Đại Kỷ Nguyên

Thư gửi Vanessa (P3) Hiện tượng manh thị khoa học chưa thể giải thích

Giới khoa học đến nay vẫn chưa có lời giải! Vẫn có thể “nhìn thấy” sau khi đã cắt bỏ thần kinh thị giác?! Vì sao chúng ta có thể cảm thụ được ánh nhìn từ phía sau? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Thư gửi Vanessa” của nhà khoa học Hayward. Trong hai tập đầu tiên, chúng tôi đã giới thiệu những tiên nữ trong thế giới chân thực, những người có năng lực hô gió gọi mưa và những sự kiện linh dị mà nhà tâm lý học Carl Jung đã trải qua. Hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu những câu chuyện thú vị trong cuốn sách.

Manh thị (blindsight)

Ở phần cuối của tập trước, chúng ta đã đề cập đến những ảo giác mà bộ não của chúng ta tạo ra khi giải đọc thông tin sai. Mà quyền giải đọc thông tin cuối cùng của bộ não lại do đâu kiểm soát? Chính là tầng vỏ não. Câu chuyện chúng ta hôm nay bắt đầu với vỏ não. Trước tiên hãy xem một đoạn video ngắn.

Bạn có tin được rằng, người đàn ông trong video di chuyển tự do giữa các chướng ngại vật lại là một người mù không?

Đoạn video được thực hiện vào năm 2008 bởi nhà tâm lý học thần kinh Beatrice de Gelder. Người đàn ông tên là T.N., bị mù do một cơn đột quỵ làm tổn thương vùng thị giác của vỏ não, đi lại thường phải chống gậy. Tuy nhiên, Gelder nhận thấy rằng ông ấy có thể tránh chướng ngại vật mà không cần sự trợ giúp. Sau đó, Gelder mời ông làm một trắc nghiệm, và đó là những gì mọi người đã thấy trên video.

Điều đáng ngạc nhiên là, Gerder hoàn toàn không nói với ông ấy rằng có chướng ngại vật phía trước, chỉ yêu cầu ông ấy tiến lên trước vài bước. Khi T.N. hoàn thành tốt phần trắc nghiệm, mọi người hỏi ông ấy làm cách nào đi vòng qua chướng ngại vật, nhưng ông ấy sắc mặt lộ vẻ hoang mang, nói mình chỉ đi theo cảm giác. Nếu không phải vì trước đó đã ba lần xác định rằng ông bị mù, thì chắc không ai tin lời ông nói, bởi vì trong video, ông bước đi rất ung dung, không lộ chút ngập ngừng và do dự nào, thậm chí để tránh chướng ngại vật, ông ấy còn bước ngang, tựa vào tường mà đi. Nếu không phải là dùng mắt để nhìn, vậy trong u minh, có bàn tay nào dẫn ông đi về phía trước.

Loại hiện tượng thần kỳ này được gọi là manh thị, lần đầu tiên được phát hiện ở một con khỉ tên là Helen. Helen sống trong phòng thực nghiệm của nhà tâm lý học người Anh Lawrence Weiskrantz. Năm 1965, dây thần kinh thị giác của nó bị cắt ra khỏi vỏ não và nó bị mù kể từ đó.

Xem video tại đây

Tuy nhiên, hai năm sau, Nicholas Humphreys, một nghiên cứu sinh chăm chú trong phòng thí nghiệm đã phát hiện, khi vật thể bắt đầu di động trước mắt cô khỉ mù Helen, mắt nó có phản ứng, còn thử vươn tay ra để bắt lấy. Humphrey cảm thấy điều này rất bất thường, nên đã dành nhiều thời gian quan sát Helen, nhận thấy rằng nó có thể đi lại tự do thoải mái giữa các chướng ngại vật, giống y chang một con khỉ có thị lực bình thường.

Humphrey sau đó thiết kế một thí nghiệm vượt chướng ngại vật cho Helen, được dựng thành phim tài liệu và công chiếu. Nhưng thời điểm đó không ai tin. Bởi vì con khỉ trong phim thực sự trông rất bình thường, sao có thể nói nó bị mù? Nhưng đạo sư của Humphrey, Weiskrantz, đã tin tưởng. Vì ông biết rất rõ rằng các dây thần kinh não không cách nào tái sinh sau khi bị tổn thương, do đó thị lực của Helen không cách nào phục hồi.

Sau đó, Weiskrantz bắt đầu nghiên cứu con người trên cơ sở này, và phát hiện ra rằng hiện tượng “manh thị” cũng tồn tại ở người. Năm 1974, Weiskrantz công bố kết quả thí nghiệm của mình. Đối tượng của thí nghiệm là một bệnh nhân bị cắt bỏ thần kinh thị giác ở vỏ não vì một khối u. Giống như Helen, anh ta không thể nhìn thấy gì cả. Tuy nhiên, khi những nhân viên thực nghiệm cùng anh ta chơi trò “đoán mò”, thì tỷ lệ đoán được của anh ta cao một cách đáng kinh ngạc. Ví dụ, trong một trò chơi đoán màu đỏ hoặc màu xanh lục, tỷ lệ đoán đúng màu đỏ đạt 70%, trong khi tỷ lệ đoán đúng màu xanh lục là 100%. Hỏi anh đoán thế nào, anh ngập ngừng hồi lâu rồi nói, tất cả chỉ dựa vào cảm giác. Cảm giác ở đó có thứ gì thì đoán là màu xanh, còn cảm giác không có gì thì đoán là màu đỏ.

Sau khi luận văn của Weiskrantz được công bố, khái niệm hoàn toàn mới về “manh thị” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học. Sau đó, không ít nhà khoa học đã lặp lại các thực nghiệm của ông, kết quả phát hiện không ít người mù với đôi mắt còn nguyên vẹn nhưng thần kinh thị giác ở vỏ não bị tổn thương, lại có năng lực “manh thị” đáng kinh ngạc này. Mà loại năng lực này đến như thế nào, thì cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Ý thức đến từ đâu?

Hiện tượng khó giải này cũng đã gây ra một cuộc thảo luận sâu hơn trong cộng đồng khoa học, đó là ý thức của con người rốt cuộc tồn tại ở đâu. Người ta thường tin rằng, hết thảy các hành vi động tác của chúng ta, chẳng hạn như nghĩ làm gì, ăn gì, đều được tiến hành dưới sự chỉ huy của ý thức. Vậy ý thức từ đâu mà có? Vỏ não? Vỏ não có thể nói là bộ chỉ huy trung tâm (CPU) của nhân thể, mỗi vách mỗi khu đều có sự phân công minh xác, từng chức năng xử lý thông tin nhận được, sau đó truyền đạt các chỉ lệnh tương ứng đến thân thể.

Nếu bộ phận thị giác của vỏ não bị tổn thương, não sẽ không cách nào giải đọc thông tin mà mắt tiếp nhận được, và không cách nào truyền đạt các chỉ lệnh như vậy cho cơ thể như: “phía trước có chướng ngại vật, đi vòng qua”. Vì vậy, về lý luận mà nói, những bệnh nhân này không thể đi vòng qua chướng ngại vật, không thể nhìn thấy mọi thứ, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Biểu hiện của họ dường như là trong thân thể họ còn có một bản thân khác, có thể độc lập xử lý thông tin, chỉ huy thân thể, nhưng chúng ta không biết sự tồn tại của họ.

Các nhà khoa học cũng đang phân vân về điểm này. Một người cởi mở hơn như Hayward thừa nhận rằng, mọi người trong trạng thái vô ý thức, không thông qua sự chỉ huy của vỏ não, cũng có thể làm được một số việc. Ông đưa ra một ví dụ, rằng khi chúng ta tập trung đọc sách, tinh thần bị cuốn vào câu chuyện, ly nước trái cây trên tay sẽ bất tri bất cảm bị uống cạn. Và hành động uống cạn ly nước lúc đó hoàn toàn là vô ý thức.

Lại lấy một ví dụ khác, ai cũng có thể đã từng gặp phải, chính là đột nhiên ta cảm giác có người đang nhìn ta, sau đó chúng ta quay đầu nhìn lại, mười lần thì đến chín lần bắt gặp ánh mắt của ai đó. Đây là cách bao nhiêu câu chuyện tình yêu sét đánh bắt đầu. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta biết ai đó đang nhìn mình? Không trả lời được phải không? Giống y chang những người manh thị, đó là chỉ là một loại cảm giác, đúng không?

Có rất nhiều ví dụ khác như vậy. Giống như điều gì đó trong tiềm thức nghĩ đến, trong trạng thái hạ ý thức làm điều gì đó, còn có những linh cảm không cầu mà đến, biến huyễn không thể đoán trước, thậm chí có thể trong mộng cảnh dự trắc tương lai, trong giới khoa học hiện tại, nó vẫn là một ẩn đố chưa được giải đáp.

Tuy nhiên, trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của tiên sinh Lý Hồng Chí, có những giải đáp cực kỳ thấu triệt cho những vấn đề này. Ví dụ, liên quan đến những giấc mơ, sách “Chuyển Pháp Luân” nói thế này: “Trong y học, người ta nói rằng có xảy ra sự biến đổi trong vỏ não của chúng ta. Đây là phản ứng biểu hiện dưới hình thức vật chất, kỳ thực nó là chịu tác dụng của các loại tín tức từ không gian khác.” Nếu quý vị quan tâm, quý vị có thể đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, đảm bảo rằng rất nhiều vấn đề có thể tìm thấy đáp án.

Liên quan đến câu chuyện “người mù không mù”, chúng tôi xin dừng lại ở đây. Tiếp theo, xin kể cho quý vị nghe một câu chuyện thú vị hơn, một con cua gặp nạn đã cải biến một nhà khoa học như thế nào.

Một cuộc thảo luận bắt đầu bởi một con cua

Cua tuy ngon, nhưng đáng tiếc là nó có hình ảnh dữ tợn, nó cứ múa may hai cái càng lớn nhỏ bò ngang tứ xứ, đi đâu cũng không được chào đón. Khi châm biếm những người ngang ngược và vô lý, người ta sẽ nói: “Mắt lạnh như cua, bò ngang mấy thời.”

Tuy nhiên, nhà sinh vật học người Nga Petr Kropotkin đã quan sát thấy khía cạnh thân thiện và ấm áp của loài cua. Hôm đó, ông nhìn thấy một con cua trong bể nuôi, nằm dưới đáy bể với chiếc bụng to lật ngược lên trời, dù cố gắng thế nào nó cũng không thể nào lật úp mình xuống được. Lúc này, hai con cua khác ở gần đó nhanh chóng chạy đến giúp đỡ, nhưng không may đúng lúc sắp thành công thì bị hụt chân khiến con cua kia bị ngã bộp xuống rất đau. Có vẻ như hai con cua này không đủ sức, trong đó một con quay mình bò xuống chỗ sâu của bể, một lúc sau nó quay lại cùng với nhiều bạn đồng hành nữa. Chúng tề tâm hợp lực, bận rộn cả nửa ngày, cuối cùng đã giúp con cua tội nghiệp kia lật úp mình xuống được.

Kropotkin lặng lẽ quan sát chúng, trong tâm cảm thấy khá xúc động, ngay cả những con cua cũng rất tương thân tương ái, làm sao mà thế giới chúng ta đang sống lại bị coi là là kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu? Sau đó, ông đến Đông Siberia để điều tra quần thể động vật ở đó, kết quả nhận thấy rằng trong môi trường khắc nghiệt ở đó, các loài động vật trong cùng một quần thể không cạnh tranh với nhau để chiếm đoạt nguồn tài nguyên hạn chế, mà hợp tác lẫn nhau mưu cầu sự sinh tồn.

Điều này cũng đúng với giới thực vật, Frits Warmolt Went, một nhà thực vật học đã nghiên cứu thực vật sa mạc trong nhiều năm, cho biết. Ông phát hiện, trong điều kiện thiếu nước trầm trọng ở sa mạc, nhưng không hề có cạnh tranh sinh tồn gay gắt trong hệ thực vật sa mạc, và không có hiện tượng kẻ mạnh lấn át kẻ yếu. “Trái lại, các tài sản khả dụng – gồm không gian, ánh sáng, nước và thức ăn – được cộng đồng phân hưởng và cộng đồng sở hữu. Nếu không có đủ lực lượng để làm cho tất cả các loài thực vật phát triển vừa cao vừa mạnh, thì tất cả các loài thực vật sẽ bảo trì thể hình nhỏ bé.” Chính là nói, các loài thực vật trên sa mạc trong tình huống thiếu nước, sẽ chủ động sinh trưởng thấp lùn để đảm bảo rằng mọi cây cỏ đều có nước uống.

Pháp tắc sinh tồn của giới tự nhiên

Vậy Hayward đang cố gắng giải thích vấn đề gì bằng cách đưa những phát hiện của hai nhà khoa học này vào cuốn sách của mình? Ông nói rằng, trong giới tự nhiên, sự hợp tác, tương trợ, quan tâm nhân ái và thiện lương mới là pháp tắc của sinh tồn, chứ không phải là cạnh tranh.

Ví dụ, một số loài cua sống trong trực tràng của nhím biển, giúp nhau kiếm thức ăn. Có một loài chim châu Phi có tên là chim chích mật hợp tác với một con vật giống như con lửng, để tìm một tổ ong mà chúng thích ăn. Địa y mọc trên đá kỳ thực là thể cộng sinh của nấm và tảo lục. Nấm có nhiệm vụ phân giải đá, hút khoáng chất và thủy phân chúng, trong khi tảo lục có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp. Kết quả của sự hợp tác chính là, địa y có thể sinh trưởng trong môi trường thập phần khắc nghiệt, chẳng hạn như nơi núi cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, hoặc sa mạc và băng vĩnh cửu gần Địa cực. Ngoài ra còn có một nhóm vi khuẩn có lợi giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn trong ruột của con người, chúng cũng là quan hệ hợp tác cộng tồn với chúng ta.

Tình huống này thậm chí còn xảy ra trong quần thể đồng nhất tộc. Khi chim cánh cụt ở Nam Cực rời trại tập kết của chúng theo bầy để đi bắt cá, chúng sẽ để lại một vài con trưởng thành để chăm sóc lũ chim con, giống như một trường mẫu giáo của con người. Hiện tượng này cũng phổ biến ở các loài động vật khác sống theo bầy đàn. Trong đàn voi hoang dã ở châu Phi, nếu một con voi cái hoặc một con voi con bị thương, cả đàn voi con sẽ do con voi cái lớn nhất dẫn đầu, đảm đương trách nhiệm chăm sóc chúng, trong đó cũng bao gồm cả việc không bỏ rơi chúng khi nguy hiểm đến.

Điều đáng nói hơn là, khi những chú hươu đỏ trên đồng cỏ chạy trốn, chúng sẽ xếp thành đội hình trục xoay, với chú hươu đầu đàn chạy phía trước và hai chú hươu đỏ cường tráng chạy cuối đàn. Khi chúng nhảy qua khe nước, con hươu đỏ chạy cuối sẽ dừng lại và đối đầu với thợ săn cho đến khi đại bộ phận đội chạy trước đã thoát, mặc dù rất có thể nó sẽ trở thành bữa ăn của thợ săn. Chúng ta không biết hươu đỏ đã huấn luyện những dũng sĩ này như thế nào, nhưng tinh thần hy sinh này là điều khiến con người chúng ta cũng bội phục.

Hayward trong cuốn sách cho biết, có khoảng 1,6 tỷ loài khác nhau trên Trái Đất, mỗi loài có hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ cá thể. Nếu tất cả chúng sinh không sinh tồn bằng phương thức hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, mà cạnh tranh lẫn nhau, mỗi cá thể đều nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu tối đa hóa phúc lợi cho mình, bất kể kẻ khác thế nào, thì Trái Đất của chúng ta sẽ là một thế giới đầy rắc rối và xung đột. Làm thế nào một thế giới như vậy có thể bảo trì sự hài hòa và cân bằng? Nếu không có sự hài hòa và cân bằng, thì làm sao chúng ta có thể sinh sống hạnh phúc trong đó?

Lý thuyết “cạnh tranh sinh tồn” của Charles Darwin chỉ mới được đề xuất ra hơn 100 năm, nhưng chúng ta đã nhanh chóng “tiến hóa” từ một xã hội cổ đại chú trọng “thượng từ hạ hiếu, huynh hữu đệ cung” (trên từ bi dưới hiếu thảo, anh em hòa mục thân ái tôn kính lẫn nhau) thành thời đại “giáo dục cần bắt đầu từ tấm bé”, từ mẫu thành mẹ hổ, trẻ em thành gà con, vì sinh tồn trong cạnh tranh, chúng ta đã bắt đầu phải làm quen với các loại PK (Player Killing – để chỉ những hành động của người chơi khi hóa thân vào nhân vật trong game nhằm tấn công, bằng cách điều khiển, sử dụng những dụng cụ, vũ khí, chiêu thức, kỹ năng để giết đối thủ), học cách nhắm mục tiêu thế nào, sau đó phấn đấu. Nhưng chúng ta sống như vậy, có hạnh phúc không? Nếu không hạnh phúc, thì ý nghĩa của cuộc sống nằm ở đâu? Và chúng ta, những người ngày càng đuối sức trong cuộc cạnh tranh, đã không nghĩ rằng, một xã hội như vậy có thể duy trì được bao lâu?

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version