Trên trang web của trường Y thuộc Đại học Virginia, Mỹ có đoạn miêu tả về các ký ức trước khi sinh ra của trẻ em như sau: “Một số đứa trẻ có thể nhớ được các ký ức từ trước hoặc trong quá trình sinh. Trong trường hợp nhớ được ký ức trước khi sinh, một số đứa trẻ miêu tả các trải nghiệm rõ ràng khi nằm trong bụng mẹ, còn số khác đề cập đến các sự kiện từ một không gian khác hay từ thiên đường. [ads]1
“Đôi lúc, những đứa trẻ có thể diễn tả một phần quá trình sinh ra mà cha mẹ chúng chưa hề kể trước đó. Mặc dù hiểu biết hiện nay về khả năng ghi nhớ của trẻ sơ sinh khiến những ký ức như vậy trở nên bất khả thi, nhưng một số đứa trẻ vẫn có thể miêu tả chúng”.
Mặc dù khoa học đã có một vài bước tiến trong việc hiểu cách con người lưu trữ và truy cập các ký ức, nhưng phần lớn các ký ức vẫn còn là một điều bí ẩn.
Xem thêm:
Khi đề cập đến các ký ức từ trước khi được sinh ra, phải chăng chúng chỉ là các trường hợp tưởng tượng phục vụ một mục đích nào đó của những người báo cáo, như theo ý kiến của Tiến sĩ Mark L. Howe tại khoa tâm lý thuộc trường Đại học Lakehead, Canada?
Liệu hiện tượng bí ẩn này có liên hệ đến một ý thức tồn tại bên ngoài bộ não? (Như trường hợp trẻ em nhớ được ký ức tiền kiếp và bộc lộ tầm hiểu biết giống như người lớn ngay từ khi còn rất bé) Điều này sẽ giải thích cho sự minh bạch của các ký ức được hồi tưởng lại, mặc dù theo mức độ phát triển não bộ còn hạn chế lúc đó, thì trẻ sơ sinh thường không minh mẫn đến như vậy.
Xem thêm:
Phải chăng có xảy ra quá trình kỳ lạ nào đó, nhờ vậy mà thai nhi có thể hấp thụ các ký ức bên trong bộ não của người mẹ?
Sự liên hệ giữa bộ não của người mẹ và thai nhi?
Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm ở Đại học Emory, các nhà nghiên cứu đã huấn luyện chuột để trở nên sợ hãi chất acetophenone, một mùi hoa quả có trong quả anh đào, cây hoa nhài, cây kim ngân và quả hạnh. Các con chuột sẽ bị sốc điện khi trải nghiệm mùi vị này, từ đó tạo ra một phản xạ có điều kiện (cảm thấy sợ hãi) với mùi hương đó.
Đôi lúc những đứa trẻ có thể nhớ lại ký ức ở một nơi tối tăm, chật chội nhưng ấm áp. (Ảnh: Umkehrer/iStock)
Michael Jawer, tác giả cuốn sách “Spiritual Anatomy of Emotion” (tạm dịch: Giải phẫu tâm linh về cảm xúc) đã giải thích như sau: “Mũi của chúng sẽ đồng thời thích ứng, tạo nên một loại nơ-ron đặc thù liên kết với mùi hương đó. Tương tự, não bộ sẽ mở rộng một vùng diện tích nhận diện dành cho mùi hương này”.
Điều đáng ngạc nhiên là: “Con của những con chuột này, vốn chưa từng tiếp xúc với mùi hương đó, cũng cho thấy mức độ gia tăng các phản ứng sợ và hoảng hốt”.
Não bộ của chuột con cũng gia tăng số lượng các nơ-ron cùng loại như trong não của chuột bố mẹ. Mũi của chúng cũng nhạy cảm hơn với mùi hương đặc biệt này. Ngay cả thế hệ thứ ba cũng bị ảnh hưởng.
Tất nhiên, thật đáng kinh ngạc khi chuột có thể truyền một phản ứng hoảng sợ cho con cái và tương tự, một người mẹ có thể truyền các ký ức về sự kiện trong cuộc sống của cô cho đứa bé trong bụng.
Nhớ vụ tai nạn xe hơi khi còn trong bụng mẹ?
Một người dùng Reddit đã chia sẻ ký ức trước khi sinh ra:
“Tôi có một trải nghiệm sinh động về việc mẹ tôi làm hỏng xe hơi khi đi từ cửa hàng tạp hóa về nhà. Bà đã tranh cãi với cha tôi về nó. Khi đến tuổi thiếu niên, tôi hỏi mẹ về điều đó, bà bảo rằng lúc đó tôi chưa sinh ra và vẫn còn đang trong bụng bà. Cha tôi đã xác nhận điều này. Tôi cũng có ký ức về ngày đầu tiên chào đời. Tôi được mẹ ôm trong lòng khi bà được đẩy trên xe lăn ra khỏi bệnh viện sau khi sinh tôi. Tôi nhớ được quang cảnh trong tòa nhà và cửa kính bị vấy bẩn, trang phục của y tá, quần áo của bố tôi, và chiếc xe họ sử dụng. Cả hai đều xác nhận ký ức của tôi là đúng”.
“Tôi được mẹ ôm trong lòng khi bà được đẩy trên xe lăn ra khỏi bệnh viện sau khi sinh tôi.”
Một số ký ức trước khi sinh lại cho thấy góc nhìn từ bên ngoài bụng mẹ. Đối tượng có thể nhớ lại quang cảnh xung quanh. Một số có thể nhớ rõ ràng hơn các trải nghiệm từ bên trong bụng mẹ. Lấy ví dụ, một người sử dụng Reddit khác đã chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi đã kể với mẹ về trải nghiệm ở một nơi ấm, tối, và chật chội. Có một tiếng thình thịch lặp đi lặp lại nhưng êm dịu, và tôi chẳng thể thấy gì ngoài một ánh sáng đỏ phân tán, lờ mờ phía trước. Có một mạng lưới các đường đỏ đậm hơn, dường như đang đập theo nhịp với tiếng thình thịch đó.
“Ký ức đó chỉ kéo dài trong một hoặc hai giây … Lúc đó tôi không biết rằng mình đã miêu tả chính xác tình trạng bên trong bụng mẹ tôi. Bây giờ tôi không rõ tôi biết bao nhiêu ký ức là nhớ được, bao nhiêu là tưởng tượng ra, nhưng có một thời điểm trong cuộc đời khi ký ức đầu tiên của tôi là từ trước khi sinh”.
“Khi còn nhỏ tôi đã kể với mẹ về trải nghiệm ở một nơi ấm, tối, và chật chội. Có một tiếng thình thịch lặp đi lặp lại nhưng êm dịu”.
Rất nhiều trải nghiệm như vậy đã được chia sẻ trên trang web www.Prebirthmemories.com, bao gồm câu chuyện sau đây:
“Tôi và đứa con trai 7 tuổi tên Magnus đang nói chuyện về tuyết. Tôi bảo cháu tôi thích tuyết vì ký ức đầu đời của tôi là được trượt tuyết với cha và anh trai khi tôi lên 2 tuổi.
“Sau đó tôi hỏi Magnus rằng ký ức đầu tiên của cháu là gì. … Magnus miêu tả một nơi ‘tối tăm’, và cháu đã ngồi ở nơi đó trong yên tĩnh. Tôi hỏi lúc đó cháu có sợ không và cháu trả lời, ‘không, con cảm thấy TUYỆT!’ Sau đó cháu nói cháu đang đứng trong một ngôi nhà ‘xanh lá cây’. Điều này làm tôi khó hiểu trong một vài ngày, cho tới khi tôi nhận ra lớp tường bên trong căn nhà của chúng tôi có màu xanh lá cây khi cháu được sinh ra. Chúng tôi đã sơn lại từ đó, nhưng vẫn để lại một chút màu xanh lá trên giá sách. Tôi cho cháu xem và cháu nói, đúng rồi, là màu xanh lá cây này. Tôi hỏi cháu đã từng làm gì trong căn nhà màu xanh và cháu nói, ‘chỉ ngó nghiêng xung quanh thôi’. Sau đó cháu nói cháu trở lại vào ‘bóng tối’ và một giọng nói trong đầu bảo rằng, ‘Đừng lo, con sẽ sớm hạ xuống Trái đất’. Đến đây tôi mới nhận ra rằng tất cả những điều này là các ký ức từ trước khi sinh ra.
“Magnus nói rằng cháu đã chứng kiến mình sinh ra, ‘đứng đằng sau cái rèm, quan sát’. … Tôi hỏi cháu có thể nhìn thấy gì và cháu đã miêu tả những y tá, tôi và mẹ tôi, đồng thời cũng gọi vị bác sĩ là “bà” và đúng là như vậy. Tôi nhớ là chưa từng bảo cháu [vị bác sĩ] đó … là phụ nữ”.
Mặc dù TS Howe tin rằng những ký ức như vậy đã được tạo ra do trí tưởng tượng vì ký ức thật sự chỉ có thể được ghi nhận từ 18 tháng tuổi trở lên, nhưng ông cũng đưa ra các câu hỏi thú vị về bản chất của các ký ức sơ kỳ trong bài viết “Ký ức từ trong nôi”.
“Liệu có phải các trải nghiệm được mã hóa trước đó rồi sau đó phiên dịch thành từ ngữ khi đứa trẻ phát triển khả năng giao tiếp?” TS Howe hỏi. “Liệu khả năng kể lại các sự kiện có liên quan với sự đặc thù của trải nghiệm, như là một chấn thương, hay một việc quan trọng đối với cá nhân?… Liệu có xảy ra sự thay đổi trong bộ nhớ làm xóa đi các trải nghiệm lúc đầu hay không? Lấy ví dụ, liệu học hỏi thêm kiến thức có biến đổi những gì đã được lưu trữ hay không? Liệu sự thay đổi trong hiểu biết, đặc biệt về bản thân, có thay đổi tầm quan trọng của các trải nghiệm đối với cá nhân, và biến đổi chúng từ những ký ức quan trọng thành các sự kiện gợi mở thú vị mà thôi, và sẽ dễ dàng bị quên lãng hơn? Cuối cùng, liệu chúng ta có cần tiếp xúc với các ký ức trong quá khứ một cách tỉnh táo để chúng có thể tác động mạnh mẽ lên chúng ta hay không?”
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm: