Dự ngôn vì sao luôn bị cấm? Dự trắc chuẩn xác nhất về quốc vận của Trung Quốc trong suốt 2000 năm thuộc về Gia Cát Khổng Minh, chuẩn xác 100%.
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Gần đây chúng tôi đã làm không ít tập về dự ngôn, mọi người đều thích đọc chúng. Một bạn đã giới thiệu cuốn sách có tên “Bảy loại dự ngôn của Trung Quốc”. Cuốn sách được xuất bản năm 1915, do Thanh Khê Tản Nhân biên tập. Cuốn sách sưu tầm 7 dự ngôn lớn lưu hành trong dân gian đương thời, dự đoán vận mệnh Trung Quốc, dự ngôn nào cũng chuẩn xác như thần. Thôi Bối Đồ và thơ dự ngôn của thiền sư Hoàng Bách mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây, đều nằm trong đó.
Sách cấm ở Trung Hoa Dân Quốc
Cuốn sách khi mới được xuất bản không có gì nổi bật. Nhưng chỉ trong vòng hai tháng, liền khiến người ta đổ xô đi mua. Tại sao? Bởi vì chính phủ Viên Thế Khải đã tự dưng cấm chỉ cuốn sách này! Ngay khi cuốn sách bị cấm, mọi người đều trở nên hiếu kỳ, đều muốn xem cuốn sách nói về cái gì, và tại sao lại bị cấm.
Kỳ thực, từ xa xưa, đã có rất nhiều sách dự ngôn bị cấm, đặc biệt là khi một triều đại sắp đi đến hồi kết. Nguyên nhân bị cấm thì chỉ có một không hai, đó là vì nói quá chuẩn xác. Nghĩ mà xem, triều đại nào cũng hy vọng bản thân sẽ vạn thọ vô song, kéo dài hàng trăm thế hệ, nếu bạn nói nó vài năm nữa sẽ diệt vong, liệu người ta đó có cam lòng không? Cứ cho là hoàng đế đã chấp nhận số mệnh của bản thân, thì ông ấy cũng sẽ không muốn để người dân biết chuyện, nếu không sẽ không duy trì được sự ổn định, phải không?
Khi đó, Viên Thế Khải đang có ý định trở thành hoàng đế. Cuốn sách này ngay khi bị cấm, dân chúng trong tâm đã minh bạch, họ đoán tổng thống họ Viên không phải là tương lai xưng đế không thành, mà sẽ duy trì không lâu. Nếu không, tại sao ông ấy lại cấm đoán những dự ngôn?
Sang năm sau, Viên Thế Khải quả nhiên xưng đế thất bại, không lâu sau thì qua đời. Cuốn sách “Bảy loại dự ngôn của Trung Quốc” đã nhanh chóng trở thành cuốn sách được các quan chức hiển đạt háo hức tìm đọc. Khi đó là những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, chính là “loạn thế chi thu”. Ai cũng mong muốn tìm ra phương hướng tương lai, từ đó tìm cho mình một bến đỗ an toàn.
Một thế kỷ trôi qua trong chớp mắt, những dự ngôn năm đó lại bắt đầu được lan truyền rộng rãi trong nhân dân. Tại sao? Lại là một “loạn thế chi thu”, mọi người cần tìm đến một ngọn đèn sáng dẫn lối đưa đường.
Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một trong số bảy loại dự ngôn trong cuốn sách này, có tên là “Mã Tiền Khóa”, là dự ngôn của Gia Cát Lượng.
“Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng dự ngôn từ thời Tam Quốc đến triều nhà Tùy
Người giải đọc dự ngôn này là lão hòa thượng Thụ Nguyên từ thời nhà Minh. Lão hòa thượng nói rằng “Mã Tiền Khóa”, này được Gia Cát Lượng Khổng Minh năm đó toán ra khi còn nhàn rỗi trong quân đội, không có việc gì làm, lưu lại để cho đời sau xu cát tị hung. Tổng cộng có 14 khóa, mỗi khóa đối ứng với một triều đại. 10 khóa đầu tiên được lịch sử ấn chứng bắt đầu từ thời Tam Quốc cho đến thời Trung Hoa Dân Quốc, tỷ lệ chính xác lên tới 100%. Dưới đây, xin giới thiệu ngắn gọn cho các bạn.
Khóa thứ nhất
無力回天 鞠躬盡瘁 Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy
陰居陽拂 八千女鬼 Âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ
Khóa này là dự ngôn của Gia Cát Lượng về vận mệnh nhà Thục Hán. Dù ông ấy đã “cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” nhưng vẫn “vô lực hồi thiên”, không thể cứu được Lưu A Đẩu, người không giữ được giang sơn của Lưu gia. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu A Đẩu trọng dụng gian thần, tiểu nhân làm loạn triều chính, đó chẳng phải “âm cư dương phất” – trọng dụng gian thần, phế bỏ chính thần sao. Cuối cùng họ bị nước Ngụy của nhà Tào tiêu diệt. Chữ Ngụy (魏) tháo ra, thì chính là bát thiên nữ quỷ (八千女鬼).
Tuy nhiên, sau này thống nhất Tam Quốc không phải nhà Ngụy, mà là nhà Tấn do Tư Mã Viêm khai sáng. Đây chính là khóa thứ hai trong dự ngôn.
Khóa thứ 2
火上有火 光燭中土 Hỏa thượng hữu hỏa, quang chúc Trung thổ
稱名不正 江東有虎 Xưng danh bất chính, Giang Đông hữu hổ
“Hỏa thượng hữu hỏa 火上有火” (trên hỏa có hỏa) là một cách đố chữ rất đơn giản, chính là chỉ chữ Viêm 炎 trong cái tên Tư Mã Viêm 司馬炎. “Quang chúc Trung thổ” 光燭中土 chính là một vị mà trong tên có “hỏa” sẽ nắm quyền kiểm soát Trung Nguyên. Tuy nhiên, Tư Mã Viêm đã lợi dụng chức tướng quốc để soán ngôi, buộc Ngụy Nguyên Đế phải nhường ngôi hoàng đế cho mình, vị hoàng đế này đăng cơ danh không chính, ngôn không thuận, nên gọi là “xưng danh bất chính”, quốc vận đương nhiên không trường cửu.
Quả nhiên, ngay sau khi Tư Mã Viêm qua đời, “Loạn bát vương” nổ ra, tám tông thất vương gia tranh giành nhau, đại náo triều đình trong suốt 16 năm, những dân tộc du mục ở phương bắc nhìn thấy cơ hội, cũng đua nhau Nam tiến. Gia tộc Tư Mã đáng thương không còn cách nào khác, đành phải rời xa đến quê người, lưu lạc đến Giang Đông, thiết lập một triều đình nhỏ ở nơi đây – đây chính là nhà Đông Tấn, đối ứng với câu “Giang Đông hữu hổ”.
Ở phương Bắc nơi nhà Tư Mã vứt bỏ, cục diện “Ngũ Hồ loạn Hoa” liền xuất hiện. Trước sau đã lần lượt xuất hiện 16 quốc gia. Sau khi Đông Tấn sụp đổ, phương Nam cũng bị chia cắt thành nhiều nước nhỏ, Trung Hoa đại địa tiến vào thời kỳ Nam Bắc triều, cho đến khi Tùy Văn Đế Dương Kiên thống nhất thiên hạ. Khoảng thời gian trước sau gần 300 năm này là thời kỳ hỗn loạn nhất ở Trung Quốc kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ. Và điều này đối ứng với khóa thứ ba trong dự ngôn.
Khóa thứ 3
擾擾中原 山河無主 Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, sơn hà vô chủ
二三其位 羊終馬始 Nhị tam kỳ vị, Dương chung Mã thủy
Câu “Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, sơn hà vô chủ” chỉ ra một cách rất hình tượng cục diện hỗn loạn ở Trung Nguyên, hồ nhân (các bộ tộc man di) tràn xuống phương Nam, các nước nhỏ chia nhau trị vì. “Nhị tam kỳ vị” cũng là một phép đố chữ khác. Hai cộng ba là bao nhiêu? Năm, chính là ngũ hồ náo loạn Trung Hoa, gồm Hung Nô, Tiên Ti tộc, Kiết tộc, Thị tộc và Khương tộc. Cục diện ba trăm năm hỗn loạn này bắt đầu từ triều Tấn của nhà Tư Mã, kết thúc tại triều Tùy của nhà Lão Dương, đây chẳng phải chính là “Dương chung Mã thủy” sao.
“Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng dự ngôn nhà Đường và nhà Tống
Sau thời nhà Tùy thì sao? Đại Đường đến rồi.
Khóa thứ 4
十八男兒 起於太原 Thập bát nam nhi, khởi ư Thái Nguyên
動則得解 日月麗天 Động tắc đắc giải, nhật nguyệt lệ thiên
“Thập bát nam nhi 十八男兒” là một phép đố chữ khác, rất dễ giải, chính là chỉ chữ Lý “李”. Chữ Mộc “木” ở trên chữ Lý là sự kết hợp giữa hai chữ Thập “十” và Bát “八”, còn nam nhi 男兒 là con trai, tức là chữ Tử “子”, đứng bên dưới. Thập bát tử “十八子” hợp lại là chữ Lý “李”. Đường Cao Tổ Lý Uyên năm đó lưu thủ Thái Nguyên, nên nhà đại Đường tự nhiên là “khởi ư Thái Nguyên”.
Tuy nhiên, năm đó Lý gia và Dương gia là anh em họ, nên Lý gia ban đầu không muốn khởi binh. Nhưng đương thời, vì dự ngôn nhà “Lý” sẽ thay thế nhà “Dương” bắt đầu lan truyền trong dân gian, Tùy Dương Đế thập phần nghi kỵ nhà họ Lý. Tình huống mà nhà họ Lý phải đối mặt lúc đó chính là cục diện “khởi binh thì sống, không khởi binh thì chết”. Đây chính là cục diện “Động tắc đắc giải”.
Sau đó là thời kỳ đỉnh cao của lịch sử Trung Quốc, thời đại “Trinh Quán chi trị” dưới sự trị vì của hoàng đế Đường Thái Tông. Đối ứng chính là bốn chữ cuối cùng “Nhật nguyệt lệ thiên”. Khi chúng tôi giới thiệu về hình ảnh thứ 44 của Thôi Bối Đồ trong số trước, chúng tôi giải thích bốn chữ “Nhật nguyệt lệ thiên” chính là nói Thánh minh thiên tử xuất hiện, uy nghi chấn thiên hạ. Đây chẳng phải là phù hợp với cảnh tượng thiên hạ đại trị của thời kỳ “Trinh Quán chi trị” sao?
Tuy nhiên, một số người giải thích, cho rằng “Nhật nguyệt lệ thiên” 日月麗天 là chỉ chữ Chiếu “曌”, cũng chính là danh tự mà Võ Tắc Thiên tự đặt cho mình. Vậy theo bạn cách giải thích nào phù hợp hơn?
Sau khi nhà Đường diệt vong, chư hầu cát cứ, lần lượt tự lập các quốc gia riêng, Trung Quốc lại một lần nữa rơi vào cục diện hỗn loạn các nước nhỏ chia nhau cai trị, đó là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Đây chính là khóa thứ năm của dự ngôn.
Khóa thứ 5
五十年中 其數有八 Ngũ thập niên trung, kỳ số hữu bát
小人道長 生靈荼毒 Tiểu nhân đạo trường, sinh linh đồ độc
Từ khi nhà Đường sụp đổ vào năm 907 sau Công Nguyên cho đến khi Tống Thái Tổ Hoàng Bào xuất hiện vào năm 960 sau Công Nguyên, thời gian đã trôi qua 53 năm, vừa khít phù hợp với câu đầu tiên của dự ngôn, “ngũ thập niên trung” (giữa của năm mươi năm). Trong thời kỳ này, phương Bắc trải qua 5 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu, nhưng các hoàng đế đều xuất thân từ 8 gia tộc khác nhau, đây là “kỳ số hữu bát”.
Một đặc điểm lớn của thời Ngũ Đại Thập Quốc là hầu hết các hoàng đế đều là hôn quân, nên quốc vận không lâu dài. Và các đại thần cũng rất tinh ranh, ai có thế thì dựa vào người đó, không ai coi trọng hai chữ “trung nghĩa”, cho nên họ là những “tiểu nhân đạo trường”. Mà triều đình rơi vào cục diện như vậy, dân chúng đương nhiên sẽ khốn khổ, đây chính là “sinh linh đồ độc”.
May mắn thay, 50 năm sau, một vị quân vương nhân nghĩa cuối cùng cũng xuất hiện, đó chính là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. Điều này đối ứng với Khóa thứ 6 trong dự ngôn.
Khóa thứ 6
惟天生水 順天應人 Duy thiên sinh thủy, thuận thiên ứng nhân
剛中柔外 土乃生金 Cương trung nhu ngoại, thổ nãi sinh kim
Tại sao lại nói điều này đối ứng với thời nhà Tống? Then chốt nằm ở hai chữ “thiên thủy” trong câu “Duy thiên sinh thủy” mở đầu. Sách “Tống Sử” nói: “Thiên Thủy, quốc chi tính vọng dã” (Tập 65). Chữ “Thiên Thủy” này là chỉ quận Thiên Thủy ở Cam Túc. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, nước Triệu bị diệt vong, gia tộc họ Triệu đã di dời đến đây. Đến thời nhà Hán, Triệu gia đã trở thành một danh môn vọng tộc ở địa phương, lấy đường hiệu của mình là “Thiên Thủy Đường”. Sau này khi hoàng đế Triệu Khuông Dận lên ngôi, nhà Tống còn được gọi là “Thiên Thủy nhất triều”.
Thủy tính chí nhu, do đó hoàng đế triều Tống đều thích dùng chính sách “mềm mỏng” không hà khắc. Trong số 24 triều đại ở Trung Quốc, nhà Tống là vương triều không giết công thần, luôn thiện đãi các hoàng đế tiền triều, vô cùng hiếm có. Đây chính là “Thuận thiên ứng nhân”. Đáng tiếc nhà Tống cũng áp dụng chính sách đối ngoại mềm mỏng, từ chối đánh giặc, luôn dùng tiền đổi lấy bình an, đây chính là “nhu ngoại”.
Câu cuối cùng “Thổ nãi sinh Kim” chỉ ra kẻ tử thù của nhà Tống là nhà Kim. Ở Trung Quốc cổ đại có thuyết Ngũ Đức, cho rằng ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tượng trưng cho năm đức tính. Mỗi triều đại đều có đức tính tương ứng của mình. Ví dụ, Tần Thủy Hoàng tự xưng dùng Thủy đức thống trị thiên hạ. Còn nhà Kim thì tự xưng mình thuộc về Thổ đức. Đó chính là “Thổ nãi sinh Kim”. Thổ khắc Thủy mà, quả nhiên, Bắc Tống đã bị diệt vong trong tay Đại Tấn.
“Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng dự ngôn nhà Nguyên, Minh, Thanh
Tất nhiên, chân chính kết thúc nhà Tống chính là nhà Nguyên. Tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu khóa thứ bảy, đối ứng với thời nhà Nguyên.
Khóa thứ 7
一元復始 以剛處中 Nhất Nguyên phục khởi, dĩ cương xử trung
五五相傳 爾西我東 Ngũ ngũ tương truyền, Nhĩ Tây ngã Đông
Câu đầu tiên “Nhất Nguyên khởi phục” đã điểm ra chữ “Nguyên”. Sau khi nhà Nguyên tiến vào làm chủ Trung Nguyên, đối xử rất không hữu hảo với người Hán, đặc biệt là cấm chỉ người Hán học võ và sở hữu vũ khí, đây chính là “dĩ cương xử trung”.
Và “Ngũ ngũ tương truyền 五五相傳” là một câu đố chữ. Ngũ là năm, năm cộng năm là bao nhiêu? Mười, vừa khớp đối ứng với mười vị hoàng đế nhà Nguyên. Đế quốc Mông Cổ bấy giờ vô cùng rộng lớn, trải dài khắp lưỡng châu Âu Á, phân thành rất nhiều tiểu Hãn quốc, tổng diện tích lên tới 30 triệu km2 vô tiền khoáng hậu, nhưng lại chọn xây dựng thủ đô ở phía đông thành Bắc Kinh. Sau này, nhà Nguyên diệt vong, toàn bộ đế quốc Mông Cổ cũng sụp đổ theo, các tiểu Hãn quốc ở phía Tây cũng sớm diệt vong. Đối ứng là câu “Nhĩ Tây ngã Đông”.
Sau nhà Nguyên là đến nhà Minh. Nó đối ứng với khóa thứ 8, rất trực quan minh hiển.
Khóa thứ 8
日月麗天 其色若赤 Nhật nguyệt lệ thiên, kỳ sắc nhược xích
綿綿延延 凡十六葉 Miên miên diên diên, phàm thập lục diệp
Hai chữ Nhật nguyệt “日月” kết hợp với nhau tạo thành chữ Minh “明”. “Kỳ sắc nhược xích” vô cùng rõ ràng, đối ứng chính là họ “Chu” của nhà Minh. Có tổng cộng 16 vị hoàng đế trong triều đại nhà Minh từ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đến vị hoàng đế cuối cùng Sùng Trinh, chính là đối ứng với câu cuối cùng “phàm thập lục diệp”.
Sau đó là thời nhà Thanh, chúng ta cùng xem khóa thứ 9 nhé.
Khóa thứ 9
水月有主 古月為君 Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân
十傳絕統 相敬若賓 Thập truyền tuyệt thống, tương kính nhược tân
Về khóa này, điều thú vị nhất là bình luận của lão hòa thượng Thủ Nguyên. Bình luận giải thích, “Thủy nguyệt hữu chủ 水月有主” chính là chữ “Thanh 清”, “cổ nguyệt 古月” là chữ “hồ 胡”, và người Hồ sẽ chiếm lấy Trung Nguyên. Sau đó ông nói, tôi sinh năm Gia Tĩnh thứ 10, năm nay đã 86 tuổi. Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế Tông, năm Gia Tĩnh thứ 10 là năm 1532. Một phép tính đơn giản cho thấy vị sư già này viết những lời này là vào năm 1618. Mặc dù lúc đó Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã tạo dựng được tên tuổi ở phương bắc, nhưng vẫn là dùng danh hiệu hậu Kim, “Đại Thanh” là mãi đến năm 1636 khi Thái Cực Đế tại vị, mới sửa đổi quốc hiệu. Vậy thì làm sao lão hòa thượng Thủ Nguyên lại có thể đoán chính xác đáp án? Bạn có thể đoán được không?
Đương nhiên, trên mạng cũng có một phiên bản khác nói rằng lão hòa thượng sinh vào thời Gia Khánh nhà Thanh, năm ông 86 tuổi thì chính là thời Quang Tự, đáp án này tự nhiên không khó giải. Nhưng ở đây chúng ta sẽ lấy cuốn sách xuất bản năm 1915 này làm chuẩn. Bởi vì nó được công nhận là phiên bản đáng tin cậy nhất của nhiều dự ngôn vào năm đó, nếu không nó đã không bị cấm.
Kể từ khi nhà Thanh làm chủ Trung Hoa, từ hoàng đế Thuận Trị đến hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, có tổng cộng 10 vị hoàng đế, nên là “thập truyền tuyệt thống”, mà chữ “thống” cuối cùng cũng đối ứng với niên hiệu “Tuyên Thống” của Phổ Nghi. Sau này, Trung Hoa Dân Quốc đối xử rất tốt với Phổ Nghi, vẫn cho phép ông ấy sống trong Tử Cấm Thành, không có sự kỳ thị nào đối với tộc Mãn, đây chính là “tương kính nhược tân” – tôn kính nhau như khách.
“Mã Thiên Khóa” của Gia Cát Lượng dự ngôn Trung Hoa Dân Quốc
Sau thời nhà Thanh thì sao? Chính là Trung Hoa Dân Quốc.
Khóa thứ 10
豕後牛前 千人一口 Thỉ hậu ngưu tiền, thiên nhân nhất khẩu
五二倒置 朋來無咎 Ngũ nhị đảo vị, bằng lai vô cữu
Ở đây “thỉ 豕” chỉ con lợn, “ngưu 牛” chỉ con trâu, còn “thỉ hậu ngưu tiền” được hiểu là sau năm Hợi và trước năm Sửu thì là năm Tý, là năm nào? 1912. “Thiên nhân nhất khẩu 千人一口” lại là một phép đố chữ, ghép lại với nhau nó là chữ “hòa 和” của nền cộng hòa. Năm 1912, nước Trung Hoa Dân Quốc dân chủ cộng hòa được thành lập!
Chúng ta nên giải thích hai câu cuối như thế nào? Chúng tôi tìm thấy hai cách giải thích lưu hành phổ biến trên mạng.
Một giải thích cho rằng Tôn Trung Sơn đề xuất một nước cộng hòa ngũ tộc gồm các dân tộc Hán, Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tạng, thực hành chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, chính quyền phục vụ nhân dân, địa vị của quân vương và nhân dân bị đảo ngược, nên gọi là “ngũ nhị đảo vị”.
Chữ “bằng” trong “bằng lai vô cữu 朋來無咎” rất có thể ám chỉ đảng Cộng sản. Khi mới thành lập, ĐCSTQ đã cổ động đảng viên gia nhập Quốc dân đảng, giả làm bạn bè, phát triển mạnh mẽ hơn bên trong Quốc dân đảng. Điều này đối ứng với chữ “bằng” (bạn bè, bằng hữu). Tuy nhiên, đảng Cộng sản tin “vô thần luận” – đối ứng với chữ “vô 無”, và đề xướng triết học đấu tranh, hoàn toàn khác với Quốc dân đảng chú trọng truyền thống và “dĩ nhân vi bản”. Quốc dân đảng nuôi ong tay áo, kết quả của việc hợp tác với Cộng sản đảng là sau đó bị đối phương đá sang Đài Loan. Điều này đối ứng với chữ “cữu 咎” cuối cùng, tức là mang đến tai họa.
Một cách giải đọc khác cho rằng ngũ và nhị đảo ngược lại là 25. Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc vào năm 1937, 25 năm sau khi thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ Quốc dân khi đó chống cự rất khó khăn, nhưng may mắn thay, người Mỹ đã giúp đỡ, cử lực lượng không quân đến, lại còn mang đến các loại trang bị tiên tiến, cuối cùng đã đánh đuổi được người Nhật. Câu “bằng lai vô cữu 朋來無咎” xuất phát từ Kinh Dịch, là giải đọc của quẻ Phục 復, nói một cách đơn giản thì có nghĩa là, có bạn bè đến thì sẽ không tai hại. Vậy người bạn vô hại này chẳng phải là chỉ người Mỹ sao?
Theo bạn thì cách giải đọc nào hợp lý hơn?
Đó là câu chuyện của ngày hôm nay. Trong số tiếp theo chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu tới các bạn 4 khóa cuối. Bốn khóa này hiện giờ vẫn chưa được lịch sử chứng kiến. Chúng tôi đã sưu tầm một số cách giải đọc từ Internet, các bạn có thể cùng xem và đoán xem sau này cách giải thích nào sẽ thành hiện thực nhé.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch