Thí nghiệm núi lửa phun trào là một thí nghiệm rất phổ biến tại nhiều lớp học ở các nơi trên khắp thế giới nhưng ít ai trong chúng ta biết rằng khi thực hiện sai cách, nó có thể gây ra nguy hiểm không thể lường trước.
Một mô hình núi lửa như vậy đã phát nổ trong tuần này tại một buổi thực hành môn khoa học ở thành phố Kochi, Ấn Độ. Vụ nổ tạo ra nhiều mảnh vỡ của gạch và đá làm bị thương nhiều người trong đám đông học sinh bao gồm 59 học sinh và một giáo viên tại trường Holy Family High School.
Nhiều người trong số đó chỉ gặp phải những thương tích nhỏ, tuy nhiên hai sinh viên đã được gửi đến bệnh viện với một chấn thương sâu trong cẳng tay và một chấn thương thuộc vùng mắt. Rất may là theo báo cáo của bệnh viện vết thương sau này sẽ không ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ.
Có tới ba mô hình núi lửa khác nhau tại buổi thực hành khoa học ngày hôm đó, nhưng chỉ có một trong số họ đã phát nổ ngoài mong muốn. Mô hình này được chuẩn bị bởi một người phụ nữ, được biết cô cùng con mình đã từng đạt được giải thưởng trong quá khứ.
Mô hình núi lửa đã được thực hiện bằng cách đổ đầy giấm và baking soda vào một ống nhựa PVC. Sự kết hợp này tạo thành axít cacbonic, một hợp chất hóa học đã khiến rất nhiều thế hệ học sinh phải trầm trồ khi phản ứng hóa học xảy ra.
Gạch và đá cũng được thêm vào mô hình để kiểm soát và duy trì vụ nổ tuy nhiên cuối cùng mọi thứ lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Hiệu trưởng trường Sany Jose nói với tờ The Times of India: “Mô hình được bao phủ bởi một lớp bùn dày tạo thành một ngọn núi. Người ta nghi ngờ rằng lớp bùn dày này đã gây áp lực lên chai nhựa chứa giấm và baking soda, từ đó có thể dẫn đến vụ nổ.”
Tất nhiên cho đến bây giờ đây vẫn chỉ là một giả thuyết. Cảnh sát địa phương hiện đang xem xét những gì gây ra vụ nổ đặc biệt này.
Phát ngôn viên cảnh sát Sony Mathai cho biết: “Chúng tôi chưa xác định điều gì đã kích hoạt vụ nổ. Chúng tôi đã gửi các tài liệu được thu thập từ các trang web để phân tích hóa học. Chúng ta sẽ biết những gì kích hoạt vụ nổ chỉ sau khi nhận được một báo cáo phân tích hóa học.”
Trong khi đó đã có một đơn kiện phản đối chống lại trường học về tội ‘xử lý cẩu thả’ chất nổ. Việc thực hiện các thí nghiệm một cách trực tiếp là cực kỳ quan trọng cho quá trình học tập khoa học. Dù những tai nạn như thế này là hiếm khi xảy ra, chúng ta cũng cần xem xét bổ sung thêm các quy định an toàn trong các lớp học khoa học, đặc biệt khi có liên quan tới chất nổ.
Nhật Quang