Đại Kỷ Nguyên

Khoa học vui: 13 điều thú vị ít người biết, nước có thể sôi và đóng băng cùng lúc

(Ảnh: Internet)

Đây là một số kiến thức khoa học đáng kinh ngạc bạn có thể chưa được học trong trường.

Chúng ta được học nhiều điều cao siêu trong trường, như bảng tuần hoàn hóa học, mô hình phân tử DNA hay thuyết tương đối của Einstein.

Các nhà nghiên cứu tại Brazil đang thử nghiệm một phương pháp điều trị mới cho các ca bỏng nặng bằng cách sử dụn

Dưới đây là một số kiến thức khoa học thú vị và đáng kinh ngạc có thể bạn chưa biết. Nếu những bài giảng có thể được xen lẫn vào trong những điều thú vị này, chắc hẳn các môn học khô khan sẽ trở nên thú vị và kích thích trí tò mò hơn rất nhiều.

1. Nước có thể sôi và đóng băng cùng lúc

Nước có thể sôi và đóng băng cùng lúc tại ‘triple point’ (ngã ba của chất lỏng), khi đó nhiệt độ và áp suất là vừa đủ để 3 pha (rắn, lỏng và khí) của một chất đồng thời tồn tại trong môi trường cân bằng nhiệt động.

Video phân tử hữu cơ cyclohexane đóng băng và sôi cùng lúc trong môi trường chân không:

2. Tia laze có thể bị bẫy trong một thác nước

Đây không chỉ là một ví dụ tuyệt vời của hiện tượng phản xạ toàn phần, nó còn cho thấy cơ chế hoạt động của cáp sợi quang (hay cáp quang) để định hướng dòng chảy của ánh sáng.

3. Tàu không gian bay về phía rìa Hệ Mặt Trời nhanh hơn chúng ta tưởng

Chúng ta đều biết tên lửa bay rất nhanh, và không gian vũ trụ thì quá rộng lớn. Nhưng đôi lúc khi bàn luận về khoảng thời gian để đi đến các khu vực xa xôi trong Hệ Mặt Trời (VD: 8 tháng để cập bến Sao Hỏa), chúng ta có thể cảm thấy dường như tàu vũ trụ đang “bò lết” đến đó.

Đừng để khoảng thời gian “dài đằng đẵng” đó đánh lừa bạn. Sự thực là tàu vũ trụ đang bay rất, rất nhanh, vượt quá sức hình dung của mọi người. Chẳng qua không gian vũ trụ quá rộng, nên cần một khoảng thời gian nhất định để đi đến các địa điểm khác nhau trong không gian. Video dưới đây minh họa cho điều này, khi so sánh vận tốc của tàu thăm dò Sao Diêm Vương New Horizons của NASA, so với chiếc Boeing 747 và chiếc máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới hiện nay là SR-71 Blackbird.

Video:

4. Dưới nước, quả trứng gà trông rất giống con sứa biển

18 m bên dưới mặt biển, áp suất lên ruột trứng gà gấp 2,8 lần áp suất khí quyển, nên như thể sẽ có một lớp vỏ trứng vô hình ôm giữ thành phần ruột trứng bên trong, không để nó phân tán thành nhiều mảnh nhỏ.

5. Một cách chứng minh định lý Pytago vô cùng đơn giản bằng chất lỏng

Bạn không hiểu lắm khi thầy cô giảng về mối liên hệ giữa các cạnh trong tam giác vuông là a2 + b2 = c2 theo định lý Pytago? Một cách chứng minh cực kỳ đơn giản và dễ hiểu là sử dụng chất lỏng.

6. Đây là điều sẽ xảy ra khi một hố đen nuốt chửng một ngôi sao

Khi một ngôi sao bị hút vào hố đen, một chùm plasma khổng lồ phóng ra. Cụ thể, “khi một ngôi sao bị xé vụn bởi lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen, một phần tàn dư của ngôi sao rơi vào hố đen, trong khi phần còn lại phóng ra với tốc độ cao”, theo giải thích của nhà nghiên cứu Suvi Gezari từ Đại học Johns Hopkins.

7. Với thủ thuật này, bạn có thể nhìn mà không cần đến kính

Theo trang MinutePhysics, nếu chẳng may bạn quên kính ở nhà, tất cả những gì bạn cần làm là cuộn tròn lòng bàn tay để tạo ra một lỗ ống nhòm nhân tạo, giúp hội tụ ánh sáng vào phần võng mạc. Tất nhiên, nó không thể cho cho bạn một thị lực 20/20, nhưng đây là một bước khởi đầu tốt nếu bạn không mang theo kính bên mình.

8. Đây là quá trình khuôn mặt hình thành trong bụng mẹ

Sự phát triển của phôi thai là một quá trình vô cùng phức tạp, và các nhà khoa học mới chỉ bước đầu nắm bắt được nó. Nhưng một điều họ biết được là quá trình phôi gấp nếp lại để tạo ra cấu trúc khuôn mặt người trong dạ con.

9. Bẻ khớp ngón tay không nhất định là tệ

Một nhà nghiên cứu đã bẻ khớp ngón tay của một bàn tay duy nhất trong 60 năm nhưng không nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào của chứng viêm khớp giữa hai bàn tay vào cuối đợt thí nghiệm.

Tìm hiểu thêm trong video dưới đây:

10. Một đợt gió Mặt Trời duy nhất có thể giải phóng năng lượng bom nguyên tử tương đương 100 triệu tấn TNT (Quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945 có đương lượng nổ 13 nghìn tấn TNT)

Và chúng xảy ra không ngừng.

11. Dù rơi tự do trong tư thế nào, loài mèo sẽ luôn tiếp đất bằng chân (không phải bằng vai, hay bất kỳ phần nào khác)

Như đoạn video quay chậm dưới đây của trang Smarter Every Day cho thấy, loài mèo thực ra vận dụng hai nửa thân thể một cách độc lập để đảm bảo sự xoay tròn thân mình nhanh chóng (đừng thử ở nhà).

Video full ở đây:

12. Cơ hội sinh tồn của bạn lớn hơn khi lựu đạn nổ trên mặt đất thay vì dưới nước

Những quả bóng bay đó là gì? Đó là điều sẽ xảy ra với lá phổi của bạn nếu một vụ nổ xảy ra dưới nước, ngay gần chỗ bạn bơi.

Video full:

13. Nếu bạn xoay tròn quả bóng và thả rơi, nó sẽ bay

Quả bóng thật sự bay nhờ hiệu ứng Magnus.

Hình minh họa hiệu ứng Magnus lên quả bóng. (Ảnh: Internet)

Trong ví dụ trên, có hai dòng không khí tác động đến quả bóng. Phần khí chuyển động thuận theo quả bóng sẽ tăng vận tốc và cuốn quả bóng theo, phần không khí chuyển động ngược hướng quay sẽ tác động một lực đẩy lên quả bóng, khiến nó bay ra xa. Nói cách khác, quả bóng sẽ bay theo hướng vuông góc với khối không khí đang chuyển động ngược hướng quay, được biểu thị bằng lực F như trong hình.

Xem thêm:

Quý Khải

Xem thêm:

Exit mobile version