Theo một mô hình toán học của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Idaho (Mỹ), các kết quả khoa học có thể lặp lại không phải lúc nào cũng đúng và những kết quả khoa học đúng đắn không phải thực sự lúc nào cũng có thể lặp lại. Nghiên cứu của họ, vốn mô phỏng quá trình tìm kiếm sự thật khoa học, đã được công bố trên tạp chí PLOS ONE .

Việc độc lập xác nhận các kết quả khoa học – được gọi là khả năng tái lặp (khả lặp) – mang đến tính xác thực cho kết luận của một nhà nghiên cứu. Tức là người ta sẽ tiến hành lại các nghiên cứu, để xem xem có cho ra cùng kết quả tái lặp, hay lặp lại hay không. Nếu có, thì kết quả khoa học đó có tính xác thực cao hơn. Đây là quan niệm phổ biến hiện nay.

Lặp lại được kết quả nghiên cứu khoa học không tương đương nghiên cứu đó chính xác
(Ảnh: Báo Khoa học và Phát triển)

Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kết quả của rất nhiều thí nghiệm khoa học nổi tiếng không thể được tái lặp (lặp lại), một vấn đề được gọi là “cuộc khủng hoảng về khả năng tái lặp”.

Berna Devezer, tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư ngành marketing của Trường Kinh doanh và Kinh tế trực thuộc ĐH Idaho, cho biết:

“Trong thập kỷ vừa qua, mọi người đã tập trung vào việc cố gắng tìm ra biện pháp khắc phục cho ‘cuộc khủng hoảng về khả năng tái lặp’.

Tuy nhiên, các đề xuất cho các biện pháp khắc phục đang được chấp nhận và thực hiện quá nhanh mà không có bằng chắc vững chắc để củng cố chúng. Chúng ta cần một sự hiểu biết lý thuyết tốt hơn về cách khoa học vận hành trước khi chúng ta có thể cung cấp các biện pháp khắc phục đáng tin cậy cho các vấn đề phù hợp. Mô hình của chúng tôi là một khuôn khổ để nghiên cứu khoa học”.

Devezer và các đồng nghiệp đã điều tra mối quan hệ giữa khả năng tái lặp và việc khám phá các sự thật khoa học bằng cách xây dựng một mô hình toán học đại diện cho một cộng đồng khoa học đang làm việc để tìm đến một sự thật khoa học. Trong mỗi mô phỏng, các nhà khoa học đã được yêu cầu xác định hình dạng của một hình đa giác cụ thể.

Lặp lại được kết quả nghiên cứu khoa học không tương đương nghiên cứu đó chính xác
(Ảnh: wadapt.net)

Cộng đồng khoa học trong mô hình này bao gồm nhiều dạng nhà khoa học khác nhau, mỗi loại có một chiến lược nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như tiến hành các thí nghiệm có tính sáng tạo cao hoặc các thí nghiệm tái lặp đơn giản. Devezer và các đồng nghiệp đã nghiên cứu xem các yếu tố như thành phần của cộng đồng khoa học, sự phức tạp của đa giác và tốc độ khả lặp có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ nhanh chậm mà cộng đồng này tìm ra hình dạng đa giác đúng đắn như một sự đồng thuận khoa học và sự vững chắc của hình đa giác đúng đắn này như một sự đồng thuận khoa học.

Trong mô hình, tốc độ khả lặp không phải lúc nào cũng tương quan với xác suất nhận diện sự thật, cộng đồng khoa học này nhận diện sự thật nhanh chóng như thế nào, hoặc liệu cộng đồng này có kiên quyết với sự thật này một khi họ nhận diện được nó hay không. Những phát hiện này cho thấy các kết quả khả lặp không đồng nghĩa với việc tìm ra sự thật, Devezer nói.

So với các chiến lược nghiên cứu khác, các chiến thuật nghiên cứu có tính sáng tạo cao đã dẫn đến việc khám phá sự thật nhanh hơn. Theo nghiên cứu, yếu tố đa dạng trong các chiến lược nghiên cứu là để ngăn chặn các phương pháp nghiên cứu không mấy hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa các khía cạnh mong muốn của quá trình nghiên cứu khoa học.

Lặp lại được kết quả nghiên cứu khoa học không tương đương nghiên cứu đó chính xác
(Ảnh: hykit1688.com)

Các biến số bao gồm thành phần của cộng đồng khoa học và sự phức tạp của hình đa giác đã tác động đến tốc độ các nhà khoa học phát hiện ra sự thật và sự bền chắc của sự thật đó, từ đó cho thấy rằng tính chân thực của các kết quả khoa học không nên tự động được đổ lỗi cho các phương pháp nghiên cứu đáng ngờ hay các động lực có vấn đề”, Devezer nói.

Cả hai đều được chỉ ra là nhân tố thúc đẩy “cuộc khủng hoảng tái lặp”. Eder Erkan Buzbas, phó giáo sư tại Trường Khoa học, Khoa Khoa học Thống kê thuộc ĐH Idaho và là đồng tác giả của nghiên cứu này, nói:

“Chúng tôi nhận thấy rằng, trong mô hình này, một số phương pháp nghiên cứu dẫn đến các kết quả khả lặp thực ra lại có thể làm chậm quá trình khoa học, có nghĩa là khả năng tái lặp không phải luôn luôn là tốt nhất – hoặc chí ít là – không phải là tín hiệu duy nhất về một phương pháp khoa học tốt.

Việc khăng khăng nhấn mạnh vào tính khả lặp như tiêu chí duy nhất có thể mang lại những hậu quả không mong muốn đối với tiến bộ khoa học”.

Theo Vision Times
Quang Khánh biên dịch

Video: Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, các nhà khoa học lại tin vào Thần học

videoinfo__video3.dkn.tv||29d1b41b6__