Với công năng thiên phú mà khoa học không cách nào có thể giải thích, Messing rất được đại chúng hoan nghênh ở Liên Xô, nơi cổ xúy chủ nghĩa vô thần
- Trọn bộ Tiểu sử Messing
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã kể trong chuyên mục trước rằng khi đối mặt với việc bị Hitler bắt, Messing đã sử dụng công năng đặc dị để trốn thoát thành công ngay trước mắt các cai ngục của phát xít Đức, và sau những sóng gió, ông đã đến Liên Xô. Vì vàng luôn tỏa sáng, tài năng của Messing đã khiến Stalin, người đứng đầu Liên bang Xô Viết chú ý đến. Liệu nhà độc tài tàn bạo này sẽ đối xử với Messing như thế nào?
Sự chứng thực từ 12 giáo sư
Khi mới đến Liên Xô, Messing phải đối mặt với một hoàn cảnh xa lạ, trong nội tâm cảm thấy bàng hoàng. Nhật ký của ông ghi lại, “Ở Liên Xô, ý thức tư tưởng của người dân đấu tranh với tín ngưỡng, không có thầy toán mệnh, cũng không có pháp sư, cũng không xem tướng tay… Đây cũng là những hoạt động không được hoan nghênh, bao gồm cả cảm ứng tâm linh.”
Khi Messing cố gắng triển thị cho mọi người thấy khả năng cảm ứng tâm linh, ông ấy luôn bị ngắt lời một cách thô bạo. Để khơi mở những tư tưởng bị giam cầm của mọi người, Messing đã không mệt mỏi trình diễn “thí nghiệm tâm lý” hàng ngàn lần cho khán giả để chứng minh sự tồn tại của cảm ứng tâm linh. Cuối cùng, một giám đốc nghệ thuật đã tin tưởng vào năng lực của ông, và bất chấp nguy hiểm, mạo hiểm tuyển dụng Messing làm diễn viên, đưa ông gia nhập vào đội diễn xuất trong cộng đồng Brest. Bằng cách này, hoàn cảnh sống của Messing mới được cải thiện.
Khi danh tiếng của Messing ngày càng lớn, có không ít người ngày càng càng không chấp nhận ông. Một số hoài nghi rằng ông là một “nhân vật nguy hiểm”, một số khác nghi ngờ ông là “gián điệp”, vì vậy chính phủ Liên Xô quyết định thẩm tra Messing. Một ủy ban học thuật bao gồm 12 giáo sư bắt đầu trắc nghiệm ông một cách chặt chẽ. Ví dụ, họ bịt mắt Messing, đưa ông vào một căn phòng tối hoàn toàn, và yêu cầu ông phân biệt 24 màu sắc từ một đống giấy màu, bút chì và sơn. Ngoài việc nhầm lẫn màu đen với màu nâu, màu xanh lam với màu xanh lá cây đậm, ông ấy có thể “nhìn thấy” chính xác tất cả các màu. Các giáo sư tiếp tục bịt mắt ông lại và cho ông đọc các bài xã luận trên báo, ông đã đọc không bỏ sót một chữ nào. Ngày hôm sau, ông được một nhóm bác sĩ lên lịch kiểm tra triệt để.
Vậy kết quả là gì? Ủy ban học thuật cuối cùng đã soạn thảo một văn kiện chính thức chứng minh rằng Messing xác thực có một năng lực độc đáo và phi phàm.
Với việc mở cửa thị trường diễn xuất, màn biểu diễn của ông đã gây chấn động thế giới, thậm chí còn được sự khen ngợi công khai từ các sĩ quan quân đội các cấp, hoặc chúc mừng Messing về “sự nghiệp khoa học”, hoặc cảm ơn ông vì “thực nghiệm tâm lý” của ông, hoặc cảm ơn ông vì đã trị liệu cho những người bị thương.
Gặp gỡ Stalin: Thử thách
Vào ngày 20/12/1940, trong một đêm tuyết rơi, Messing kết thúc buổi diễn xuất và trở về khách sạn của mình. Sau một ngày căng thẳng, khi ông đang nghỉ ngơi, thì đột nhiên có người gõ cửa. Ngay khi cửa mở ra, hai sĩ quan đã đứng chờ ở ngoài. Họ được lệnh mời Messing đến Moscow, và đi ngay lập tức. Messing phải mặc lại y phục và đi theo họ cho đến khi bước vào dinh thự của Stalin.
Các vệ binh đã kiểm tra Messing kỹ lưỡng trước khi cho ông vào. Khi ông bước vào, Stalin đang ngồi vào bàn làm việc, đang nghiên cứu một đống văn kiện. Những văn kiện đó đã được hồi báo bởi các bộ phận bí mật trên khắp thế giới, và chúng đều là báo cáo về Messing.
Beria, người đứng đầu cảnh sát mật Liên Xô, đã từng tiếp cận Messing ở cự ly gần và trao đổi với ông. Beria báo cáo với Stalin rằng vệ binh của ông ta dù kỷ luật nghiêm khắc và không bao giờ dám manh động một chút, nhưng Messing đã dùng thuật thôi miên để khiến những vệ binh nhảy múa ngay tại chỗ, ngay trước mặt Beria. Và Messing còn có thể “xuyên tường” ngay cả khi không có giấy thông hành, khiến tất cả những người vệ binh của Beria trở nên vô dụng.
Lần đầu diện kiến, Stalin đã rất không tin tưởng Messing, và biểu hiện thái độ rõ ràng, trực ngôn nói với Messing rằng cậu chỉ là một kẻ lừa đảo giang hồ. Stalin không tin vào bản báo cáo, và ông ta hỏi Messing một cách khinh khỉnh: “Tất cả đều nói rằng cậu rất giảo hoạt, có thể ‘xuyên tường’ mà vượt qua? Vì vậy, ông ta yêu cầu Messing dự trắc những sự kiện trọng đại trong tương lai gần, và yêu cầu dự trắc chính xác những điều mà không ai khác biết.
“Vào tháng Giêng năm nay, sẽ có một cuộc đảo chính ở Bucharest (thủ đô của Romania), sẽ có bạo loạn và thảm sát. Cuộc chính biến bất thành sẽ bắt đầu vào ngày 21/1 và kết thúc vào ngày 23/1”, Messing nói.
Từ lúc đó, Stalin trở nên hứng thú và hỏi: “Chuyện gì sẽ phát sinh ở Romania? Chà, tôi sẽ ghi nhớ. Vẫn còn một tháng nữa.”
Messing liền nói thêm: “Con trai ông, Vasily sẽ đến Lipetsk vào tháng Giêng để tham gia một khóa học bồi dưỡng cho các chỉ huy phi đội.”
Lúc này Stalin tò mò nhìn Messing, nhanh chóng chìm vào trầm tư, nói: “Nếu dự trắc của cậu về Romania thành hiện thực, chúng ta sẽ tiếp tục gặp nhau.”
Tại cuộc gặp này, Stalin có vẻ hơi thất vọng. Messing không tùy ý triển hiện thiên phú của tự thân trước mặt ông ta. Trên thực tế, Messing rất hy vọng nói với Stalin rằng một cuộc tấn công của quân Đức sắp xảy ra. Quân Đức sẽ chiếm lĩnh Kiev (thủ đô Ukraine) và sẽ bắn giết hàng vạn người Do Thái ở một nơi gọi là Babiyan (Бабий Яр). Họ sẽ xây dựng các trại tập trung và giam giữ hàng trăm nghìn tù nhân chiến tranh của Liên Xô, những người sẽ chết trong thống khổ. Messing biết rằng những điều này sẽ xảy ra, nhưng ông không thể nói, ông không thể dùng sinh mạng con người và chân tướng bi thảm chỉ để chứng minh tính xác thực của những dự đoán của mình, chỉ để phô trương bản thân.
Cuộc gặp thứ hai với Stalin: không thể nói ra sự thật
Vào ngày 21/1/1941, khi Messing đang ở Kharkiv, Ukraine, ông nghe tin từ Romania trên đài phát thanh rằng một cuộc bạo động có vũ trang đã nổ ra ở Bucharest. Vào ngày 3/2, một quan chức của Bộ Nội vụ, đến để bí mật đưa Messing đến Điện Kremlin. Stalin, lúc đó đang hút một điếu thuốc, trầm trầm nói rằng dự trắc của Messing đã trở thành sự thật.
Stalin yêu cầu Messing nói về tương lai của ba đứa con của mình. Trong nhật ký ngày 5/2/1941, Messing ghi chép lại cuộc gặp của ông với Stalin. Stalin hỏi về tương lai của cậu con trai thứ hai Vasily, và Messing đột nhiên trong tâm trí sản sinh một cảm giác lo sợ. Ông đã nhìn thấy táng lễ của Stalin, nhìn thấy rằng sau khi Stalin chết, Vasily sẽ bị bắt và bị khảo cung, tra tấn, hành hạ. Tất cả quyền lực và vinh quang sẽ biến mất khỏi tay Vasily, và số phận của cậu ta thật bi thảm, đó chắc chắn không phải là những gì Stalin muốn nghe.
Nếu Messing nói sự thật vào thời điểm đó, và Stalin tin điều đó, thì ông ta nhất định sẽ hạ lệnh xử tử nhiều người để bảo vệ Vasily. Messing không muốn cải biến lịch sử, cũng như không thể thay đổi số phận của tất cả mọi người. Vì vậy, ông chỉ nói một câu: “Vasily tương lai sẽ trở thành một tướng quân.”
Có lẽ câu trả lời quá đơn giản. Stalin liếc mắt nhìn Messing, giống như muốn nói: “Chỉ thế thôi sao?”. Với uy quyền của Stalin lúc đương thời, để cho ái tử trở thành tướng quân, thậm chí trở thành lãnh tụ quốc gia, ông ta đều có thể.
Về phần con gái Svetlana của Stalin, Messing thấy rằng cô ấy sẽ phản bội Stalin trong tương lai, và công khai tố cáo Stalin và chính phủ Liên Xô. Nhưng ông cũng không nói ra chân tướng, chỉ thận trọng nói cô sẽ sống khỏe mạnh, trường thọ, cuộc sống hạnh phúc vui vẻ.
Lần thứ ba gặp Stalin: 1945
Vài tháng sau cuộc gặp thứ hai, Đức Quốc xã bắt đầu tấn công Moscow. Tháng 11/1941, Messing lại được mời đến Điện Kremlin. Lúc này Stalin trông phi thường mệt mỏi, và ông rất muốn biết khi nào thì chiến tranh kết thúc?
Messing nhìn thấy rằng vào năm 1943, cuộc Chiến tranh Vệ quốc bi thảm và ác liệt sẽ diễn ra tại thành phố Stalingrad phía nam của nước Nga Xô Viết. Đầu tháng 5/1945, quân đội Liên Xô thắng trận ở Berlin, và ngày 8/5, phát xít Đức đầu hàng và chiến tranh kết thúc. Vào thời điểm đó, sẽ có một cuộc diễu hành chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, và những binh sĩ trở về sẽ ném cờ của Đức Quốc Xã trước lăng mộ của những người lính vong trận.
Nhưng ngay cả bản thân Messing cũng phải kinh hãi khi nhìn thấy con số “Ngày 8 tháng 5 năm 1945.” Điều này có nghĩa là chiến tranh sẽ tiếp tục trong vài năm, và nó cũng có nghĩa là sẽ có một đại lượng binh lính và dân thường sẽ chết trong cuộc chiến.
Ngay khi nghe đến “năm 1945″, Stalin thở dài bất lực. Bởi vì trong kế hoạch của ông, chiến tranh dự kiến sẽ kết thúc vào năm sau, năm 1942. Nhưng Messing tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài từ tháng 11/1941 đến tháng 5/1945, một đoạn thời gian khá dài đối với Stalin. Ông ta châm điếu xì gà và ngồi đó mà không nói một lời.
Nhân vật toàn năng này, người nắm giữ đại quyền lực sinh sát ở Liên Xô, rốt cuộc cũng không thể nào lung lạc được thiên thời và thiên mệnh. Trong vở đại kịch lịch sử của chiến tranh, ông ta chẳng phải cũng chỉ là một trong những con tốt trong tay chư Thần sao?
Trong bầu không khí trầm buồn và bất lực, Stalin trầm ngâm một lúc lâu rồi hỏi: “Cậu có thể cho tôi biết, tình huống gì sẽ xảy ra với châu Âu sau chiến tranh không?”
Messing nói rằng Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Nam Tư và Đông Đức sẽ gia nhập Liên Xô với tư cách là đồng minh, và những nước này sẽ do cộng sản đảng thống trị.
Stalin hỏi: “Các bạn có chắc rằng Áo, Pháp và Phần Lan sẽ không trở thành các nước xã hội chủ nghĩa không?”
Messing trả lời, “Từ những tình huống mà tôi đã thấy cho đến nay, thì không.”
Từ ký lục của Messing, Stalin đương thời rất muốn biến Phần Lan trở thành quốc gia đồng minh của Liên Xô. Tuy nhiên, lịch sử xác thực đã không đi theo hướng mà Stalin kỳ vọng.
Lần thứ tư gặp Stalin: Dự đoán Chiến tranh Lạnh
Năm 1942, chiến tranh Xô-Đức bước vào giai đoạn nóng bỏng. Hai bên đều bế tắc. Vào ngày 10/1/1942, tại Điện Kremlin, Stalin đã đổ lỗi cho Messing vì đã kéo dài cuộc chiến trong 5 năm, khi ông ta đã lên kế hoạch kết thúc nó trong vòng một năm. Đối mặt với lời buộc tội này, Messing gặp khó khăn trong việc bào chữa cho mình. Rốt cuộc, kịch bản lịch sử không phải do ông ấy viết ra, và cấu trúc của thế giới cũng không phải do ông ấy, một người phàm trần, có thể an bài.
Trong cuộc gặp này, Stalin đã hỏi về lãnh đạo Đức Quốc xã Hitler, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill. Ông hỏi liệu Hitler có còn nắm quyền một mạch cho đến khi chiến tranh kết thúc không? Messing trả lời có trong câu khẳng định. Về phần Roosevelt, Messing cho biết, ông đã chết trước khi chiến tranh kết thúc, vào tháng 4/1945.
Còn Churchill sẽ kêu gọi các xã hội phương Tây thành lập một liên minh phản đối chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô sau chiến tranh. Sau đó, thế giới sẽ xuất hiện hai phe lớn, hệ thống xã hội tự do và liên minh chủ nghĩa cộng sản. Hai phe sẽ đối kháng lẫn nhau trong liên tục hơn 40 năm.
Messing nói: “Thời kỳ đối kháng trường kỳ này sẽ được gọi là ‘Chiến tranh Lạnh'”.
“Họ gọi nó là ‘Chiến tranh Lạnh’?”, Stalin vừa hỏi, châm lửa đốt tẩu thuốc.
Messing đã dự kiến “Chiến tranh Lạnh” vào năm 1942, một thuật ngữ mà đương thời vẫn chưa được sử dụng. Năm năm sau, vào ngày 12/3/1947, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đọc bài diễn văn Liên bang tại Quốc hội lưỡng viện, đề xuất kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, đánh dấu sự khởi đầu của “Chiến tranh Lạnh”. Sự giải thể của Hiệp ước Warsaw năm 1991 và sự giải thể của khối Liên Xô đã đánh dấu sự kết thúc của “Chiến tranh Lạnh”.
Bố cục thế gian, dù thắng hay thua trong cuộc chiến, là thù hay là bạn, trong vở kịch vĩ đại của lịch sử, đó chỉ là sự an bài của Thượng Thiên. Con người trong thiên hạ, bất luận có quyền thế lớn đến đâu, và kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn, cũng không cách nào có thể lung lay được Thiên ý. Mỗi cá nhân chúng ta đều giống như một diễn viên, được Thượng Thiên sắp đặt vào một vị trí nhất định, cùng nhau bắt đầu lịch sử và khiến nó án chiếu theo một phương hướng đã định sẵn.
Mãi mãi Messing
Tác gia Chương Các đã chia sẻ xong “Tiểu sử của Messing” với bạn. Nhiều năm sau cái chết của Messing, tình yêu của mọi người dành cho ông ấy vẫn không hề suy giảm. Dựa trên sự kiện lịch sử, Trung tâm sản xuất phim và truyền hình Nga đã thực hiện ba bộ phim và một bộ phim truyền hình lấy Messing làm đề tài. Bộ phim truyền hình về Messing ra mắt năm 2010 đã tăng điểm chóng mặt kể từ khi phát sóng. Dù hàng năm đều được chiếu lại, nhưng xếp hạng vẫn rất cao.
Trên thực tế, vào thời Xô Viết, mọi người rất thích xem các buổi biểu diễn của Messing, và kịch trường luôn trong tình trạng quá tải trong các buổi biểu diễn của ông. Mặc dù dưới chế độ hà khắc của hệ thống cộng sản, đảng Cộng sản không ngừng truyền bá tư tưởng vô thần luận, và coi mọi thứ nằm ngoài lý luận chủ nghĩa cộng sản là mê tín dị đoan, tiến hành lấn át và đàn áp nó, nhưng vẫn khó có thể ngăn được công chúng yêu thích đối với hiện tượng hiện thực siêu việt này, thích thú thưởng thức, đánh giá cao, suy nghĩ và nghiên cứu nó.
Trên thực tế, sự tôn trọng của mọi người đối với Messing không chỉ vì siêu năng lực của ông, mà bởi vì sự tồn tại của ông mang lại hy vọng, “thực nghiệm tâm lý” của ông, một thể nghiệm hoàn toàn mới và khác biệt với chính trị cộng sản sắc đỏ, đồng thời giúp mọi người nhận thức các loại chủ đề về sinh mệnh, thời không, nó cũng mang lại cho họ hy vọng truy cầu tâm linh. Vì vậy, cho đến ngày nay, nhiều người vẫn rất cảm kích với hết thảy những gì Messing đã làm được.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch