Bán kính của mặt trời lâu nay được cho là vào khoảng 695.700 km, nhưng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ con số này không chính xác
Do sự biến động liên tục và độ sáng đáng kinh ngạc, mặt trời là một vật thể rất khó đo lường chính xác. Nó không có một ranh giới cố định, mà là một thứ gì đó lỏng và có phần vô thực.
Hiện nay, bán kính mặt trời được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) xác định là vào khoảng 695.700 km, dựa trên một nghiên cứu năm 2008. Giống như các mặc định trước đây, phương pháp này đo đến viền của bức ảnh chụp mặt trời, tương ứng vùng sáng mà chúng ta còn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Với cường độ sáng kinh ngạc, việc đo kích thước thực của mặt trời là việc không hề đơn giản (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, Xavier Jubier – một người đam mê nhật thực cho rằng đó là một con số nhầm lẫn. Người đàn ông đã dành phần lớn thời gian của mình để tạo ra những mô hình mô phỏng cực kỳ chính xác về nhật thực và nguyệt thực này nhận thấy rằng khi các hiện tượng xảy ra trong thực tế, vị trí của mặt trăng trước Mặt Trời thường hơi khác so với những gì các mô hình của ông dự đoán, đồng nghĩa với việc các tham số có thể đã có sai sót.
Bằng các phương pháp kiểm tra toán học, ông kết luận rằng giải thích hợp lý duy nhất là bán kính của mặt trời phải lớn hơn vài trăm cây số so với con số được IAU đưa ra.
Mặt trời được cho là lớn hơn đáng kể so với các tính toán trước đây, nhưng vẫn chỉ là một hạt bụi giữa thiên hà (Ảnh: Internet)
Điều này là hoàn toàn có thể bởi trong thực tế, mặc dù, các phép đo ảnh quang quyển ngày càng chính xác hơn theo thời gian, nhưng vẫn có một sai số nhất định.Bản thân con số 695.658 km được IAU đưa ra dựa trên nghiên cứu năm 2008 cũng đi kèm với một sai số khoảng 140 km. Các mô hình của Jubier cho thấy giá trị lớn hơn một chút so với điều này và tái khẳng định luận điểm “ Mặt trời lớn hơn chúng ta nghĩ.”
Tất nhiên, nếu so sánh với UY Scuti – ngôi sao lớn nhất chúng ta từng biết đến với bán kính lên tới 2,13 tỷ km, tương đương 3.060 lần mặt trời thì việc sở hữu một bán kính lớn hơn vài trăm kilomet không khiến mặt trời của chúng ta trở lên đáng kể trong vũ trụ mênh mông vô tỉ ngoài kia. Có điều, xem xét lại kích thước của mặt trời là một việc làm cần thiết để đảm bảo tính chính xác cho các nghiên cứu và mô hình dự đoán trong tương lai.
Hoài Anh
Xem thêm:
- Mặt Trời đang phình to và có thể nuốt chửng Trái Đất trong… vài tỉ năm nữa
- NASA có phát hiện đột phá: Hệ Mặt trời mới với 7 hành tinh phù hợp với sự sống
- Lời giãi bày bất ngờ của một ‘cao nhân’ – Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người