Đại Kỷ Nguyên

Kỳ lạ quả núi hình vòng tròn hoàn hảo ở Nga

(Ảnh: Internet)

Kondoyor Massif là một tạo hình tròn hoàn hảo bí ẩn, được nhìn nhận là một hiện tượng địa chất kỳ dị. Nhìn từ không gian, nó trông giống một hố va chạm thiên thạch hay tàn tích của một núi lửa cổ đại, nhưng thực ra không phải.

Tọa lạc ở Khabarovsk Krai, Vùng liên bang Viễn Đông, Viễn Đông Nga, địa hình kỳ dị này có hình tròn gần hoàn hảo, với đường kính gần 10 m, và một luống đất cao khoảng 600 m.

Khác với Cấu trúc Richat, con mắt cổ đại bí ẩn của Sa mạc Sahara, một kiến tạo địa chất gần tròn hoàn hảo không ai biết nguyên nhân tại sao; có một cách giải thích cho hình dạng của Kondyor Massif.

Kiến tạo địa chất tròn hoàn hảo Kondyor Massif. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Kondyor Massif là một dạng khối xâm nhập. Dạng khối xâm nhập hình thành khi mắc-ma nóng chảy của đá lửa kết tinh bên dưới bề mặt Trái Đất, và trong trường hợp này hình thành nên một vòng đá gần tròn hoàn hảo qua thời gian 1 tỷ năm.

Kiến tạo địa chất kỳ diệu này là cạnh trên cùng bề mặt của một cột đá kéo sâu vào trong lớp vỏ Trái Đất, và là tàn tích của một mái vòm xói mòn một phần.

Kondyor Massif còn là một mỏ khoáng sản quý báu. Trong một năm, người ta đã khai thác được 4 tấn platinum ở đây. Vàng cũng đã được tìm thấy ở đây. Người ta cũng đã tìm thấy các khối vàng nạm platinum, một loại trang sức của tạo hóa.

Các dạng khối xâm nhập có nhiều loại. Một ví dụ nổi tiếng về dạng khối xâm nhập là Devil’s Tower (Tháp quỷ) tại dãy núi Bear Lodge, bang Wyoming, Mỹ.

Núi đá Devil’s Tower (Tháp quỷ) tại dãy núi Bear Lodge, bang Wyoming, Mỹ. (Ảnh: Internet)

Núi đá Devil’s Tower. (Ảnh: Internet)

Cận cảnh núi đá Devil’s Tower. (Ảnh: Internet)

Cận cảnh núi đá Devil’s Tower. (Ảnh: Internet)

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version