Phàm hành sự đều phải toán mệnh?! Tại sao Mao Trạch Đông cả đời không bao giờ vào Tử Cấm Thành, cũng không trở lại Diên An? Số 9 và 8341, câu chuyện đằng sau những con số bí ẩn.
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Vào khoảng 3 giờ chiều ngày 8/3/1976, người dân gần vùng ngoại ô phía bắc thành phố Cát Lâm, Trung Quốc bất ngờ giật mình trước một tiếng động lớn, dừng tay đang làm việc, lúc này, trên bầu trời xuất hiện ba quả cầu lửa và rơi xuống đất lúc 3 giờ chiều với tốc độ cực nhanh.
Sau này, người ta biết được rằng một thiên thạch nặng khoảng 4 tấn đã rơi xuống Trái Đất với vận tốc tương đối từ 15 đến 18 km/giây. Sau khi thiên thạch lao vào bầu khí quyển, nó phát nổ ở độ cao khoảng 19km so với mặt đất, các mảnh vỡ lớn nhỏ rải rác xuống mặt đất, tạo thành một trận mưa thiên thạch. Ba quả cầu lửa mà mọi người nhìn thấy là ba mảnh vỡ lớn nhất của thiên thạch. Sau khi mảnh vụn lớn nhất rơi xuống đất, hình thành một đám mây hình nấm, và tạo ra một cái hố sâu 6,5 mét với đường kính 2,1 mét.
Người ta kể rằng khi mưa thiên thạch rơi xuống, tiếng gầm chói tai có thể được nghe rõ ở cách xa hàng trăm dặm. Tiếng động lớn và sóng xung kích khi thiên thạch rơi xuống đất làm vỡ cửa kính nhiều tòa nhà dân cư, mạnh tới mức người ta tưởng đó là một vụ nổ bom nguyên tử.
Báo chí lúc đó đưa tin, đây là trận mưa thiên thạch lớn nhất và hiếm gặp trên thế giới. Sau trận mưa thiên thạch, người ta đã thu thập tổng cộng 138 mẫu thiên thạch và hơn 3.000 mảnh vỡ trên diện tích 500 km2 ở ngoại ô thành phố Cát Lâm, với tổng trọng lượng là 2.770 kg.
Người Trung Quốc từ cổ xưa đã tin vào tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, tin rằng những biến hóa thiên tượng là đối ứng với hung cát của nhân gian. Nếu những hiện tượng thiên thể kỳ lạ như thiên thạch, nhật thực, trăng máu xảy ra thì chúng thường ý vị điềm bất cát tường.
Vậy trận siêu mưa sao băng này báo trước điều gì?
Nỗi sợ hãi của Mao Trạch Đông
Hơn một tháng sau trận mưa thiên thạch ở Cát Lâm, chiều ngày 22/4, Mao Trạch Đông đã nhờ y tá riêng Mạnh Cẩm Vân đọc tin cho ông nghe. Y tá Mạnh tình cờ nhìn thấy báo cáo về trận mưa thiên thạch và bắt đầu đọc nó. Đang suy nghĩ, y tá Mạnh chợt phát hiện Mao Trạch Đông đang nửa nằm nửa ngồi đã nhổm dậy, đây là chuyện hiếm thấy.
Khi y tá Mạnh đọc xong toàn bộ tin tức, cô phát hiện Mao Trạch Đông dường như đang cảm xúc dâng trào, trên khuôn mặt hiện rõ vẻ tư lự, bất an và sợ hãi. Mao Trạch Đông đứng dậy, xỏ giày, đi vài bước vào phòng và yêu cầu y tá Mạnh mở rèm, đây cũng là một yêu cầu khác hiếm khi được đưa ra. Với sự giúp đỡ của y tá Mạnh, Mao Trạch Đông đến bên cửa sổ và ngắm nhìn mặt trời lặn một lúc lâu, dường như đang suy nghĩ điều gì đó.
Rồi Mao Trạch Đông nói với y tá Mạnh: “Sự tình này không phải là hiếm trong lịch sử, trong sử ghi lại không ít, dã sử thậm chí còn nhiều hơn.” Y tá Mạnh, người được giáo dục vô thần luận, nói rằng bản thân chưa đọc những ghi chép này và không tin những chuyện này. Cô thậm chí còn hỏi Mao Trạch Đông: “Chủ tịch có thể tin ư?”
Không ngờ Mao Trạch Đông lại trực tiếp trả lời: “Tôi tin, ở Trung Quốc nó được gọi là ‘thiên nhân cảm ứng’, nghĩa là nói, nếu nhân gian có biến hóa lớn, đại tự nhiên sẽ có biểu thị, dự báo trước cho con người, cát có điềm cát, hung có điềm hung.” Sau một lúc dừng lại, Mao Trạch Đông buồn bã nói thêm: “Trời rung đất động, những tảng đá lớn từ trên trời rơi xuống, chính là muốn người chết. Khi Gia Cát Lượng và Triệu Vân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa chết, đều rơi đá, làm gãy cả cột cờ. Những nhân vật, danh nhân lớn, thực sự khác với quần chúng…”
Mao Trạch Đông bước thêm vài bước vào phòng, ngồi lại trên ghế sofa và hỏi y tá Mạnh liệu cô có tin những gì ông ta nói không. Y tá Mạnh vẫn kiên quyết trả lời: “Tôi vẫn không tin. Tất cả chỉ là mê tín, là do người xưa bịa đặt.” Cô hỏi tiếp: “Khi một nhân vật lớn sắp chết, những tảng đá lớn sẽ từ trên trời rơi xuống, chủ tịch tin thật không?”
Mao Trạch Đông cân nhắc hồi lâu, rồi hồi đáp vừa như câu hỏi vừa như đáp án: “Tại sao người xưa phải biên tạo những thứ này?”
Y tá Mạnh sau này kể lại rằng chiều hôm đó, Mao Trạch Đông nhiều lần đứng trước cửa sổ, ngơ ngác nhìn bầu trời, đứng đó rất lâu.
Và những gì xảy ra tiếp theo đã chứng minh rằng người xưa không hề lừa dối.
Ứng kiếp
Chẳng phải trước đây chúng ta đã đề cập đến việc ba thiên thạch lớn rơi xuống trong trận mưa thiên thạch ở Cát Lâm sao? Điều này tương ứng với việc có ba nhân vật lớn trên Trái đất dương thọ sắp tận. Quả nhiên, vào năm 1976, ba người đứng đầu của ĐCSTQ là Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời.
Vô số thiên thạch nhỏ trong trận mưa thiên thạch này cũng đối ứng với một thảm họa chấn động thế giới – trận động đất Đường Sơn. Ngày 28/7/1976, một trận động đất lớn 7,8 độ Richter đã xảy ra ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, sức mạnh tương đương 400 quả bom nguyên tử ở Hiroshima, phát nổ trong vỏ Trái đất cách mặt đất 16 km. Thành phố Đường Sơn với một triệu nhân khẩu trong chớp mắt đã bị tiêu hủy, khiến 24 vạn người thiệt mạng, và 16 vạn người bị thương nặng.
Vào tháng 10 cùng năm, ĐCSTQ phát động một cuộc chính biến cung đình. Sau khi nhận được sự hỗ trợ của Uông Đông Hưng, lãnh đạo Đội cận vệ trung ương của ĐCSTQ, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm và những người khác đã bắt giữ “bè lũ bốn tên” gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và những người ủng hộ họ, sau đó đưa họ ra xét xử. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của “Cách mạng văn hóa”.
Không rõ liệu y tá Mạnh, sau khi nhìn thấy những chuyện này đều đã xảy ra, khi hồi ức lại những gì Mao Trạch Đông đã nói với cô ấy, cô ấy có thay đổi cách nghĩ kiên định không tin vào sự tồn tại của Thần Phật trước đây của mình hay không.
Kỳ thực, mặc dù ĐCSTQ luôn tuyên dương vô thần luận, nhưng bắt đầu từ Mao Trạch Đông, bản thân các ông lớn trong thể chế của ĐCSTQ đều khá “mê tín”. Hôm nay chúng tôi sẽ tìm một vài sự kiện kỳ lạ liên quan đến Mao Trạch Đông và giải mật chúng cho các bạn.
Tại sao Mao Trạch Đông không dám bước vào Tử Cấm Thành?
Bất cứ ai có thể quen thuộc với lịch sử của ĐCSTQ đều biết rằng, vào ngày 31 tháng 1 năm 1949, sau khi ĐCSTQ và Phó Tác Nghĩa đạt được thỏa thuận hòa bình, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã tiến vào Bắc Kinh với lực lượng hùng hậu, nhưng Mao Trạch Đông và những người khác trụ ở vùng ngoại ô của Bắc Kinh, nay là “đường Vạn Thọ”.
Đương thời, trên đường Vạn Thọ có hai đại viện, một tên là “Số 15 đường Vạn Thọ A”, và một sân tên là “Số 15 đường Vạn Thọ B”, kỳ thực là hai quần thể biệt thự. Những người lãnh đạo quyết sách của Trung ương ĐCSTQ sống trong hai đại viện này.
Đường Vạn Thọ này cách Bắc Kinh không xa, chỉ nửa giờ đi ô tô, nhưng Mao Trạch Đông đã từ chối vào Bắc Kinh, dù chỉ một chuyến thăm ngắn. Phải đến ngày 9 tháng 9, tức là hơn nửa năm sau, Mao Trạch Đông mới thận trọng tiến vào Trung Nam Hải.
Điều này thật kỳ lạ, đương thời, quân đội của ĐCSTQ đã hoàn toàn kiểm soát Bắc Kinh, điều gì đã ngăn cản Mao Trạch Đông tiến vào thành phố?
Hóa ra Mao Trạch Đông tin vào thuật số của Đạo gia, họ gọi việc vào thành là cản khảo, nên rất chú trọng đến ngày vào thành, sợ nếu chọn ngày xui xẻo thì sẽ có kết cục như Lý Tự Thành. Mao Trạch Đông phát hiện ở Tây Sơn có một đạo sĩ già mà người ta gọi là “Bán Tiên” chiêm quẻ toán quái rất linh nghiệm, nên đã nhiều lần phái viên cảnh vệ riêng đến thăm bí mật, kết quả là viên cảnh vệ đi tìm liền mấy ngày mà không tìm được lão đạo sĩ. Mao Trạch Đông không cam tâm, lại phái một thư ký bí mật đến thăm lão đạo sĩ. Kết quả là, viên thư ký vừa vào núi, thì trên đường gặp được lão đạo sĩ.
Lão đạo sĩ nói: “Ta đã đợi ngươi rất lâu rồi, tên cận vệ do Mao Trạch Đông phái đến lần đầu tiên sát khí quá mạnh, ta không muốn để ý tới hắn, ta biết chủ tịch của ngươi có ý tứ gì. Khi tiến vào thành [Bắc Kinh] phải chọn ngày có số lẻ lớn nhất, vận mệnh của chủ tịch của các ngươi không bình thường, nó tương khắc với các đế vương trong lịch sử, cố cung vương khí trọng, ông ta không thể vào cố cung. Ghi nhớ hai điểm này là được.” Nói xong, lão liền rời đi, để lại viên thư ký với vẻ mặt kinh ngạc.
Số lẻ lớn nhất là bao nhiêu? Số 9. Vì vậy, Mao Trạch Đông sau đó đã chọn tiến vào thành lúc 9 giờ ngày 9 tháng 9 năm 1949, và quả thực trong đời ông ta chưa bao giờ dám bước vào Tử Cấm Thành, cùng lắm chỉ đi vòng quanh bức tường bên ngoài cố cung.
Ngoài Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, còn có một nơi khác ở Trung Quốc là vùng đất cấm đối với Mao Trạch Đông, bạn đoán xem nó ở đâu? Câu trả lời là Diên An. Thật kỳ lạ, Diên An là nơi phát tích của ĐCSTQ, tuy nhiên, kể từ sau khi Mao Trạch Đông đoạt được chính quyền, ông ta không bao giờ đặt chân đến Diên An nữa, là vì sao?
Tại sao Mao Trạch Đông không trở lại Diên An?
Thì ra ở đây cũng có cao nhân chỉ điểm. Nghe nói năm đó khi Tưởng Giới Thạch tấn công bắc Thiểm Tây, 20 vạn quân của Hồ Tông Nam đã tấn công Diên An. Trung ương ĐCSTQ phải quyết định, hoặc là thủ giữ tại phía bắc Thiểm Tây, hoặc là một mạch vượt sông Hoàng Hà về phía đông vào Hoa Bắc. Mao Trạch Đông không biết cái nào tốt hơn nên nhờ người bói quẻ.
Quẻ nói: “Thời trị sơ xuân, hà thủy khô kiệt, thực bất nghi quá hà”, ý tứ là đầu xuân sông cạn, không thích hợp qua sông.
Mao Trạch Đông thực sự đã làm đúng như quẻ nói, ngoan ngoãn vâng lời không qua sông.
Cao nhân toán quái còn để lại lời nhắn cho Mao Trạch Đông: Đừng khinh suất khi qua sông này, nếu qua rồi cũng đừng ngoái đầu lại! Vì vậy, ngay cả sau khi nắm quyền toàn diện, Mao Trạch Đông cũng không bao giờ quay trở lại Diên An, nơi được coi là “phúc địa” đối với ông ta, điều này khiến người dân Diên An phàn nàn rất nhiều, cho rằng Mao không có lương tâm, một đi là không quay lại, để họ lại một mình, ngay cả chút ánh sáng cũng không chiếu tới.
Nói đến đây, Mao Trạch Đông, người luôn tự xưng không sợ trời không sợ đất, kêu gọi nhân dân chiến trời đấu đất, kỳ thực bản thân ông ta tin vào toán mệnh nhất. Nhiều người có thể biết, bộ đội cận vệ của Mao Trạch Đông có con số đặc biệt “8341”. Tại sao lại là con số này? Lại có một câu chuyện đằng sau nó.
Bí mật của con số 8341
Chuyện này có liên quan đến lão đạo sĩ ở Tây Sơn mà chúng ta đã đề cập trước đó.
Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không từng giới thiệu, rằng trong những năm 1960, một số chính sách đối nội và đối ngoại của Mao Trạch Đông thất bại, uy tín trong và ngoài đảng giảm sút, điều này khiến Mao Trạch Đông bồn chồn bất an. Sau đó, ông ta lại nhớ đến vị đạo sĩ già ở Tây Sơn được mệnh danh là “Bán Tiên”, bí mật cử thư ký của ông ta đến thăm một lần nữa.
Lần này khi còn chưa tiến vào núi, ông lão đã chờ sẵn ở ngã tư đường núi, không nói một lời, vẻ mặt lạnh lùng đưa cho viên thư ký một tờ giấy rồi rời đi.
Thư ký biết ông lão là cao nhân, không thể mắc sai lầm, nên quay lại với tờ giấy mà không hỏi gì thêm. Mao Trạch Đông mở tờ giấy ra không thấy gì, chỉ thấy con số “8341”, dù có suy nghĩ kỹ đến đâu cũng không hiểu nó có ý nghĩa gì. Cuối cùng nghĩ đến, chẳng phải mình đến gặp ông lão hỏi chuyện vì sự an toàn của bản thân không được đảm bảo sao, nên Mao chỉ đơn giản đổi số hiệu của bộ đội cảnh vệ bảo vệ an toàn tính mạng của mình thành “8341”.
Trên thực tế, các quan chức thượng tầng của Trung ương ĐCSTQ không ai không biết rõ tình huống này, nhưng cũng không ai dám dị nghị việc đổi tên hiệu bộ đội cảnh vệ, trong niên đại đấu tranh nội bộ tàn khốc đó của ĐCSTQ, ai sau khi phản đối đều sẽ sinh chuyện, không thể đoán trước điều gì. Điều này kỳ thực đã trở thành một tâm bệnh đối với Mao Trạch Đông, dù ông ta tự nhận mình là “người vô thần”, nhưng lại tin lời đạo sĩ, thậm chí còn thay đổi số hiệu bộ đội cảnh vệ, thật là mỉa mai.
Sau này, sau khi Mao Trạch Đông hoàn toàn nắm quyền kiểm soát đảng và chính quyền trong những năm cuối đời, một mặt ông cảm thấy mình không còn cần phải dựa vào ngoại lực để bảo vệ bản thân, mặt khác ông ta cảm thấy cần phải tìm cách bịt miệng mọi người, nên ông ta đã lợi dụng việc chỉnh biên toàn quân để đổi mã hiệu đơn vị thành “57001”. “57” là mã số của các quân chủng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, bộ đội Cảnh vệ Trung ương là trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, “001” là mã số của một trong các quân chủng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Ai ngờ, sau lần thay đổi số hiệu này, thân thể của Mao lập tức suy sụp, mắt cũng bị đục thủy tinh thể. Phải chăng đây là lời cảnh báo “có mắt mà không biết Thái Sơn”? Kết quả là, số hiệu “57001” lại được đổi trở về “8341” trong vòng hai tháng, sau khi đổi, sức khỏe của Mao Trạch Đông được cải thiện, nên Mao Trạch Đông không dám động vào con số này cho đến khi qua đời.
Vậy bí ẩn của con số bí ẩn “8341” là gì? Chỉ sau khi Mao Trạch Đông qua đời, người ta mới giải mã được bí ẩn này. Hóa ra Mao Trạch Đông, người được trời phú thọ mệnh 83 tuổi, đã chính thức nắm quyền lãnh đạo Hội nghị Tuân Nghĩa và quyền kiểm soát ĐCSTQ trong 41 năm. Đây không phải là “8341” sao? Sau cái chết của Mao Trạch Đông, tên hiệu “8341” này không còn được sử dụng, và tên gọi chính thức của Bộ Tổng tham mưu cũng được thay đổi, sau này trở thành đơn vị “57003”.
Mặc dù ĐCSTQ không cho phép trăm họ tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nhưng điều này không có nghĩa những sự tình siêu nhiên sẽ không phát sinh. Những gì chúng ta sắp nói dưới đây có thể được coi là một trong những sự kiện linh dị nhất và được ghi chép đầy đủ nhất của Triều đại Đỏ.
Sự kiện oan hồn Thái Hồ
Ông Trương Dục Minh, chuyên gia y học và giáo sư đã nghỉ hưu tại Đại học Yale, Mỹ, từng viết rằng vào mùa đông năm 1980, ông đã có cuộc trò chuyện rất lâu với giáo sư Chu, một công trình sư cao cấp thuộc Sở Công nghiệp Tỉnh ủy Hà Nam của ĐCSTQ. Giáo sư Chu nói với ông rằng gần đây ông đã xem một số tài liệu mật của đảng, trong đó tiết lộ rằng sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, một số âm thanh rùng rợn vang lên vào lúc nửa đêm ở trung tâm hồ Thái Hồ dưới chân núi Bình Long, phía nam tỉnh Giang Tô. Một số thanh niên can đảm đã chèo thuyền ra giữa hồ để xem náo nhiệt. Họ cẩn thận phân biệt, trong âm thanh có giọng nói cả nam cả nữ, ngắt quãng, hỗn tạp nhiều phương ngữ khác nhau, có tiếng kêu oan, kêu khổ, khóc cha gọi mẹ đều có.
Theo những thôn dân cao tuổi trong làng, dưới chân núi Bình Long có rất nhiều ngôi mộ lẻ loi, một số là hồng vệ binh chết trong chiến đấu, một số là quân tạo phản chết trong Cách mạng Văn hóa, một số là thanh niên có học ở địa phương, còn có rất nhiều những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa. Các lão nhân kể rất sống động, người chết oan hóa thành cô hồn dã quỷ, vì cô hồn dã quỷ không thể đầu thai, nên sẽ kêu la, gây rối.
Sau khi chính quyền địa phương nhận được tin báo của quan chức thôn, liền cử cán bộ xuống bờ hồ để xác nhận, biết được đó là sự thật. Sau nhiều đắn đo, cuối cùng họ cũng báo cáo lên chính quyền cấp trên, tuy nhiên, chính quyền cấp trên cho rằng có người cố ý “phá hoại” nên ra lệnh cử dân quân đi bắt “phần tử xấu”. Kết quả là chính quyền địa phương đã cử dân quân ra hồ vào lúc nửa đêm nhưng không thấy ai cả. Họ bắn bằng súng máy và ném lựu đạn, cố gắng xua đuổi những âm thanh kỳ quái nhưng vô ích, giữa đêm vẫn có thể nghe thấy tiếng la hét của những bóng ma.
Kết quả là, dân quân bắt đầu sợ hãi, họ từ chối tiếp tục nhiệm vụ với lý do chuyện gia đình. Cuối cùng, Bộ Công an đã sử dụng một máy ghi âm có độ nhạy cao để ghi lại vụ việc, đồng thời tập hợp các quan chức công an địa phương từ nhiều tỉnh khác nhau ở Bắc Kinh để lắng nghe riêng và ghi lại những bất công mà các nạn nhân bày tỏ bằng tiếng địa phương của họ.
Qua điều tra, sự thật về những vụ án mà những oan hồn này lên tiếng là hoàn toàn có thật. Ví dụ, những vụ án oan xảy ra ở Lan Châu, Thành Đô, Cáp Nhĩ Tân, Thượng Hải, Thanh Đảo, Khai Phong, Bảo Định, Nội Mông và Bắc Kinh, cũng như những vụ án oan trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1949, đàn phản cách mạng năm 1955 và Cách mạng Văn hóa… Những oan hồn này đều xuất hiện ở Thái Hồ cùng một lúc.
Theo những người nghe đoạn ghi âm phản ánh, khi đó, thật kinh hoàng khi nghe những lời tố cáo của những người hàm oan về việc họ bị làm nhục, đánh độc thủ, tra tấn và giết hại một cách oan uổng, thậm chí một số sĩ quan cảnh sát lão làng đã bật khóc.
Cuối cùng, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Trần Vân, Tập Trọng Huân và Vạn Lý đều bày tỏ thái độ, tin rằng tất cả những điều tồi tệ do các phong trào chính trị trước đây của ĐCSTQ gây ra đã thực sự đạt đến mức độ trời nộ dân oán, đồng thời yêu cầu các tài liệu phải được xử lý, án oan án giả phải được bình phản. Sau một loạt biện pháp, sự tính này cuối cùng đã lắng xuống.
Ông Trương cũng viết trong bài báo, rằng giáo sư Chu đối với chuyện này đã than thở: “Duy vật luận, tiến hóa luận và vô thần luận độc hại vô cùng thâm trọng đối với nhân tâm của dân tộc chúng ta.” Giáo sư Chu cũng cho biết: Rất nhiều sự kiện phát sinh trong xã hội hiện nay đều đã không thể che đậy được nữa, những sự việc chân thực này chứng minh đầy đủ sự tồn tại của thế giới tâm linh!
Vậy bạn nghĩ sao về những sự kiện siêu nhiên này?
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch