Đại Kỷ Nguyên

Ảo ảnh cũng có thực có huyễn

Có vô số ảo ảnh được ghi lại ở Trung Quốc cổ đại và hiện đại cũng như ở nước ngoài, và lý do đằng sau những điều kỳ diệu vẫn còn là một bí ẩn. Hãy tận hưởng khung cảnh tuyệt vời và cảm nhận sự sống động của thiên nhiên.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta hãy nói về hiện tượng ảo ảnh. Từ cổ chí kim, cả trong và ngoài nước có vô số ảo ảnh đã được ghi chép lại, đây cũng được coi là một kỳ quan. Vậy ảo ảnh là như thế nào?

“Biển lửa” kinh hoàng

Ở Liên Xô cũ, một ngày nọ, một số nhà vật lý học đi vào khu rừng nguyên sinh để tiến hành khảo sát. Khi đi, họ mang theo dụng cụ trắc lượng của mình mà xuất phát. Đến ngày thứ ba, họ đến một dãy đồi nhỏ và quyết định leo lên đỉnh một ngọn đồi gần như trơ trụi để nghỉ ngơi. Nhưng khi vừa leo lên đến đỉnh đồi, họ đã nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được: một mảnh đất bằng phẳng rộng lớn đến tận chân trời từ phía Bắc đã trở thành một biển lửa sôi sục, trong đó còn có những cột lửa bốc lên trong biển lửa bao la vô biên. Điều đáng sợ nhất là, biển lửa này đang tiếp cận họ với tốc độ rất nhanh.

Những nhà khoa học này vô cùng kinh hãi trước cảnh tượng lúc đó, lẽ nào họ đã vô ý tiến đến cổng địa ngục chăng? Làm thế nào bây giờ? Chạy nhanh đi thôi! Các nhà vật lý hoảng sợ, chạy trốn tìm mạng sống.

Và điều ly kỳ tương tự đã xảy ra một lần ở Petersburg. Vào thời điểm đó, một cô bé tên là Langova đang ở với bà ngoại. Đột nhiên, họ nhìn thấy một biển lửa phô thiên cái địa hướng vào họ mà áp sát. Bà ngoại hét lên với Langova: “Chạy đi!” Langova nhanh chóng chạy khỏi hiện trường; vừa chạy cô bé vừa ngoái nhìn lại thì thấy một bức tường lửa ngày càng tiếp cận gần mình. Thời gian không còn nhiều, chạy không kịp sẽ bị hỏa thiêu trong biển lửa. Langova chạy một cách tuyệt vọng, nhưng cuối cùng vẫn bị chìm trong biển lửa.

Nghe đến đây chắc ai cũng nói đây là quay phim đúng không? Không, đây là tất cả những điều đã được ghi lại và thực sự đã xảy ra.

Vậy kết quả cuối cùng của các nhà vật lý ở khu rừng nguyên sinh và cô bé Rankova của Petersburg là gì? Các nhà khoa học đã chạy thục mạng cho đến khi họ đến một nơi mà họ cảm thấy an toàn hơn, và cuối cùng dừng lại đó. Rồi với tinh thần khám phá không ngừng của các nhà khoa học, họ đã quyết định thám cứu một phen nữa.

Vì vậy, họ chọn ba người để leo lên đỉnh đồi một lần nữa một cách thận trọng. Đoán xem họ đã thấy gì? Ở đó giờ chẳng còn biển lửa nào nữa! Giờ đây dưới sườn đồi, mặt hồ nhỏ ninh tĩnh phủ một lớp sương bàng bạc mỏng manh, lóe sáng lấp lánh không ngừng, xa xa là một cánh rừng nguyên sinh bất tận.

Kết cục của cô bé Langova cũng khá kỳ quái; cô bé lúc hoảng sợ tột cùng đột nhiên phát hiện ra, ồ, dù lửa cứ xông tới nhưng không thể thiêu cháy mình. Sau đó, người ta gọi Langova là “cô bé huyền hỏa”. Trên thực tế, đây là những gì mọi người thường gọi là “ảo ảnh”. Trong cuộc sống hiện thực, những điều như vậy đã xuất hiện ở rất nhiều nơi.

Cự luân treo lơ lửng trên không trung

Cách đây không lâu, vào đầu tháng 3/2021, một người đàn ông Anh tên là David Morris đã kể lại một điều kỳ lạ mà anh đã tận mắt chứng kiến. Vào ngày 4/3, vào khoảng 11 giờ sáng, anh nhìn ra ngoài từ một ngôi làng ở Cornwall, phía tây nam nước Anh, và phát hiện một con tàu khổng lồ trên mặt biển ở đằng xa – nhưng con tàu chở hàng không ở trên mặt biển, mà treo lơ lửng trên không, ly khai mặt biển.

Mọi người nghe đấy, nó không phải là một chiếc phi cơ, mà là một chiếc tàu khổng lồ đang đậu trên không. Thật kỳ lạ! Morris sững sờ trước cảnh mộng trước mắt. “Đây có phải là ảo giác không?” anh nghĩ.

Vì hình ảnh triển hiện quá hiếm có, anh đã nhanh chóng chớp thời cơ, chụp lại chúng bằng điện thoại di động, và tải chúng lên Internet. “Tôi đã nhìn ra biển từ ngôi làng nhỏ Gilan, và tôi đã choáng váng khi chụp được bức ảnh này!”, Morris nói sau đó.

Có thể tưởng tượng rằng sau khi bức ảnh này được đăng tải, nó đã gây ra một làn sóng náo động trên mạng. Có người hỏi: “Đây có phải là con tàu ma huyền thoại quỷ dị không?”

Nhà khí tượng học David Braine của BBC giải thích: “Đây là một hiện tượng ảo ảnh”.

Rất nhiều người có thể rất tò mò, ảo ảnh này rốt cuộc là điều gì? Nó được hình thành như thế nào? Nó là có thật, hay là huyễn hoặc?

Có người cho rằng ảo ảnh là một loại hiện tượng quang học, là hư tượng được tạo thành do sự khúc xạ của ánh sáng, vì mật độ của không khí lạnh lớn hơn mật độ của không khí ấm nên nó có chiết xạ suất lớn hơn. Có thực sự như vậy không?

Ảo ảnh được người Trung Quốc cổ đại ghi lại

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét sự hiểu biết của người Trung Quốc cổ đại về ảo ảnh. Cổ nhân gọi ảo ảnh là “thận khí”, “thận” là con hàu, người xưa tin rằng một con chim trĩ khi xuống biển sẽ trở thành con hàu. Cuốn “Sử ký – Thiên quan thư” nói rằng “bên bờ biển có những lâu đài hàu” và nó chính là ảo ảnh trên biển. Ảo ảnh trên biển còn được gọi là “hải thị” (thành phố ảo trên biển). Đây là nguồn gốc của thuật ngữ “hải thị thận lâu” chỉ ảo ảnh.

Các văn nhân cổ kim của Trung Quốc cổ đại cũng đã ghi chép lại những ảo ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ “Hải thị” của Tô Đông Pha. Trong triều đại Tống Triết Tông (1085), Tô Đông Pha bị giáng xuống Đăng Châu (tức Bành Lai, Sơn Đông), nghe nói trong vùng có kì quan “Hải thị”, nhưng chưa bao giờ có cơ hội nhìn thấy. Sau đó, khi được điều chuyển đi nơi khác, Tô Đông Pha cảm thấy thật tiếc khi chưa nhìn thấy được “hải thị”, nên đã đến miếu Hải Thần để chiêm bái.

Hai ngày sau, ông đã thực sự nhìn thấy “Hải thị”, và ảnh tượng rất rõ ràng, thanh tích, có thể nhìn thấy người đi bộ, xe và ngựa qua lại. Tô Đông Pha rất vui, liền viết bài thơ “Hải thị” này. Mấy dòng khai bút có đoạn: “Đông phương vân hải không phục không. Quần tiên xuất một không minh trung. Đãng diêu phù thế sinh vạn tượng. Khởi hữu bối khuyết tàng châu cung.” Giai thoại này được ghi lại trong cuốn sách bách khoa toàn thư “Dạ hàng thuyền” (Những con tàu đi đêm) của học giả Trương Đại thời nhà Minh.

Nghe cảnh tượng động thái đã rất thần kì rồi, nhưng bạn đã nghe nói về ảo ảnh có mang âm thanh chưa?

Cuốn “Mộng khê bút đàm” của triều Bắc Tống đã ghi chép lại nhiều hiện tượng thần bí, trong đó có ảo ảnh. Sách ghi rằng Âu Dương Tu, một đại thần triều Bắc Tống, trong một lần đi Hà Bắc, đi ngang qua huyện Cao Đường, nghỉ qua đêm tại một quán trọ. Ông ta cho biết, vào giữa đêm, ông nghe thấy âm thanh của quỷ thần trong không trung, cũng nghe thấy tiếng xe ngựa, tiếng người và động vật, mỗi loại thanh âm ông đều có thể nghe rất rõ ràng.

Sau khi nghe thấy điều đó, ông đã đến phỏng vấn những lão nhân ở huyện Cao Đường. Lão nhân kể lại: “Hai mươi năm trước, cảnh tượng tương tự cũng xuất hiện giữa ban ngày, mọi người đều có thể thấy rõ người và vật.” Người dân địa phương gọi đó là “Hải thị”.

Từ ghi chép này, ông cho rằng ảo ảnh không chỉ có trạng thái cảnh tĩnh, mà còn có cảnh động và có thể nghe thấy âm thanh.

Hiện tượng này cũng được ghi lại trong “Nam Việt bút kí” vào thời nhà Thanh. Ngày nay, ở phía tây nam Đông Hoàn, Quảng Đông có một cánh đồng muối tên là Tĩnh Khang Trường – cái tên được đặt từ thời nhà Tống và được sử dụng tới thời nhà Thanh. Tĩnh Khang Trường thời Thanh triều thường xuất hiện ảo ảnh, rất kỳ dị và hay phát sinh vào ban đêm. Trong sách ghi chép rằng: “Đang đêm, dạ quang thình lình phát sáng, mặt nước đỏ rực, có vô số đăng hỏa vãng lai, các loài ốc, trai, cá mập, nói cười râm ran, bán châu mua gấm, đếm tiền và đong gạo cho đến bình minh. Đúng là hải thị.”

Có nghĩa là, giữa đêm đột nhiên xuất hiện dạ quang trên mặt biển, phản chiếu ánh hồng trên mặt nước. “Giao nhân” là những nhân ngư trong sách cổ, có hình dáng kì quái như những chú ốc, sò… mang theo đèn lồng, mua bán đồ đạc trong “chợ phiên”, cười nói rất ồn ào, tiếp tục cho đến bình minh. Cảnh tượng này rất giống với hà binh giải tướng (quân sò tướng cua) – thủ hạ của Long Vương trong “Tây Du Ký” – đang đùa giỡn nhau.

Nếu ảo ảnh  chỉ đơn giản là một hiện tượng quang học, làm thế nào có thể giải thích sự tồn tại của âm thanh?

Ảo ảnh xuyên việt của cổ nhân

Ngoài ra còn có một loại ảo ảnh mà không thể giải thích bằng lý thuyết về các hiện tượng quang học. Nó là gì?

Ảo ảnh xuất hiện ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc vào tháng 6/2015 dường như đã “xuyên việt” thời cổ đại mà tới. Những gì xuất hiện bên trong không phải là những cao lầu đại hạ, đường phố đông đúc xe cộ hiện đại, mà là sự xuất hiện của đình đài lâu các của Trung Quốc cổ đại, trong đó một số cảnh vật thậm chí còn giống với truyền thuyết thần thoại trong “Nam Thiên Môn”. Nếu ảo ảnh thực sự là do quang tuyến chiết xạ mà tới, thì làm thế nào mà quang tuyến lại chiết xạ được các kiến trúc cổ đại tới hiện đại?

Thật trùng hợp, một cảnh quan ảo ảnh xuất hiện trên biển Aegean ở Hy Lạp vào năm 1954, 2400 nhân chứng vào thời điểm đó nói rằng họ nhìn thấy hình bóng của những chiến binh cổ đại, tựa hồ như là hải tặc Viking, mặc y phục cổ đại và dường như đang giao chiến. Người Viking sống từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 11, rất xa so với năm 1954. Vậy cảnh tượng của những người Viking này được chiết xạ từ đâu?

Ngoài ra, vào ngày 1/6/1988, ngày 14/6 và ngày 17/6, trên biển Penglai đã xuất hiện ảo ảnh nhiều lần, khoảng thời gian lâu nhất kéo dài 6 giờ đồng hồ; khi đó, không ít du khách chứng kiến ​​điều này đã rất ngạc nhiên. Nhiều người nói rằng họ đã nhìn thấy mỹ cảnh thành phố phồn hoa, thiên nhân thiên mã đi tuần du qua lại. Còn có người nói rằng trong ảo ảnh xuất hiện nhiều người trong trang phục cổ đại.

Có người giải thích rằng đây có thể là nơi nào đó đang quay một bộ phim cổ trang, và cảnh quay tình cờ được chiết xạ nhập vào đó. Thật khó để các quốc gia, khu vực, vào thời gian khác nhau đã quay phim và khiến các trường cảnh chiết xạ lên không trung. Ngoài ra, cho đến nay, hầu hết các cảnh xuất hiện trong ảo ảnh đều không thể tìm thấy cảnh gốc tương ứng trong thực tế.

Một ảo ảnh thường kéo dài hàng chục phút đến vài giờ, một số ít kéo dài trong vài ngày, và một số kéo dài thậm chí từ một đến vài năm. Chẳng hạn, “Chương phủ huyện chí tai tường” của Khang Hy có ghi: “Vào năm Gia Tĩnh thứ tám, có ba hải đảo và ba đỉnh núi cạnh nhau, rồi một ngày đột nhiên chúng biến mất trên biển, từ ba ngọn núi hợp thành một lơ lửng trên không trung, vọng chi nhược lâu đài biến huyễn bất thường, ba ngày như vậy.” Có nghĩa là nói trên biển xuất hiện kỳ quan ba đỉnh núi, rồi ba đỉnh núi chìm xuống biển, rồi đột nhiên hợp lại thành một ngọn núi và lơ lửng trên không trung. Mọi người nhìn thấy nó từ xa, phát hiện lâu đài biến ảo trong huyễn cảnh, và nó kéo dài trong ba ngày.

Điều này một lần nữa đặt ra một câu hỏi khó cho thuyết “đại khí chiết xạ” (hay khúc xạ khí quyển), bởi vì nó không thể giải thích tại sao ảo ảnh có thể kéo dài trong ba ngày. Chúng ta biết rằng người hiện đại sử dụng thấu kính quang học mới chỉ vài trăm năm. Để mài một thấu kính không làm biến dạng khung cảnh không hề dễ dàng. Do đó, để đạt được các điều kiện có thể khiến khí quyển chiết xạ được cảnh vật là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi bảo trì điều kiện trên tất cả các phương diện của khí quyển, chẳng hạn như mật độ khí quyển phải bất biến trong vài ngày, điều này là không thể.

Thuyết vũ trụ bình hành (song song)

Vì vậy, ngoài thuyết “đại khí chiết xạ” hay “khúc xạ khí quyển”, người ta đã đề xuất những cách giải thích mới.

Các chuyên gia và học giả từ Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh đã tiến hành một loạt nghiên cứu và phân tích về ảo ảnh, và đề xuất rằng ảo ảnh có thể là huyễn tượng của vũ trụ bình hành (vũ trụ song hành cùng tồn tại ở không gian khác), do thời-không (thời gian và không gian) đan chéo, tạp loạn dẫn đến.

Thuyết vũ trụ bình hành đề cập đến sự tồn tại của nhiều thời-không trong vũ trụ. Mỗi thời-không đều là bình hành, và chiểu theo quy luật riêng của nó mà vận hành. Nhìn chung, giữa các thời-không là không có điểm giao hội, chỉ là thời gian có nhanh có chậm, có tiền có hậu, nhưng tại tình huống đặc thù, có thể xuất hiện điểm giao hội thời-không, phát sinh hiện tượng thời-không tạp loạn.

Nói cách khác, ảo ảnh là thể hiện chân thực của không gian khác, dưới sự vận động của vật chất, tại các điều kiện đặc định, được phản ánh tới không gian này của chúng ta.

Mặc dù thuyết này hiện mới chỉ là một giả thuyết, và chưa thể kết luận, nhưng dùng nó thì mới có thể giải thích được hiện tượng ảo ảnh có mang theo âm thanh, xuyên việt thời gian, và có thể kéo dài vài ngày.

Bất luận là gì, hiện tượng ảo ảnh vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp; vậy theo bạn, bạn cảm thấy nguyên nhân tạo thành ảo ảnh là gì? Mời bạn đến để lại cho chúng tôi một tin nhắn.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version