắt nguồn từ từ này. Vậy kết quả là gì? Florence vẫn không thoát khỏi thảm họa, và 80% người dân ở Florence đã thiệt mạng vì ôn dịch, trở thành thành thị chịu nạn nặng nề nhất.
Sau đó, Cái Chết Đen lan rộng khắp châu Âu bằng đường bộ và đường thủy. Bất cứ nơi nào nó đến, tất cả các thành thị đều tê liệt, một số thôn trang vĩnh viễn biến mất, cuộc chiến trăm năm giữa Anh và Pháp vì thế mà không thể tiếp tục, tạm thời dập lửa đình chiến. Đúng vào lúc tất cả các quốc gia đều đường cùng, thì năm 1353, Cái Chết Đen đột nhiên biến mất, y chang như thể một đội quân rút lui tập thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của mình. Một vài lần lặp lại tiếp theo sau đó của ôn dịch cũng với mô thức đồng dạng như vậy.
Cái Chết Đen cũng biểu hiện tính chọn lọc kỳ lạ đồng dạng như vậy. Một số địa khu bị tiêu hủy, trong khi những địa khu khác thì lại được miễn nhiễm hoàn toàn. Một số người chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn với những người bị nhiễm bệnh liền tử vong, trong khi một số người ôm lấy di thể của người thân đã khuất của họ, nhất tâm cầu chết, nhưng họ lại không bị nhiễm bệnh.
Ôn dịch liệu có trí năng?
Sự phát sinh của ôn dịch tại phương Đông tựa hồ cũng đúng như vậy. Ví dụ, bệnh dịch hạch xảy ra vào những năm cuối của Minh triều, chỉ trong 15 năm, đã dẫn đến nhân khẩu toàn quốc tử vong quá nửa. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là đạo quân công nhập Bắc Kinh của Lý Tự Thành lại rất ít người nhiễm dịch, và không một ai bị bệnh khi quân Thanh tiến vào. Sau khi Minh triều chính thức rút lui khỏi sân khấu lịch sử, bệnh dịch đột nhiên tuyệt tích. Người ta không thể không hỏi, lẽ nào ôn dịch có thể có trí năng? Sự xuất hiện của nó là có mục đích, và phải chăng trong mông lung tự có Thiên ý?
Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, ôn dịch là có Ôn Thần ngũ phương thống lĩnh dịch quỷ thực thi việc lây lan ôn dịch. Đạo gia có một điển tịch tên là “Trảm ôn đoạn dịch phẩm” nói, “Nhân tâm phá hoại, ngũ tình loạn tạp”, người ta hoặc đề phòng, nghi ngờ lẫn nhau, hành vi ý đồ bất chính, hoặc không tin chính lý, mưu dùng tà thuật, hoặc “bất đạo bất nhân”, hành sự nghịch Thiên, phóng túng sát sinh, hoặc “bất trung bất hiếu, không yêu thương không từ bi”, si mê vọng tưởng, thì cuối cùng sẽ chiêu mời “phong hàn thử thấp” từ bên ngoài vào làm tổn hại thân thể chính mình. Còn phóng túng buông thả, thư tình túng dục thì làm tổn hại thân thể từ bên trong. Nội ngoại tà khí giáp kích, ôn dịch lúc đó sẽ từ hư vô mà tiến nhập vào.
Nếu dùng thuyết pháp của cổ nhân Trung Quốc để tra xét một số trận đại ôn dịch mà chúng ta vừa nhắc đến trên, mọi người sẽ ngạc nhiên phát hiện rằng, quả là không sai chút nào. Ví dụ, trước khi ôn dịch đến thành Athens, rất nhiều người Athen giàu có phát đạt đã sống cực độ xa hoa, phóng túng nhục dục, loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là thức thời, bạo lực và giết người rất thịnh hành.
Đây cũng là tình huống xảy ra ở Châu Âu khi Cái Chết Đen ập đến, vì vậy Cái Chết Đen còn được gọi là “Cái roi của Thượng Đế”. Giáo chủ William Edington đương thời nói: “Sự túng dục của nhân loại đáng sợ đến thế này sao……… khi nó biến hóa trở thành đồi bại, lúc đó đương nhiên sẽ kích khởi sự phẫn nộ của Thần. Trường tai nạn này chính là Thần minh trừng phạt đối với vô số các tội ác của nhân loại.”
Bốn lần đại ôn dịch của La Mã cổ đại cũng được hậu thế coi là sự trừng phạt của Thượng Đế. Người La Mã đương thời không chỉ đạo đức luân táng, dân phong dâm loạn, mà còn tàn nhẫn đóng đinh Chúa Giê-su trên Thập tự giá và bức hại đẫm máu những giáo đồ Cơ đốc chính tín, hành vi đi ngược lại Thiên ý, tạo thành đại tội. Thiên giáng ôn dịch, chính là Thượng Đế trừng phạt đối với tội ác và tín ngưỡng giả dối của họ, là báo ứng đối với đạo đức bại hoại của họ.
Nếu quả thực ôn dịch là thuận ứng với chỉ ý của Thần, thì nó chắc chắn có trí năng, có thể tuyển chọn phương thức lây truyền, đối tượng nhiễm bệnh, đến và đi không dấu vết, tất cả những điều này có thể được giải thích thông suốt, và cách lương thiện nhất để tránh dịch cũng từ đó mà ra.
Kỳ tích? Thần tích?
Hãy cùng nhìn lại một kỳ tích xảy ra trong Cái Chết Đen thời Trung thế kỷ. Điều đó xảy ra ở thôn Oberammergau, Bavaria, Đức. Do sự tàn phá của Cái Chết Đen, cứ hai hộ gia đình ở thôn Oberammergau thì có một người thiệt mạng, toàn thôn vô cùng sợ hãi. Sau đó, họ quỳ xuống và thành kính cầu nguyện Thượng Đế dưới sự chủ trì của một vị linh mục. Họ đã phát thệ với Thượng Đế rằng, nếu Thượng Đế có thể cứu họ khỏi nạn dịch của Cái Chết Đen, họ cứ mỗi mười năm sẽ thượng diễn lại một lần vở kịch “Chúa Gia-tô thụ nạn” cho đến ngày tận thế. Chiểu theo thuyết pháp của tổ bối tương truyền, kể từ thời khắc dân làng phát thệ, Cái Chết Đen không còn cướp đi sinh mạng của một người dân nào trong thôn nữa. Và người dân Oberammergau vẫn đang kế tục thực hiện lời thề nguyện của họ cho đến ngày nay.
Trên thực tế, trong số những trận ôn dịch đó, rất nhiều người đã từng cầu xin sự bảo hộ của các vị Thần mà họ tín phụng, nhưng một số thì hữu dụng, một số lại chẳng có hiệu quả gì. Vậy sự khác biệt nằm ở đâu? Then chốt chính là nằm ở hai chữ “kiền thành”. Điều tôi đang nói ở đây không phải là “kiền thành” ở bề mặt, ví như quỳ lạy bao nhiêu lần, mỗi lần quỳ lạy thời gian bao lâu, quyên góp cho Giáo hội bao nhiêu tiền, hoặc ngoài miệng nói những lời dễ nghe thế nào…, mà nó phải xuất phát từ bản chất nhất của nội tâm người phát nguyện. Người kiền thành tín Thần thực sự nên phải chiểu theo những yêu cầu của Thần mà làm, trang bị những phẩm hành lương thiện, coi nhẹ dục vọng vật chất, trọng đạo hành đức, tâm hoài từ thiện, vô oán vô hận. Còn người một bên tự nói tín Thần, cầu cạnh Thần bảo hộ, bên kia lại làm việc ác, vi phạm, bội ước Thần ngôn, như vậy làm sao khởi được tác dụng?
Nói đến đây, tôi lại nhớ đến những ghi chép về việc Trương Đạo Lăng trị ôn dịch trong các cổ tịch của Trung Quốc. Trương Đạo Lăng được coi là người khai thủy Đạo giáo. Tương truyền vào thời Hán Thuận Đế, ông đang tu Đạo tại núi Hạc Minh, Tứ Xuyên, Thái Thượng Lão Quân đột nhiên giáng lâm “truyền thụ Tam Thiên chính Pháp, mệnh vi Thiên Sư”, do đó hậu nhân tôn xưng ông là Trương Thiên Sư. Vậy Trương Thiên Sư trị ôn dịch bằng cách nào? Căn cứ theo “Thái Bình hoàng ký, quyển 8, Thần Tiên 8” ghi chép, Trương Thiên Sư sau khi đắc Đạo liền có thần thông trị bệnh, bách tính cảm niệm ân đức của ông, cũng bội phục Pháp lực của ông, ào ào đến đất Thục bái ông làm sư phụ, đệ tử lên đến cả mấy vạn người. Trương Thiên Sư khi đang quản giáo chúng nhân, ông không muốn sử dụng hình phạt, mà là từ bản chất mà giáo hóa nhân tâm, khải phát tâm hướng thiện và tâm tu sỉ (biết xấu hổ) của chúng nhân.
Vì vậy, ông đã đưa ra một quy củ, yêu cầu chúng nhân hãy viết tất cả tội lỗi mà họ đã phạm phải trong đời ra giấy, sau đó ném xuống nước, đồng thời hướng tới Thần minh mà phát thệ từ nay vĩnh viễn không tái phạm, nếu lại tái phạm những sai lầm đó, họ nguyện bị lấy tính mạng mình. Chúng nhân chiểu theo cách này mà làm, thành tâm thành ý hối cải lỗi lầm của mình, cuối cùng, bệnh của họ thực sự đã khỏi. Hơn nữa, phương pháp này có một ưu điểm khác, đó là chúng sinh sau khi viết ra tội hành của chính mình, tâm ắt sinh ra cảm giác xấu hổ, sau khi khỏi bệnh, họ càng gia tăng sự kính trọng đối với Thần minh, do đó mọi người đều phát tự nội tâm quy chính bản thân, bỏ ác hành thiện.
Trong kinh điển của Trung Y “Hoàng Đế Nội Kinh” đã viết: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Vào cuối thời Đông Hán, ôn dịch hoành hành, người dân điêu đứng, nhưng Trương Thiên Sư đã dùng phương pháp này để quy chính nhân tâm nước Thục, từ đó cứu được chúng nhân khỏi ôn dịch, quả thực thần kỳ.
Trên thực tế, các chính giáo trong lịch sử nhân loại như Phật Đạo lưỡng giáo ở phương Đông, Thiên Chúa giáo và Cơ đốc giáo ở phương Tây, tuy giáo nghĩa bất đồng, nhưng đều bao hàm một nội hàm, chính là khiến con người kính Thiên, tín Thần, trọng đức hành thiện, đều chỉ dạy nhân loại rằng, chỉ bằng cách nỗ lực quy chính, không ngừng đề cao đạo đức bản thân, mới có thể tu cát tị hung, mới có kết cục có hậu, hữu hảo quy túc. Do đó, nếu quả chúng ta bảo trì tốt hai yếu tố tín Thần và hành Thiện, thì đối diện với ôn dịch liền có thể thấy trước thiên cơ, từ thế bị động biến thành chủ động.
Không ít người thụ nhận sự giáo dục theo thuyết vô thần thời hiện đại không cách nào lý giải được ý nghĩa sâu xa trong Thần ngôn, cảm thấy rằng đây chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp, hoặc thậm chí tự dối mình dối người. Đối mặt với Thần tích thực thực tại tại xuất hiện trước mắt, họ liền nghĩ rằng đó có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trên thực tế, hiện tại không ít nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng vật chất và tinh thần là nhất trí với nhau, và những ý niệm thiện ác khác nhau của con người là đối ứng với các tầng cấp năng lượng khác nhau, điều này không chỉ có tác động quan trọng đến sức khỏe của bản thân, mà còn ảnh hưởng trọng yếu đối với xung quanh. Tuy nhiên, do thời lượng chương trình có hạn nên hôm nay chúng tôi sẽ không cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết, sẽ cùng các bạn trao đổi cụ thể về những khám phá khoa học mới này trong thời gian tới.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch