Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn 4.000 năm không lời giải xung quanh các Kim tự tháp Ai Cập

Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Internet)

Đại kim tự tháp Giza được cho là đã được xây dựng bởi nền văn minh Ai Cập cổ đại cách đây khoảng 4.500 năm trước, tuy nhiên có nhiều người cho rằng nó đã được xây dựng cách đây khoảng vài chục nghìn năm về trước.

Đại kim tự tháp là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại trong trạng thái (gần như) nguyên vẹn, và nó đã được nhìn nhận là một công trình hoàn hảo, cho tới khi các nhà khảo cổ học tiến hành một nghiên cứu mới cho thấy rõ ràng kim tự tháp này có một lỗi nhỏ trong xây dựng.

Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Internet)

Theo các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát ở đây, có một lỗi trong xây dựng khiến một cạnh của kim tự tháp dài hơn cạnh còn lại.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã đo đạc phần đáy của công trình này và phát hiện ra rằng nó không phải là một hình vuông hoàn hảo, khiến kim tự tháp này hơi nghiêng sang một bên. Đứng đầu nghiên cứu này là kỹ sư Glen Dash và nhà Ai Cập học, TS Mark Lehner, người đã đi đến kết luận rằng cạnh phía tây của Đại kim tự tháp này hơi dài hơn một chút so với cạnh phía đông.

Kỹ sư Glen Dash đứng trước Đại kim tự tháp Giza trong một cuộc khảo sát vào năm 2006. (Ảnh: Internet)

Xét đến quy mô của Đại kim tự tháp, đây có thể được coi là một lỗi nhỏ. Bất chấp khuyết điểm nhỏ này, các nhà nghiên cứu tin rằng Đại kim tự tháp Giza đã được xây dựng với một mức độ chính xác ấn tượng.

“Phần đáy kim tự tháp không quá vuông”, kỹ sư Dash, một thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Lớp vỏ bên ngoài được hợp thành từ 144.000 tảng đá bao, tất cả chúng đều được đánh bóng loáng và bằng phẳng đến 1/100 của một inch (1 inch = 2,54 cm), với độ dày khoảng 100 inch (254 cm) và khối lượng khoảng 15 tấn mỗi tảng đá. Những tảng đá bao này phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên kim cương. Tuy nhiên chúng không còn hiện hữu ở đó vì đã bị người Ả rập sử dụng để xây dựng các đền thờ Hồi giáo sau khi một trận động đất làm nới lỏng rất nhiều trong số chúng vào thế kỷ 14.

Người ta cho rằng kim tự tháp nguyên gốc với các tảng đá bao sẽ đóng vai trò như những tấm gương (4 tấm gương) khổng lồ với khả năng phản chiếu ánh sáng cực kỳ mạnh mẽ đến nỗi trông tựa như một vì sao sáng trên Trái Đất nếu được quan sát từ trên Mặt Trăng. Chính vì vậy, người Ai Cập cổ đại đã gọi Đại kim tự tháp là “Ikhet”, nghĩa là “Ánh sáng Huy hoàng”. Làm cách nào những khối đá này được vận chuyển và lắp ráp thành một kim tự tháp vẫn còn là một ẩn đố chưa có lời giải.

Hình minh họa Đại kim tự tháp nguyên gốc với các tảng đá vôi bao bọc bên ngoài. (Ảnh: Internet)
Đại kim tự tháp nguyên gốc có thể phản chiếu ánh sáng và trông giống một vì sao sáng trên Trái Đất nếu được quan sát từ trên Mặt Trăng. (Ảnh: Internet)
Cận cảnh hiện trạng của Đại kim tự tháp Giza ngày nay. Lớp đá vôi bao bên ngoài đã không còn sau khi được người Ả Rập sử dụng để xây đền thờ Hồi giáo. (Ảnh: Internet)

Trong tình trạng thiếu vắng các tảng đá bao ngày nay, việc thu thập các số đo chính xác của Đại kim tự tháp sẽ thật sự là một thách thức đối với các nhà khoa học. Các số đo kích thước tương đối từng được đưa ra bởi nhà Ai Cập học người Anh Flinders Petrie (1853-1942).

Để xác định chiều dài các cạnh nguyên gốc của Đại kim tự tháp, TS Lehner và nhóm của ông đã tìm kiếm các dấu vết trong các tảng đá bao. Họ đã lần theo đường viền bao quanh của lớp đá bao bên ngoài vốn chiếm 54 trong tổng số 920 m chiều dài chu vi kim tự tháp hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 84 điểm đánh dấu dọc theo chu vi của đường cơ sở nguyên gốc (baseline), và từ đó họ có thể thu thập được một đường phù hợp nhất (line of best fit) để rồi lần theo đường cơ sở nguyên gốc bao xung quanh kim tự tháp với một khoảng tin cậy 95% (confidence interval), nghĩa là có đến 95% khả năng đường cơ sở nguyên gốc rơi vào khoảng giữa hai đường: giới hạn trên và giới hạn dưới.

Casing stone: đá bao; Casing edge: cạnh bao; Platform stone: đá bệ; Platform top outer edge: cạnh bên trên ngoài cùng của bệ đá. (Ảnh: Glen Dash Foundation)
Casing: tảng đá bao; Platform: bệ kim tự tháp; Confidence interval: khoảng tin cậy; western best fit platform line: đường phù hợp nhất của bệ kim tự tháp ở cạnh phía Tây; northern best fit platform line: đường phù hợp nhất của bệ kim tự tháp ở cạnh phía Đông; western best fit casing line: đường bao phù hợp nhất ở cạnh phía Tây; northern best fit casing line: đường bao phù hợp nhất ở cạnh phía Đông. (Ảnh: Glen Dash Foundation)

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp thống kê gọi là “phân tích hồi quy tuyến tính” (linear regression) để xác định chiều dài tương đối của các cạnh là 230,363 m.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lên đến 14,9 cm khiến cạnh phía Tây của Đại kim tự tháp Giza dài hơn một chút so với cạnh phía Đông.

Kỹ sư Dash đã viết: ‘Các số liệu cho thấy người Ai Cập đã sở hữu một trình độ kỹ thuật ấn tượng so với thời của họ. Chúng tôi hy vọng rốt cục có thể tìm hiểu xem làm thế nào những người Ai Cập có thể xây dựng kim tự tháp với độ chính xác đến như vậy, với hy vọng có thể hiểu biết nhiều hơn về các dụng cụ và công nghệ họ có trong tay [vào thời đó]’.

Kỹ sư Glen Dash và một thành viên nhóm nghiên cứu của ông. (Ảnh: Rebecca Dash / Glen Dash Foundation / Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại)

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lại tin rằng cái lỗi nhỏ này trên thực tế là có chủ đích chứ không phải một sai sót đơn thuần.

Để hiểu tại sao, chúng ta cùng xem xét giả thuyết của Livio Catullo Stecchini (1913-1979), giáo sư ngành lịch sử cổ đại tại trường Cao đẳng Sư phạm Paterson (nay là Đại học William Paterson). GS Stecchini có các tác phẩm về lịch sử khoa học, các hệ thống đo lường cổ đại, và lịch sử của ngành vẽ bản đồ thời cổ xưa. GS Stecchini nổi tiếng với các lý thuyết thần số học của ông, trong đó thảo luận về các số đo kích thước của Đại kim tự tháp.

Vào những năm 1960 GS Stecchini đã viết về các sự sai lệch rõ ràng được phát hiện trong trục bắc-nam của Đại kim tự tháp và mục đích ẩn sau điều này.

GS Stecchini nói rằng phần đáy của Đại kim tự tháp đã được thiết kế hơi khác biệt với một hình vuông hoàn hảo và rằng mục đích đằng sau nó có liên hệ nào đó với hai số π và φ.

Như GS Stecchini từng tuyên bố, trục thẳng hàng của cạnh phía Tây Đại kim tự tháp đã được các kiến trúc sư vẽ trước, sau đó họ mới vẽ phác cạnh phía Bắc để nó vuông góc hoàn hảo với cạnh phía Tây. Tuy nhiên, cạnh phía đông đã được chủ định đặt tại một góc lớn hơn 3 phút góc (1 phút góc bằng 1⁄60 độ), do đó tạo thành một cạnh lớn hơn.

Nói cách khác, số đo góc phía đông bắc nên là 90 ° 03 ’00 “, thay vì 90 °. Còn đối với cạnh phía nam của Đại kim tự tháp, người ta ước tính nó có số đo lớn hơn góc vuông 30 giây góc (1 giây góc bằng 1⁄60 phút góc) , nên góc phía tây nam sẽ có số đo 90 ° 00 ’30. Theo phân tích của GS Stecchini, không phải tất cả các cạnh của Đại kim tự tháp đều được xây dựng với các góc tương đồng và chính xác.

Tuy nhiên, GS Stecchini cũng đã nghiên cứu một đường thẳng nhỏ trên sàn của đáy Đại kim tự tháp, nằm gần trung tâm của cạnh phía Bắc. Một số tác giả cho rằng đây chính là trục bắc-nam nguyên gốc của Đại kim tự tháp.

Các số liệu cho thấy trục đường thẳng nằm tại 115.090 m trong góc phía tây bắc, và 115.161 m trong góc phía đông bắc, nên dường như hơi cách xa phía trung tâm. Sự khác biệt điển hình này thường hay bị nhìn nhận là do sai sót của con người.

Tuy nhiên, GS Stecchini đã kết luận rằng đây không phải là một sai sót. Thay vào đó, trục bắc-nam của Đại kim tự tháp đã được cố ý bố cục lệch. Do đó, đỉnh kim tự tháp cũng đã được bố cục lệch một cách có chủ đích về phía Tây khoảng 35,5 mm. Do đó, mỗi cạnh của Đại kim tự tháp có một góc hơi khác biệt so với các cạnh còn lại.

Hóa ra sự khác biệt giữa các mặt của Đại kim tự tháp đã cho phép kết hợp cả số π và φ trong thiết kế bên trong của nó. Cạnh phía tây của Đại kim tự tháp đã được thiết kế với số π, trong khi cạnh phía bắc thì được thiết kế với số φ.

Trong quá khứ, lý thuyết được GS Stecchini đề xuất đã bị phủ nhận và xếp vào loại giả khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi kỹ sư Dash và TS Lehner trên thực tế có thể chứng minh rằng Đại kim tự tháp Giza thậm chí còn ‘hoàn hảo’ hơn chúng ta tưởng.

Hai số π và φ trong cấu trúc của Đại kim tự tháp. (Ảnh: Internet)
Chi tiết hai số π và φ trong cấu trúc của Đại kim tự tháp. (Ảnh: Internet)

Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version