Mọi người không thể nhìn thấy hạt quark, nhưng rất tin vào sự tồn tại của chúng, vậy mà linh giới nhìn không thấy liền nhận định rằng chúng không tồn tại sao? Là ai đang bịt mắt chúng ta? Thế giới chân thực rốt cuộc là như thế nào, làm thế nào để giải khai thế giới tâm linh bị niêm phong?
- Trọn bộ Thư gửi Vanessa
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Nếu ai đó nói rằng, mỗi cái cây, mỗi tảng đá, mỗi vì sao xung quanh chúng ta, thậm chí ngay cả trong không khí trôi nổi khắp nơi, đều mãn đầy các sinh mệnh có linh tính và sức sống bừng bừng. Thiên sứ và ma quỷ ở ngay trước mắt chúng ta, các tiên nữ và tinh linh thì thầm bên tai chúng ta, thì quý vị có tin không?
Nhà khoa học Jeremy W. Hayward nói, điều đó là sự thật. Chúng ta không cảm thụ tới điều đó bởi vì nền giáo dục mà chúng ta tiếp thụ đã hạn chế năng lực của chính chúng ta.
Hayward có bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Cambridge. Sau khi có cơ hội tình cờ tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng vào những năm 1960, ông bắt đầu sản sinh sự hứng thú nồng hậu đối với thế giới tâm linh. Vì vậy, ông bắt đầu nghiên cứu sinh vật học phân tử, giúp đỡ các Phật tử xây dựng học đường bồi huấn thiền định, và hợp tác với Phòng thực nghiệm siêu tự nhiên của Đại học Kỹ thuật Princeton ở Hoa Kỳ (Princeton Engineering Anomalies Research Lab) để nghiên cứu về siêu năng lực.
Năm 1997, Hayward đã chia sẻ thành quả nghiên cứu nhiều năm của mình cho mọi người dưới hình thức viết thư gửi cho con gái. Đó chính là cuốn sách mà chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn hôm nay: “Những bức thư gửi Vanessa” (Letters to Vanessa).
Trong cuốn sách, Hayward nói rằng khi chúng ta còn là những đứa trẻ, chúng ta dùng tâm linh để cảm thụ thế giới này. Lúc đó chúng ta cảm thấy hết thảy mọi thứ xung quanh ta đều đang sống. Những đêm trăng sáng sao thưa đưa con gái nhỏ về nhà, cô bé liền nói, trăng sáng cùng về nhà với chúng ta. Cái cây to trước cửa bị đốn hạ, cô bé thương tâm kêu lên: “Chúng bị thương rồi, bạn của con.” Chính là khi đó, chúng ta đang sống trong một thế giới có linh tính.
Nhưng không lâu sau đó, chúng ta đến trường. Lúc này chúng ta đã tập thói quen cảm thụ thế giới thông qua thân thể của mình, nói cụ thể là, chúng ta bắt đầu tin vào những gì mắt mình nhìn thấy. Đồng thời từ đó, các giáo viên trong trường sẽ dạy chúng ta rằng: “Thế giới này là do vật chất cấu thành.” Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta tiếp thụ tất cả, và từ đó, chúng ta tiến vào một thế giới vô hồn.
Coi điều mắt thấy là hiện thực?
Vậy, đôi mắt của chúng ta có thực sự đáng tin cậy? Không nhất định, Hayward nói. Sau đó, ông đưa ra hai ví dụ thú vị.
Năm đó khi Darwin đi vòng quanh thế giới trên con tàu buồm khổng lồ Beagle, ông đã ghi lại chi tiết những gì mình đã thấy và nghe, trong đó có một sự tình thú vị. Một ngày nọ, tàu buồm của họ bị trục trặc gần một hòn đảo. Thuyền viên chèo một chiếc thuyền nhỏ lên đảo để lấy vật tư tiếp tế, giới thiệu với người dân bản địa trên đảo rằng, chúng tôi đến đây bằng một con tàu lớn, các bạn thấy đấy, chính là con tàu kia. Theo hướng chỉ của ngón tay, đó chỉ là một vết đen nhỏ mờ gần chân trời. Những người dân bản xứ lắc đầu lẩm bẩm, làm sao gì có con tàu buồm nào! Có lẽ họ chưa từng có kinh nghiệm đi biển đường dài, không cách nào liên hệ một vết đen nhỏ cỡ lòng bàn tay với một con tàu lớn, nên họ kiên định nói, họ nhìn không thấy con tàu nào cả.
Nói đến đây, tôi thuận tiện nói rõ thêm. Năm đó, Darwin đi biển là phối hợp với hải quân để tiến hành khảo sát địa chất, chỉ trong vài năm đã thu thập một lượng lớn tư liệu. Sau này, ông ta tập trung các tư liệu này với nhau rồi quy nạp chúng, đề xuất ra giả thuyết tiến hóa luận. Nói không chừng, một người khác, dùng một số tư liệu khác và thông qua phương thức khác, cũng có thể diễn giải ra một lý luận khác, giống như cách diễn giải của Hayward về câu chuyện đảo nhỏ này.
Sau đó, một ví dụ khác là một thực nghiệm với bộ bài Tây (poker) do nhà tâm lý học Jerome Bruner của Harvard thiết kế. Bruner yêu cầu học sinh thông qua một cái ống để quan sát một bộ bài Tây đang lật nhanh, tương tự như chiếc kính vạn hoa mà chúng ta đã xem khi còn nhỏ. Bruner đã sử dụng hai bộ bài trong thực nghiệm. Một bộ là bài Tây bình thường, bộ bài còn lại là một bộ bài ma thuật màu sắc đảo ngược, với chất rô và cơ có màu đen, và nhép và bích có màu đỏ. Sau đó, ông hỏi các sinh viên xem họ nhìn thấy lá bài gì.
Học sinh phổ biến gặp khó khăn trong việc phân biệt các lá bài ma thuật với các lá bài bình thường. Ngay cả khi chúng được phân biệt ra, học sinh sẽ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để thuyết phục bản thân rằng họ không đọc nhầm lá bài. Ví dụ, một học sinh khăng khăng rằng 6 quân bích màu đỏ mà cậu ta nhìn thấy là bình thường. Về việc làm thế nào mà những bích đen lại trở thành bích đỏ, cậu ta nghĩ đó là bởi vì có ánh sáng đỏ trong ống, nó nhuộm những lá bích thành màu đỏ. Nghe có vẻ là một lời giải thích không tồi, phải không? Thật không may, đây không phải là trường hợp đó.
Hayward nói rằng có rất nhiều thực nghiệm khác chứng minh sự thực tương đồng rằng, mọi người thường nhìn không thấy những thứ họ không tin. Điều này có thể giải thích một vấn đề đã làm phiền mọi người trong một thời gian dài, đó là vì sao tại những thời đại và khu vực mà mọi người phổ biến tin tưởng vào Thần linh, thì mọi người rất dễ có thể nhìn thấy Thần tích. Còn ở những thời đại và khu vực mà mọi người phổ biến không tin Thần linh, ví như hiện tại, thì họ nhìn không thấy Thần tích phát sinh. Thần tích có lẽ luôn luôn tồn tại, chỉ là đôi mắt của chúng ta đang lựa chọn để nhìn thấy hay không thấy mà thôi.
Tinh linh và tiên nữ
Sau đó Hayward giới thiệu về châu Âu thời trung cổ, khi đó ngoài tín ngưỡng Cơ đốc, thuật luyện kim cũng rất thịnh hành. Trong số những câu chân ngôn được thực hành bởi các thuật sĩ luyện kim, có một câu được gọi là “as above, so below” (trên thế nào, dưới như vậy). Nghe khá khó hiểu đúng không? Tuy nhiên, theo cách lý giải của Hayward thì khá đơn giản, chính là những sự vật trong thiên giới sẽ được phản ánh tới địa thượng, đằng sau hết thảy biểu tượng nhân gian đều uẩn hàm Thần tính. Do đó, con người trong cuộc sống nhìn thấy các chủng các dạng sinh mệnh khác nhau, bao gồm thiên sứ, ma quỷ, tiên nữ và các Thần linh. Không chỉ có thể nhìn thấy, mà còn có thể tương tác rất tốt với họ.
Ví dụ, trong một cuốn sách của mình, nhà sử học Carolly Erick đã ghi lại một cuộc tương tác thú vị giữa một người thợ may tên là Snowball và một con chim có tinh linh.
Một đêm nọ, Snowball cưỡi ngựa về nhà, nhìn thấy một con quạ bay lượn trên đầu, đột nhiên rơi xuống trước mặt ông, trông như thể nó sắp chết. Thế rồi, Snowball nhìn thấy một tia sáng từ thân con quạ phát ra, ông cảm giác bản thân mình đã gặp một tinh linh, vì vậy ông nhanh chóng cầu nguyện, Thượng Đế Thượng Đế, xin Ngài bảo hộ chúng dân của Ngài khỏi bị tổn hại. Nhưng tinh linh không làm gì ông, chỉ đi theo ông hai lần sau đó.
Lúc này, Snowball cảm thấy bên kia không có ác ý, ngược lại, tựa hồ như nó cần ông giúp đỡ. Quả nhiên, tinh linh liền nói với ông rằng nó đã từng sống trong hình dạng con người, lúc đó nó đã làm một điều sai trái, dẫn đến hiện tại bị mắc kẹt trong một cảnh giới kém thân thiện thế này, nó cần được một mục sư nhân loại xá miễn mới được giải thoát. Snowball nói được, tôi sẽ giúp cậu. Sau đó, Snowball đột nhiên đổ bệnh, sau mấy ngày nằm thẳng cẳng, đành gượng sức đi gặp mục sư. Không ai biết giữa vị mục sư và Snowball đã nói chuyện gì, nhưng Snowball nói tinh linh sau đó đã được tự do. Để hồi báo, tinh linh cũng nói cho Snowball một số sự tình tương lai của ông.
Vào thời Trung cổ, những câu chuyện như vậy có rất nhiều. Ở thời cận đại, chuyện như vậy đã ít hơn, nhưng không phải là không có. Ví dụ, ở một số thị trấn cổ lão ở Ireland và Scotland, có một số lão nhân có thể nhìn thấy các tiên nữ.
Vào đầu những năm 1900, nhà nhân chủng học người Mỹ Walter Yeeling Evans-Wentz đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến thăm nơi đây. Những lão nhân ở đây nói rằng, các tiên nữ trên đảo không phải là những nàng tiên khả ái mà chúng ta nhìn thấy trong truyện. Họ hình thể cao to, giống con người, nhưng thân thể họ trong mờ, mặc y phục có hương sắc cổ điển. Họ thường xuất hiện trong các nghi thức tôn giáo và đám rước, và họ rất vui khi được giúp đỡ con người. Điều thú vị là, những thanh niên trên đảo, rất ít người có thể nhìn thấy họ. Về vấn đề này, một cụ già ở địa phương cho rằng, điều này có khả năng liên quan đến nền tảng giáo dục mà lớp trẻ bị tiếp thụ. Bọn trẻ được dạy rằng tiên nữ không tồn tại, dần dần mất đi năng lực nhìn thấy các không gian khác. Có điểm hơi giống như những đứa trẻ có thể nhớ lại tiền kiếp mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây, sau khi bị hầu hết người lớn khiển trách, ký ức tiền kiếp của chúng có xu hướng mờ dần hoặc biến mất.
Và sự tình thần kỳ như vậy, bản thân Hayward đã thân chinh trải qua một lần. Vài năm trước đó, ông đã đến dạy học trong một lâu đài cổ ở Pháp. Điều đặc biệt của khóa trình này là trong đó có một buổi học thỉnh mời “Thần linh” tham gia cùng họ. Ban đầu, ông chỉ là giảng một chút, không thực sự hy vọng có thể thỉnh đến thần tiên nơi nào. Bất ngờ, một nữ sinh người Đức đột nhiên nói với vẻ mặt rất nghiêm túc, cô ấy nhìn thấy một người đàn ông mặc trang phục màu xanh lá cây thời trung cổ đang đứng ngoài cửa sổ, lén nhìn vào trong. Cô biết rằng người đàn ông đó không phải là con người, vì cô từ nhỏ đã có thể nhìn thấy những người này. Rồi cô ấy nói: “Thưa thầy, em sợ!” Không khí trong phòng bỗng trở nên căng thẳng. Là một giáo viên, không thể tỏ ra sợ hãi trên bục giảng, Hayward đã cổ vũ nữ sinh, đừng sợ, đừng sợ, tại sao em không hỏi ông ấy, tiên sinh lần này đến là có ý định gì? Vậy người đàn ông mặc y phục xanh này rốt cuộc là thần thánh phương nào?
Ông ấy kỳ thực là vị Thần thủ hộ khu đất và tòa lâu đài này, mà chúng ta thường gọi là Thần Thổ Địa. Ông ấy nói với nữ sinh người Đức, không sao đâu, ta chỉ ở đây để xem và đảm bảo rằng các con sẽ không phá hoại nó. Đừng thấy tòa lâu đài cổ này cũ nát không tu sửa, trong tâm của Thần Thổ Địa, chúng đều là bảo vật.
Nghịch lý của thế giới vật chất
Sau khi kể câu chuyện về tinh linh và tiên nữ, chúng ta hãy nói về thế giới vật chất mà khoa học định nghĩa. Hayward nói rằng cả hai thế giới có thể cùng tồn tại, tựa như cùng một thế giới được nhìn từ các góc độ khác nhau. Nói ví dụ, khi chúng ta chụp ảnh, chúng ta có thể chụp ảnh đen trắng, có thể chụp ảnh màu. Ảnh đen trắng có thể sắc nét và rất đẹp, nhưng ảnh màu rõ ràng là tiếp cận với thế giới chân thực hơn, phải không?
Tuy nhiên, chúng ta, những người đang sống trong một thế giới đen trắng, hiếm khi nhận thức được điểm này. Khi chúng ta nghi hoặc một sự tình gì đó, chúng ta thường nói, “Tôi biết điều đó không thể là thật, bởi vì các nhà khoa học đã nói thế.” Khi chúng ta ủng hộ một loại quan điểm, chỉ cần đưa ra mấy chữ: “Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng”, điều này về cơ bản chính là nghe không nổi những ý kiến phản đối. Đối với chúng ta mà nói, nhà khoa học được coi như là người đại diện cho chân tướng.
Nói đến đây, Hayward lại đơn cử một ví dụ khác. Cách đây không lâu, các nhà khoa học công bố đã phát hiện ra một loại hạt quark mới, được đặt tên là hạt quark đỉnh. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một hạt quark chưa? Chưa. Bạn có tin rằng hạt quark tồn tại? Tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng. Vậy bạn đã nhìn thấy linh hồn chưa? Chưa. Bạn có tin vào sự tồn tại của linh hồn không? Không tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học nói rằng linh hồn không tồn tại. Đây là logic của đại bộ phận chúng ta.
Xem đến đây, mọi người mới phát hiện, chúng ta tin tưởng các nhà khoa học hơn chính con mắt của chúng ta. Chúng ta theo sau các nhà khoa học giống như cách mà như tổ tiên của chúng ta theo sau các vị thần. Tổ tiên đi theo thần linh, khao khát được lên thiên đường. Vậy chúng ta đi theo khoa học, khoa học đưa chúng ta đến đâu?
Hãy xem khoa học bắt nguồn từ đâu, Hayward nói. Người ta nói rằng điểm khởi đầu chính là điểm kết thúc. Có phải không?
Di chứng sau cuộc vận động săn phù thủy
Sự trỗi dậy của khoa học hiện đại bắt đầu với cuộc vận động săn phù thủy nổi tiếng vào thời Trung cổ. Toàn bộ cuộc vận động kéo dài trong nhiều thế kỷ, và hơn một triệu người đã bị thiêu sống dưới danh nghĩa là các phù thủy, 80% trong số đó là phụ nữ, tội danh là cổ súy cho “tà thuyết dị đoan”. Tuy nhiên, những người được gọi là phù thủy thông thường chỉ là những người chữa bệnh trong làng, và tội hành của họ thường là bịa đặt mà ra. Sau này, ngay cả các nhà thần bí học, thuật sĩ giả kim,… cũng đều bị liên lụy, thậm chí cả Thánh nữ Jeane of Arc ở Pháp cũng từng bị coi là phù thủy.
Dần dần người ta phát hiện, hết thảy dường như không liên quan gì đến sự thật, mà chỉ liên quan đến quyền lực. Giáo hội tự coi mình là đại diện duy nhất của Thần, vì vậy các đại lý khác phải bị tiêu diệt toàn bộ. Sau khi minh bạch điều này, đại chúng không còn nguyện ý đi theo giáo hội nhiều như trước. Đồng thời, tầng lớp trung lưu đang gia tăng, túi tiền rủng rỉnh. Mọi người ý thức rằng, bằng cách kiểm soát các điều kiện tự nhiên, họ có thể sáng tạo ra một hoàn cảnh thoải mái cho mình trong cuộc sống này mà không cần phải đợi qua thế giới bên kia như giáo hội đã hứa. Vì vậy khoa học đã ứng vận ra đời, nhằm mục đích giúp con người đạt được sự thỏa mãn tối đa trong thế giới nhân gian, đó cũng chính là thế giới vật chất trong định nghĩa của khoa học.
Vậy sự thỏa mãn về vật chất có thực sự cho phép con người sống một cuộc sống hạnh phúc như thiên đường không? Về điều này, quý bị quan tâm có thể tham khảo chuyên mục trước của chúng tôi, về Rat Utopia.
Vâng, đó là nó câu chuyện hôm nay. Còn nhiều nội dung thú vị nữa trong cuốn “Thư gửi Vanessa” mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị từng nội dung trong thời gian tới.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch