Đại Kỷ Nguyên

Kỳ thú loài cá mập tiền sử khổng lồ với ‘hàm răng máy cưa’

cá mập răng cưa helicoprion

Ảnh: discovery.com

Với hàm răng chẳng giống ai, Heliciprion được cho là một trong những loài cá mập kỳ dị nhất dưới đáy biển.

Điều gì tạo nên sự đặc biệt giữa cá mập Helicprion và các loài cá mập khác. Thứ nhất, đây là một loài cá mập tiền sử với kích thước khổng lồ, dài đến 11 m. Thứ hai, đặc biệt hơn, nó sở hữu một “hàm răng máy cưa” đúng nghĩa ở phía hàm dưới.

Cá mập Heliciprion. Ảnh: curiosity.com

Lịch sử dài hơn thế kỷ phục dụng hình dáng thật sự của loài “cá mập răng cưa”

Được phát hiện nhờ một mẩu hóa thạch vào năm 1899, một nhà địa chất học người Nga tên Karpinsky đã đặt tên cho nó là Helicoprion, có nghĩa là “cưa xoắn ốc”.

Một hóa thạch “cưa xoắn ốc” của cá mập Helicoprion. Ảnh: The Fossil Forum

Bởi bộ cưa xoắn ốc được tìm thấy tách biệt với phần còn lại của cơ thể, nên Karpinsky không rõ nó nằm ở đâu trên cơ thể con cá mập. Một số giả thuyết cho rằng bộ cưa này có thể là bộ răng cưa ở miệng, giống với cá đao, chỉ khác là tủa lên trên mũi con cá.

Một con cá đao. Ảnh: survival.org.au
Phỏng đoán ban đầu về hình dáng cá mập Helicoprion. Ảnh: strangescience.net

Một số khác cho rằng nó chồi xuống dưới như đuôi cá ngựa.

Cá ngựa. Ảnh: slate.com
Ảnh: gabes.us

Không chỉ ở phần miệng, các nhà khoa học còn đưa ra các phỏng đoán khác về vị trí của “cưa xoắn ốc”, bao gồm trong phần mặt, dưới phần đuôi, hay trên phần lưng, như một cơ chế bảo vệ. Trải dài hơn một thể kỷ sau, vô số phỏng đoán đã được đưa ra xoay quanh vị trí của bộ “cưa xoắn ốc” này.

Các phỏng đoán về vị trí “bộ cưa xoắn ốc” qua các thời kỳ. Trên -> dưới: Cũ -> mới. Ảnh: latimes

Phải đến năm 2013, khi các nhà khoa học từ Đại học Idaho và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Idaho (Mỹ) tiến hành chụp ảnh quét CT Scan các mẫu hóa thạch, họ mới xác định được vị trí chính xác của “bộ cưa xoắn ốc”.

Nhà địa chất học Leif Tapanila từ ĐH Idaho State bên cạnh hóa thạch hàm răng của Helicoprion. Ảnh: geekologie.com
Mẫu in 3D cho thấy vị trí hàm răng lưỡi cưa. Ảnh: Daily Mail
Kết luận cuối cùng về vị trí chính xác “bộ cưa xoắn ốc”. Ảnh: infuture.ru

Với cơ chế răng đặc thù, thật khó để hình dung được rốt cục loài cá mập này “xơi tái” con mồi như thế nào. Rốt cục, “hàm răng lưỡi cưa” này không thể xoay tròn như lưỡi cưa thông thường. Mặc khác, loài cá mập này không có hàm trên, nên mở ra rất nhiều khoảng trống cho hàm dưới di chuyển tự do về 4 phía, trên dưới trước sau. Do đó có thể tưởng tượng, khi những loài động vật thân mềm như mực hay bạch tuộc lọt vào hàm răng Helicoprion, nó sẽ bị xẻ dọc một đường ở giữa thay vì bị cắn nát như với cá mập bình thường. Sau đó, cơ thế thụt sau của hàm dưới sẽ đẩy con mồi xuống bụng.

Quý Khải

Exit mobile version