Đại Kỷ Nguyên

Thám tử Lý Xương Ngọc thực sự là ai ở kiếp trước?

Thám tử hàng đầu Lý Xương Ngọc đã khám phá ra bí ẩn về tiền kiếp của mình.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Nói đến “Thám tử Sherlock Holmes” thì phải nói là không ai không biết. Chuyên gia pháp y hình sự nổi tiếng thế giới và người Mỹ gốc Hoa Lý Xương Ngọc được mệnh danh là “Sherlock Holmes đương đại”. Ông đã đích thân tham dự điều tra trinh phá hơn 8000 vụ án, trong đó có nhiều vụ được coi la “đại án thế giới”, như vụ sát hại hoa hậu 6 tuổi ở Mỹ, và vụ ngôi sao nổi tiếng người Mỹ Simpson sát hại vợ.

Lý Xương Ngọc đã giành được hơn 800 giải thưởng danh dự và là giáo sư lâu năm tại ba trường đại học ở Hoa Kỳ. Nhiều vụ án hình sự mà ông đã điều tra sau này đã trở thành mẫu mực giảng dạy trong giới khoa học pháp y và cảnh sát quốc tế, không ít vụ án nhờ kết quả giám định của ông mà phát sinh ảnh hưởng trọng yếu đối với chính cục.

Lý Xương Ngọc nổi danh là người có óc quan sát tinh tế, tư duy cẩn mật và logic chặt chẽ. Trong điều tra phá án, ông có một thuyết gọi là “lý luận bàn chân”, chính là nói trong phá án có 4 điều kiện không thể thiếu, đó là “hiện trường, nhân chứng, vật chứng, và vận khí.”

Nói về vận khí, nó có thể được giải thích như là một lực lượng u minh (trong không gian khác), thúc đẩy sự phát triển của vụ án, tìm ra chứng cớ then chốt, và giúp chân tướng cuối cùng được phơi bày trước thiên hạ. Tuy nhiên, thứ vận khí này không phải ai muốn cũng có thể có được.

Trong cuốn tự truyện “Thần thám Lý Xương Ngọc”, Lý Xương Ngọc từng tâm sự: “Có lúc, tôi hồi tưởng lại con đường mà mình đã đi qua, tôi thường tự hỏi, vận mệnh liệu có phải là do ông Trời chủ định không? Chẳng phải thực sự có nhân quả báo ứng sao? Chẳng phải những bi – hoan – ly – hợp của nhân sinh trong u minh liệu sớm đã có định số sao?” Ông còn biểu thị: “Thân làm công việc của một nhà khoa học, tôi vốn không tin vào quỷ thần, nhưng sau khi xử lý qua vô số những hình án, rất nhiều sự tình tôi không thể từ góc độ khoa học mà giải thích. Do đó, tôi không ngừng tự hỏi, duyên phận cứu cánh là điều gì?

Bí ẩn về xuất thân của Lý Xương Ngọc

Trên thực tế, Lý Xương Ngọc từ khi chào đời đã mang một sắc thái thần bí. Ông từng tự thuật, rằng mẹ và người nhà đã nói với ông rằng, kiếp trước ông là một hòa thượng. Chuyện gì đã xảy ra ở đây?

Nguyên lai là Lý Xương Ngọc từ khi sinh ra luôn khóc rống lên, và khóc thường xuyên không rõ lý do, làm cách nào cũng không thể ngừng khóc. Cả bố và mẹ đều không biết nguyên nhân, lo lắng trong thân thể của con có gì bất ổn, nên đã đưa con đi khám ở nhiều bác sĩ ở gia hương. Tuy nhiên, các bác sĩ sau khi kiểm tra đều cảm thấy đứa trẻ không có bệnh tật gì cả, và họ không thể tìm ra mấu chốt của việc Lý Xương Ngọc liên tục khóc rống lên. Điều này khiến cha mẹ Lý Xương Ngọc vô cùng lo lắng. Nhưng một ngày nọ, sự tình đã chuyển biến.

Ngày đó, có một vị khách đặc biệt đến nhà của Lý Xương Ngọc – một vị hòa thượng đi hóa duyên. Lúc đó gia đình Lý Xương Ngọc làm nghề buôn bán muối, gia cảnh rất khá, gia nhân cũng đều có lòng tốt. Mẹ của Lý Xương Ngọc sai người hầu tặng cho vị hòa thượng một ít gạo và tiền. Tuy nhiên, vị hòa thượng này rất kỳ lạ, ông không muốn tiền vật, mà kiên định muốn gặp mặt cha mẹ Lý Xương Ngọc.

Hòa thượng nói với cha mẹ của Lý Xương Ngọc, “Tôi không đến hóa duyên, tôi đến để tìm sư phụ của tôi.” Mẹ của Lý Xương Ngọc nói, “Ở đây không có sư phụ của ngài.”

Kết quả, vị hòa thượng liền hỏi: “Không phải bà vừa mới sinh một tiểu nam tử sao?” Lúc này, cha mẹ của Lý Xương Ngọc ngỡ ngàng, vị hòa thượng này làm sao mà biết được? hay là nghe bà con hàng xóm kể? Vị hòa thượng thấy họ có chút nghi hoặc, bèn hỏi tiếp: “Đứa trẻ này khóc cả ngày có phải không?” Cha mẹ của Lý Xương Ngọc lập tức nói: “Dạ đúng vậy.” thế là vị hòa thượng nói: “Tôi muốn gặp đứa trẻ này.”

Ai biết được, khi vị hòa thượng vừa nhìn thấy Lý Xương Ngọc liền quỳ xuống bái lạy, một từ cũng không nói, chỉ hô to “Sư phụ”. Sau đó, hòa thượng nói với cha mẹ của Lý Xương Ngọc rằng tiền thế của Lý Xương Ngọc chính là sư phụ của mình, có pháp danh là “Giải Trần”. Ông ấy không muốn lại đầu thai vào thế giới phàm trần, nhưng lại bị gửi đến đây, vì vậy mà không ngừng khóc. Vị hòa thượng cũng đã cho cha mẹ của Lý Xương Ngọc một mẹo, rằng chỉ cần đứa trẻ được đổi tên thành “Giải Trần”, nó sẽ không khóc như thế này nữa.

Là thật hay giả? Cha mẹ của Lý Xương Ngọc bán tín bán nghi, nhưng họ nghĩ cứ thử xem, có mất gì đâu, liền đổi tiểu danh (tên gọi khi bé) của ông thành “Giải Trần”. Quả đúng như vậy, sự thay đổi này thật tốt, từ đó đứa trẻ không khóc nữa.

Khi Lý Xương Ngọc có bài diễn giảng tại Đại học Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2006, một khán giả đã hỏi ông điều gì khiến ông hối hận nhất trong cuộc đời mình. Lý Xương Ngọc hồi tưởng lại quá khứ và nói nửa đùa nửa thật rằng: “Các bạn cho tôi hỏi hối hận nhất điều gì, tôi hối hận vì đã xuống trần gian để đầu thai. Cảm ơn các bạn!” Nói xong, khán giả toàn trường bàng hoàng.

Nói đến đây, người ta không khỏi liên tưởng đến những ví dụ tương tự được ghi lại trong các sách cổ của Trung Quốc, chẳng hạn như truyền thuyết nói rằng Tô Đông Pha, một đại văn hào thời Bắc Tống, là do hòa thượng Ngũ Giới chuyển thế mà tới. Bậc đại Nho thời Minh triều cũng là Vương Dương Minh, một đại sư tâm học, cũng từng là một lão hòa thượng trong một tự viện ở Giang Tây trong tiền kiếp. Cũng có ghi chép cho rằng hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh là chuyển thế của một vị lão tăng ở Kim Đỉnh của núi Nga Mi ở Tứ Xuyên.

Dường như công đức tu hành tiền kiếp của họ đã chuyển hóa thành phúc báo kiếp này. Tuy nhiên, chiểu theo thuyết pháp của Phật giáo, dù bạn có hiển hách trong đời này, có thụ hưởng vinh hoa phú quý thì cũng chỉ là mây trôi qua mắt, trăm năm qua đi rồi thì điều gì cũng chẳng mang theo được.

Câu chuyện về Swan Rata

Một câu chuyện như vậy được ghi lại trong cuốn sách kinh điển của Giáo sư Ian Stevenson “Hai mươi trường hợp luân hồi”. Ngày 2/3/1948, một bé gái đáng yêu chào đời trong một gia đình trí thức ở Shahpur, miền bắc Ấn Độ, gia đình đặt tên cho bé là Swarnlata Mishra.

Một ngày nọ khi cô bé được 3 tuổi, cha của Swarnlata đưa cô bé đi chơi, qua thành phố Katni cách nhà cô 100 dặm. Lúc này, Swarnlata đột ngột lên tiếng, cô bé chỉ tay về phía người lái xe một con đường và nói, con đường này đi đến “Nhà của tôi”. Tất nhiên, người lái xe đã không làm theo lời dặn của cô bé. Họ tiếp tục hành trình, và sau đó tìm thấy một nơi để uống trà ở Katni. Swarnlata vừa uống trà, vừa nói rằng nếu mọi người đi đến gần nhà mình, sẽ có thể tìm được loại trà ngon hơn.

Đây là lần đầu tiên Swarnlata nói ra ký ức liên quan đến tiền kiếp của mình. Từ đó trở đi, ký ức của cô bé trào ra như một cơn hồng thủy, càng ngày càng nhiều và khá tường tận. Cô bé nói rằng nguyên lai mình tên là Biya Pathak, trong gia đình có hai người con trai. Vậy thì gia đình tiền kiếp trước của cô bé như thế nào?

Swarnlata mô tả: Nhà cô bé [trong kiếp trước] ở Dzekutian, một quận của thành phố Katni. Đó là một ngôi nhà màu trắng với cửa đen và hàng rào sắt, chỉ có bốn phòng được sơn, những phòng còn lại không được trang trí nhiều. Sàn của căn phòng phía trước được lát bằng đá phiến. Sau nhà là trường nữ sinh, trước nhà là đường sắt, từ trong nhà có thể nhìn thấy lò nung vôi. Ngoài ra, cô bé cũng cho biết, gia đình cô có một chiếc xe máy – cực kỳ hiếm vào thời đó, chứng tỏ gia đình kiếp trước của cô bé khá giàu có.

Vào mùa xuân năm 1959, giáo sư HN Banerjee từ Khoa Tâm lý học của Đại học Rajasthan, người nghiên cứu các hiện tượng huyền bí, đã nghe về Swarnlata. Để hiểu rõ chân tướng sự việc, ông đã lấy cuốn sổ ghi lại những hồi ức của Swarnlata và đến thành phố Katni. Ông đã làm gì? Đi tìm ngôi nhà mà Swarnlata đã miêu tả chi tiết – nếu nó thực sự tồn tại thì sợ gì không tìm được?

Cuối cùng, công phu bất phụ hữu tâm nhân, giáo sư Banerjee đã tìm được ngôi nhà mà Swarnlata mô tả. Ngôi nhà màu trắng này thuộc về gia đình Pathak; khi giáo sư Banerjee tìm được thì nó đã được mở rộng ra không ít. Giáo sư Banerjee biết rằng thực sự có một thành viên trong gia đình này tên là Biya Pathak, nhưng bà đã qua đời vào năm 1939, để lại người chồng đau buồn, hai con trai nhỏ và một nhóm huynh đệ. Gia đình Pathak và gia đình Mishra, sống cách xa hơn trăm dặm, không hề quen biết nhau từ trước.

Vào mùa hè năm đó, người chồng tiền kiếp, con trai và anh cả của Swarnlata đã đến Chhatarpur, nơi mà Swarnlata đã sống trong kiếp này, và có 9 người dân địa phương từ Chhatarpur đã đến cùng họ.

Khi đến nhà Swarnlata, cả nhóm không ai nói ra mục đích đến nhận người thân của mình, khiến người khác cảm thấy họ như những người khách bình thường. Thật bất ngờ khi cô bé 10 tuổi Swarnlata đã nhận ra ngay anh cả của mình, cô bé gọi đúng biệt danh của anh cả là “Bab”, có thể hình dung rằng lúc đó ai cũng phải vô cùng thích thú. Swarnlata quan sát từng người một, một số cô bé biết, một số thì không. Cô bé nhận ra những người nhà ở tiền kiếp, nhưng không quen biết những người lạ khác.

Khi nhìn thấy người chồng tiền kiếp của mình là Chintamini Pandey, Swarnlata trông vẫn có chút mắc cỡ, và cô bé nhẹ nhàng nói tên anh. Hơn nữa, Swarnlata cũng nhận ra con trai của cô là Murli ở kiếp trước. Khi Swarnlata chết ở kiếp trước, Murli mới 13 tuổi. Tuy nhiên, Murli muốn kiểm tra lại, cậu khăng khăng rằng mình không phải là Murli trong gần 24 giờ. Cậu cũng chỉ vào một người bạn mà cậu đã dẫn theo và nói với Swarnlata rằng đây là Naresh, một người con trai khác trong tiền kiếp của cô bé. Tuy nhiên, Swarnlata nói, không, cậu ta là một người lạ. Swarnlata đã vượt qua hai bài kiểm tra này một cách dễ dàng.

Khi mọi người còn bán tín bán nghi, Swarnlata đã nói với người chồng cũ của mình là Pandey một điều, điều này khiến Pandey vô cùng kinh ngạc và tin rằng đây chính là người vợ đã qua đời của ông là Baia. Swarnlata đã nói gì?

Cô bé nói với Pandey, anh có nhớ không? Trước đây anh đã lấy trộm 1.200 rupee từ hộp đựng tiền của tôi. A, thật đáng xấu hổ, chỉ có tôi và Baya mới biết, làm sao cô bé nhỏ trước mặt anh biết được. Pandey nhìn Swarnlata, và cơ bản đã tin rằng cô bé đã từng là Biya. Vài tuần sau, cha của Swarnlata đưa cô bé đến thăm lại gia đình Pathak ở kiếp trước. Khi đến đó, cô bé nhận thấy sự thay đổi của ngôi nhà. Cô bé hỏi về bức tường thấp sau nhà, hiên và những cây to trong sân. Tất cả những thứ này đều đã bị tháo dỡ hoặc bị chặt hạ sau khi Biya mất.

Đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm anh trai, chị dâu, em trai, em dâu và những người hầu cũ, Swarnlata đều nhận ra từng người một. Lúc này, Murli, con trai tiền kiếp của Swarnlata lại đến “thẩm tra” Swarnlata. Cậu dẫn theo một người mà Swarnlata chưa từng gặp trước đây, và giới thiệu rằng người này tên là Paula, và cậu ta là một người bạn mới. Tuy nhiên, khi Swarnlata nhìn thấy cậu, cô bé nói rằng người này không phải Paula, mà là Naresh, là một người con trai khác ở kiếp trước của cô bé.

Em trai của Swarnlata  dường như cũng muốn thử lòng cô nên đã cố tình nói rằng Biya hồi đó đã bị mất mấy chiếc răng, không có răng để nhai. Ai biết được, Swarnlata nói, không, những chiếc răng cửa của Biya đều được bọc vàng. Người em trai không còn nhớ chi tiết này nữa, khi hỏi vợ, anh mới biết Swarnlata nói đúng.

Điều này là quá phi thường. Một cô bé 10 tuổi chưa từng quen biết nhau từ xa đến, thực sự hành xử giống như bà chị cả trong gia đình, đối với từ tên gọi khi còn nhỏ của người nhà, đến những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình, người lớn tuổi, con cái, họ hàng, bạn bè và người hầu đều nhớ như in, từng thứ từng thứ một. Cũng đáng ngạc nhiên là trí nhớ của cô bé kết thúc sau cái chết của Biya, và Swarnlata không biết gì về những gì đã xảy ra với gia đình Pathak sau năm 1939.

Gia đình Pathak, do địa vị, sự giàu có và quan niệm Tây hóa, trước đó không tin vào luân hồi; nhưng họ thừa nhận rằng Swarnlata đã khiến họ cải biến quan điểm và coi Swarnlata là tái sinh của Biya, trở nên thập phần thân cận với cô bé. Và cha của Swarnlata cũng chấp nhận sự thật này. Sau này, khi Swarnlata chuẩn bị kết hôn, ông cũng lắng nghe ý kiến ​​của gia đình Pathak về việc chọn bạn đời cho con gái mình.

Còn Swarnlata thì sao? Cô ấy có tất cả ký ức của một người phụ nữ trưởng thành hoàn chỉnh. Điều này có ảnh hưởng gì đến cô ấy không? Swarnlata từng nói với Giáo sư Stevenson rằng cô thường nhớ những ngày hạnh phúc ở nhà Pathak, cô ấy muốn quay lại để sống cuộc sống giàu sang như vậy, và đôi khi cô đã khóc. Nhưng tình cảm của cô dành cho gia đình Mishra vẫn không bị tổn hại. Ngoài việc thường xuyên quay lại nhà Pathak, cô dần dần chấp nhận sự an bài của cuộc đời này và trở thành một cô gái xinh đẹp.

Trong số những người nhớ lại tiền kiếp, nhiều người thấy địa vị xã hội và kinh tế của mình tốt hơn nên bất mãn, ai oán với sự bần cùng của kiếp này, thậm chí còn trách cứ cha mẹ. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Swarnlata hoàn toàn ngược lại. Khi cô bé khao khát những thứ mà cô không còn, những mảnh vỡ tương ứng của kiếp trước lặng lẽ xuất hiện trước mắt cô bé, và cô cảm thấy nhẹ nhõm, bởi vì cô hiểu rằng những thứ này mình đã có được ở tiền kiếp.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version