Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Gần đây, sau vụ đại hỏa hoạn ở Quý Châu, rất nhiều ngôi “kim tự tháp” đã hiện thân!

Lửa thiêu ra kim tự tháp

Những “kim tự tháp” này đều nằm ở huyện An Long, Quý Châu. Sau khi ngọn lửa thiêu rụi toàn bộ cây cối trên núi, những ngọn núi này đều hiển ra hình dạng của kim tự tháp, với hình vuông đều ở đáy, và phần đỉnh trình hiện hình tam giác. Đánh giá từ các bức ảnh, nó có tới 80% tương tự với các kim tự tháp ở Ai Cập.

Các chuyên gia giải thích rằng, sở dĩ các ngọn núi xuất hiện hình nón, là do trong kỷ Triassic hơn 200 triệu năm trước, phần lớn diện tích Quý Châu nằm dưới đáy biển. Đá ở những ngọn núi này là dolomite, một chất hòa tan trong môi trường đại dương, sau nhiều năm bị nước biển xói mòn, một địa hình giống như kim tự tháp đã được hình thành tự nhiên.

Tuy nhiên, phần lớn cư dân mạng không tin nhận định này. Họ nói rằng những ngọn núi hình nón này rất đều đặn, nên trông chúng không hề giống như bị nước biển xói mòn một cách ngẫu nhiên. Mọi người đều đã đến Quý Châu để xem kim tự tháp, nói rằng so với các kim tự tháp ở Ai Cập, thì “Kim tự tháp” ở Quý Châu còn cao hơn.

Một số cư dân mạng cho rằng, tại nơi bí ẩn cao nguyên Vân Nam-Quý Châu, không phải ngày nay người ta mới phát hiện ra các kim tự tháp. Hồ Phủ Tiên, một hồ nước nổi tiếng trên mạng ở Ngọc Khê, Vân Nam, có một kim tự tháp dưới nước cao 21 mét trong hồ. Chúng tôi cũng đã giới thiệu nó trong một chương trình trước đây. Kim tự tháp này nằm trong một thành phố cổ dưới nước. Hiện vẫn chưa rõ thành cổ này được xây dựng và rơi xuống nước khi nào. Một số chuyên gia tin rằng, xét theo phong cách kiến ​​​​trúc của cổ thành và các văn tự cổ được tìm thấy trong thành, thành cổ lẽ ra đã tồn tại trước trận đại hồng thủy được nhắc đến trong Kinh Thánh, thuộc về một nền văn minh thời tiền sử.

Người tộc Di sống ở cao nguyên Vân Nam-Quý Châu cũng có tập tục xây dựng các đài cao hình kim tự tháp để thờ cúng. Những đài cao này thường được gọi là Thiên phần, tuy quy mô không lớn nhưng lại rất giống với các kim tự tháp của người Maya ở Mỹ. Lịch sử của người tộc Di có thể bắt nguồn từ 8.000 năm trước. Nghe nói tộc Xi Vưu đã thống trị vùng đất Trung Hoa vào thời kỳ đó. Họ là hậu duệ của Xi Vưu. Bạn có thể hỏi, những ngọn núi hình nón ở An Long này có phải cũng là những kim tự tháp được kiến tạo bởi một nền văn minh tiền sử nào đó? Thật sự rất khó để nói.

Trên thực tế, kim tự tháp không chỉ của riêng người Ai Cập. Sự thực là kim tự tháp hay các kiến trúc hình kim tự tháp đã được tìm thấy ở các nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới.

Chẳng hạn, Angkor Wat ở Campuchia được coi là kỳ quan thứ tám của thế giới.

Ngôi đền bí ẩn Angkor Wat

Angkor Wat được xây dựng vào thế kỷ 14 sau Công Nguyên, nổi tiếng với sự tráng lệ về kiến ​​trúc. Đây là ngôi đền lớn nhất thế giới.

Trung tâm của kiến trúc là một bệ hình chữ nhật ba tầng được bao quanh bởi các tu viện. Các lớp được xếp chồng lên nhau và có hình dạng giống như kim tự tháp, tượng trưng cho núi Tu Di, nằm ở trung tâm thế giới trong thần thoại Ấn Độ. Trên bệ đài có năm ngôi chùa xếp theo hình hoa mận năm cánh, tượng trưng cho năm đỉnh núi Tu Di. Ngọn tháp cao nhất đứng ở trung tâm quảng trường, có chiều cao hơn 60 mét.

Nền của ngôi đền hình vuông, bốn mặt quay về bốn hướng đông, tây, bắc, nam giống hệt như các kim tự tháp ở Ai Cập.

Không chỉ vậy, Angkor Wat còn được xây dựng bằng những tảng đá khổng lồ. Chúng không lớn bằng những tảng đá ở các kim tự tháp Ai Cập, nhưng trọng lượng trung bình cũng lên tới một tấn rưỡi. Toàn bộ công trình cần hơn năm triệu viên đá. Và cũng giống như phương pháp xây dựng của kim tự tháp, những tảng đá này được xếp chồng lên nhau từng lớp, chúng được kết hợp vô cùng hoàn hảo với nhau, không có đường nối hay vữa nào được sử dụng làm chất kết dính.

Ở thời đại không có cần cẩu, làm sao những tảng đá nặng hơn một tấn này có thể được nâng lên độ cao hàng chục mét, và xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo chỉ bằng sức người? Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là, một kỹ sư hiện đại từng ước tính rằng, dựa trên quy mô xây dựng của Angkor Wat, sẽ phải mất 300 năm để hoàn thành, nhưng triều đại Angkor nhỏ bé lại chỉ mất 35 năm để hoàn thành, đó là một tốc độ đáng kinh ngạc. Tất cả những bí ẩn này đã khiến các nhà khảo cổ bối rối.

Sau đó, họ phát hiện nhiều tảng đá có lỗ tròn đường kính khoảng 2,5 cm và sâu 3 cm. Theo truyền thuyết dân gian Campuchia, những lỗ tròn đó chính là dấu ngón tay do người khổng lồ để lại. Những viên đá này liệu có phải được người khổng lồ mang lên không?

Chúng tôi cũng đã giới thiệu trước đó rằng tộc người khổng lồ đã từng tồn tại. Tộc Khoa Phụ được ghi lại trong “Sơn Hải Kinh”, và những họa tượng của người khổng lồ trong các ngôi đền Ai Cập đều là những bằng chứng xác thực. Angkor Wat từng bị bỏ hoang trong rừng rậm, nên nhiều tài liệu lịch sử đã bị thất lạc. Không thể xác minh liệu ngôi đền khổng lồ này có phải được xây dựng với sự giúp đỡ của những người khổng lồ, hay toàn bộ kiến trúc này là được mở rộng từ nền móng của một ngôi đền khổng lồ hình kim tự tháp thời tiền sử, hiện tại không thể xác minh được. Chỉ còn lại kiến trúc bí ẩn này, nó không chỉ khiến người ta kinh ngạc, mà còn khơi dậy trí tưởng tượng vô hạn của con người.

Một ví dụ khác là Tháp Babel trong Kinh Thánh.

Truyền thuyết về tháp Babel

Kinh Thánh nói rằng, vào thời cổ đại, mọi người đều nói cùng một ngôn ngữ. Vì ngạo mạn, nhân loại bắt đầu xây dựng Tháp Babel với mong muốn “thông thẳng tới thiên đường”. Chiều cao của tòa tháp đạt tới “5.433 cubit và 2 lòng bàn tay” (Trong: Jubilees 10:21) Khái niệm này là gì? Nó cao gần 2.700 mét, cao gấp ba lần chiều cao của Burj Khalifa, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hiện nay.

Thật tiếc là tòa tháp chưa bao giờ được xây dựng. Để trừng phạt sự ngạo mạn của loài người, Thượng Đế đã làm xáo trộn ngôn ngữ của con người. Nếu mọi người không thể giao tiếp với nhau, thì tòa tháp sẽ không xây dựng được. Tòa tháp chưa hoàn thành đã bị bỏ hoang.

Trong nền văn minh Sumer cổ đại ở Trung Đông cổ lão cũng có một truyền thuyết tương tự như Tháp Babel, kể rằng Enmarks, người cai trị thành Uruk, muốn xây dựng một ngôi đền khổng lồ, đã kêu gọi người Arata ở Pháp đóng góp của cải để giúp xây dựng. Nhưng hai bên ngôn ngữ bất đồng, làm sao đây? Ông đọc một câu thần chú, cầu xin Thần khôi phục lại tính thống nhất trong ngôn ngữ nhân loại, nói rằng ông nguyện mọi người khắp thiên hạ sẽ “gọi Thần bằng một ngôn ngữ”.

Thật không may, Thần đã không đáp ứng yêu cầu của ông, và ngôi đền không bao giờ được xây dựng. Nhưng Babylon, sau này thay thế nền văn minh Sumer, thực sự đã xây dựng được một ngôi đền tráng lệ. Đây là Đền Etemenanki. Ngôi đền cao 91 mét này cũng là một công trình kiến ​​trúc hình kim tự tháp với tổng cộng 7 tầng. Điều đáng chú ý là nó được xây dựng lại từ nền móng của một ngôi đền rất lớn bị bỏ hoang từ thời cổ đại. Một số nhà sử học tin rằng, ngôi đền cổ này hẳn là Tháp Babel.

Ngôi đền Etemenanki đã bị Alexander Đại đế phá hủy vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, và tàn tích của nó đã không được khai quật cho đến thế kỷ 19. Mọi người đều thốt lên rằng, hóa ra ngôi đền Etemenanki huyền thoại thực sự tồn tại. Vậy lẽ nào Tháp Babel, tiền thân của ngôi đền này, là chân thực tồn tại, và câu chuyện về Tháp Babel có khả năng là sự thật?

Về vấn đề này, giới khảo cổ chia thành hai nhóm. Về cơ bản, những người tín Thần tin rằng Tháp Babel thực sự tồn tại, trong khi những người không tín Thần cho rằng mọi thứ chỉ là truyền thuyết.

Trên thực tế, truyền thuyết về Tháp Babel không chỉ được lan truyền ở Trung Đông, mà còn ở châu Mỹ xa xôi.

Truyền thuyết về tháp Babel ở Mỹ

Truyền thuyết kể rằng khi tia nắng Mặt Trời lần đầu tiên chiếu đến Trái Đất, những người khổng lồ bắt đầu đuổi theo Mặt Trời. Khi không bắt kịp Mặt Trời, họ xây một tòa tháp thông lên trời. Một vị vua trên thiên đường tức giận đến mức ra lệnh cho các thiên binh thiên tướng của mình phá hủy tòa tháp và xua đuổi những người khổng lồ.

Điều kỳ diệu của truyền thuyết này là nó kết hợp khéo léo truyền thuyết Khoa Phụ đuổi theo Mặt Trời của phương Đông với truyền thuyết phương Tây về Tháp Babel. Phải chăng rất nhiều năm trước, thế giới này đã từng là một “ngôi làng toàn cầu”? Người cổ đại có Internet riêng, có thể trao đổi thông tin với những người ở cách xa hàng ngàn dặm?

Những điểm tương đồng giữa lục địa châu Mỹ và lục địa Á-Âu không chỉ thể hiện trong truyền thuyết. Hầu như tất cả người dân bản địa ở đó, dù là người Maya, người Inca hay người Aztec, đều rất quan tâm đến việc xây dựng kim tự tháp. Một số học giả cho rằng chỉ riêng ở Mexico có thể có tới 100 ngàn kim tự tháp, mặc dù một số có quy mô rất nhỏ.

Nổi tiếng nhất trong số này là các điểm tham quan nổi tiếng trên Internet ở Mexico, Kim tự tháp Mặt trời và Kim tự tháp Mặt trăng trong tàn tích Teotihuacán. So với Đại Kim Tự Tháp của Ai Cập, hai kim tự tháp này có quy mô nhỏ hơn, công năng là để tế lễ, không phải để làm lăng mộ. Tuy nhiên, chúng cũng giống như các kim tự tháp Ai Cập, với bốn mặt hướng về phía đông, phía nam, phía tây và phía bắc. Kim tự tháp Mặt trời hướng về phía đông và phía tây, còn Kim tự tháp Mặt trăng hướng về phía bắc và phía nam.

Kim tự tháp đã được tìm thấy không chỉ ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ mà còn ở lục địa Châu Âu. Đó là quần thể kim tự tháp ở Bosnia, Châu Âu.

Kim tự tháp ở Bosnia

Có một ngọn núi tên là Visošica ở Bosnia. Bề ngoài của nó có kim tự tháp vuông vắn hoàn mỹ, nhưng lại được bao phủ bởi những tán cây tươi tốt khiến nó trông như một ngọn núi.

Cho đến năm 2005, doanh nhân người Mỹ gốc Bosnia Semir Osmanagić đã đến thăm ngọn núi này, cảm thấy ngọn núi này càng nhìn càng giống một kim tự tháp. Sau đó, ông tổ chức cho các nhà khảo cổ đào bới, phát hiện ngọn núi này cùng 4 đỉnh núi gần đó có lẽ là 5 kim tự tháp khổng lồ.

Đầu tiên họ phát hiện những phiến đá sa thạch được chế tác từ nguyên liệu cát và sỏi. Những phiến đá này có hình dạng rất đều đặn và có bề mặt được đánh bóng, nhẵn mịn. Tuy nhiên, loại đá này không được sản xuất tại địa phương, những phiến đá này có lẽ được vận chuyển từ nơi khác về.

Thứ hai, có những bệ đối xứng trên núi dẫn đến kim tự tháp. Những bệ này rõ ràng được tạc bằng tay. Một nữa là hướng của kim tự tháp cũng đồng dạng như kim tự tháp Ai Cập, bốn mặt của nó quay về bốn hướng đông nam tây bắc. Ở phía bắc là lối vào chính của nó. Ngoài ra, còn có những lối đi ngầm dưới núi nối liền với các kim tự tháp khác. Điều này cũng rất giống với các quần thể kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu Đức phát hiện di tích hoạt động của con người cách đây 9.000 năm. Một nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích lớp đất bao phủ kim tự tháp, kết quả cho thấy lớp đất này đã 12.000 năm tuổi. Dựa vào đó, họ suy đoán rằng những kim tự tháp này có niên đại khoảng 12.000-26.000 năm tuổi. Kết quả này đã gây sốc cho toàn bộ cộng đồng khảo cổ. Nếu những đỉnh núi này thực sự là kim tự tháp, thì đỉnh lớn nhất, núi Visosika, cao 220 mét, cao hơn nửa cái đầu so với Kim tự tháp Khufu cao 146 mét. Bốn kim tự tháp còn lại cũng có kích thước không hề nhỏ. Vào thời tiền sử cách đây 12.000 năm, làm sao tổ tiên chúng ta, những người ăn lông ở lỗ, lại có thể hoàn thành được những công trình xây dựng vĩ đại như vậy? Vì vậy, giới khảo cổ học ngay lập tức phản đối, cho rằng đó là “ngụy khảo cổ”, và do Semir Osmanagić cường điệu hóa làm ra.

Không chịu thua kém, Osmanagic đã tổ chức một nhóm tiến hành khai quật sâu, đồng thời phát triển các dự án du lịch cho mọi người đến tham quan, cho biết mọi người có thể dùng chính mắt mình để đánh giá xem điều đó là đúng hay sai. Trên thực tế, có rất nhiều di tích lịch sử trên Trái Đất đều chỉ hướng tới văn minh tiền sử. Chúng tôi đã giới thiệu rất nhiều trong số đó trong các video trước. Có lẽ các kim tự tháp ở Bosnia là một trong số đó.

Kim tự tháp Nam Cực

Không chỉ ở năm châu, một số người thậm chí còn phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực. Kể từ năm 2013, tọa độ như vậy đã được lưu hành trên Internet: 79°58’40.1″S 81°57’19.0″W. Nhập các tọa độ này vào Google Maps, bạn sẽ thấy ba kim tự tháp, một lớn và hai nhỏ. Sự sắp xếp rất giống với ba kim tự tháp lớn ở Giza, Ai Cập. Và giống như nhiều kim tự tháp, bốn mặt của tháp hướng về phía đông nam tây bắc.

Một số người cho rằng chúng chỉ là ba ngọn núi, và việc chúng trông giống như kim tự tháp chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của tự nhiên. Nhưng một số người cho rằng đây cũng có thể là kim tự tháp được người tiền sử xây dựng. Nhìn xa hơn về phía trước, nếu Trái Đất thực sự có tuổi đời khoảng 4,6 tỷ năm, thì lịch sử loài người rất có khả năng không chỉ là vài nghìn năm.

Các nghiên cứu chỉ ra, rằng Ai Cập đã thay đổi từ khí hậu rừng mưa nhiệt đới sang khí hậu sa mạc chỉ trong vài nghìn năm. Nếu khí hậu Trái đất thay đổi nhanh chóng như vậy, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi khí hậu Nam Cực đã thay đổi đáng kể trong hàng ngàn năm qua. Sự đảo ngược các cực từ của Trái Đất và sự trôi dạt của các mảng lục địa có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ về khí hậu ở Nam Cực. Lẽ nào đã có một nền văn minh thịnh vượng ở Nam Cực trước khi nó bị đóng băng?

Kim tự tháp sao Hỏa

Không chỉ trên Trái Đất, dấu vết của kim tự tháp cũng đã được tìm thấy trên sao Hỏa. Năm 1987, khi các nhà khoa học Liên Xô kiểm tra các bức ảnh chụp sao Hỏa, họ phát hiện ra 11 kiến trúc giống kim tự tháp, cũng có hướng đông tây nam bắc. Sau này, sau khi các nhà khoa học Mỹ xử lý lại bức ảnh bằng máy tính, ngoài 11 kim tự tháp, 19 tòa kiến trúc và những con đường phức tạp cũng bị cô lập, cùng một hình vuông hình tròn có đường kính 1km, rộng bằng một thành phố lớn. Tất nhiên, giống như khuôn mặt người sao Hỏa được lan truyền rộng rãi, cho đến nay, đây chỉ là kết quả phân tích ảnh. Chuyến đi thực địa có thể phải đợi rất lâu sau đó. Nhưng nếu đây chỉ là sự trùng hợp thì thật kinh người.

Từ góc nhìn này, phải chăng những ngọn núi hình kim tự tháp ở Quý Châu cũng là những kim tự tháp được người tiền sử xây dựng? Nó không phải là không thể.

Nhà địa chất người Mỹ Robert Milton Schoch từng sử dụng bằng chứng địa chất để lập luận rằng, tượng Nhân sư tồn tại cách đây 12.000 năm. Ông cho biết, đối với các kim tự tháp, nếu ngôn ngữ thực sự được thống nhất vào thời điểm đó, và một ngôn ngữ lan rộng khắp Trái Đất từ ​​một điểm, liệu các kim tự tháp cũng lan rộng khắp thế giới theo ngôn ngữ đó?

Người xưa có câu rằng: “Thiên hạ đại thế, phân cửu tất hợp, hợp cửu tất phân”, ý tứ là nói, xu thế chung của thế giới là chia rẽ lâu sẽ hợp lại, hợp lại lâu sẽ chia cắt. Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia, và mỗi người nói những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều dự đoán rằng “Thế giới đại đồng” mà Khổng Tử hằng mong ước sẽ sớm thành hiện thực, thế giới thống nhất đang ở ngay trước mắt. Đều nói lịch sử là lặp lại, nếu điều này là sự thật, thì “thế giới đại đồng” này đã được lặp lại bao nhiêu lần trong hàng trăm triệu năm qua?

Có phải những kim tự tháp này nằm rải rác trên khắp thế giới đang nhắc nhở chúng ta rằng, lịch sử loài người có thể phức tạp và thú vị hơn chúng ta tưởng tượng?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch