Năm 1990, Michael Crichton xuất bản cuốn tiểu thuyết Công viên kỷ Jura (Jurassic Park). Trong cuốn tiểu thuyết, các nhà khoa học có thể làm sống lại những con khủng long đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, nhờ nhân bản vô tính chúng từ ADN tìm thấy bên trong hóa thạch muỗi trong đá hổ phách.
Chỉ 13 năm sau, lần đầu tiên các nhà khoa học đã có thể đảo ngược quá trình tuyệt chủng của một chủng loài, tuy rằng chỉ trong khoảng thời gian ngắn: Celia, con Pyrenean ibex cuối cùng, một loài dê rừng sống ở các ngọn đồi ở Tây Ban Nha, đã chết vào năm 2000; 3 năm sau, một nhân bản vô tính của Celia ra đời.
Nhân bản vô tính của Celia chỉ sống trong vòng 10 phút trước khi qua đời do tình trạng ngạt thở; một ống thùy đã mọc lên trong một bên phổi khiến nó không thể hô hấp.
Nhưng loài dê Celia nhân bản vô tính này quả thực khá may mắn khi được sinh ra. Các nhà khoa học đã cấy các phôi thai nhân bản —trứng dê được hút rỗng và thay thế bằng ADN của Celia —vào 57 con dê mẹ thay thế; và trong số 7 con mang thai, 6 con đã bị sảy thai.
Dù vậy, dự án đã cho thấy việc “hồi sinh” chỉ là một giấc mơ viển vông, và từ khi Celia được sinh ra, các loài sinh vật khác cũng bị nhắm làm đối tượng thử nghiệm để nhân bản.
Ở Úc, một dự án tên Lazarus —đặt theo tên sau một nhân vật trong kinh Thánh được hồi sinh từ cõi chết —đang tiến hành hồi sinh hai loại ếch ấp trứng đã biến mất vào những năm 1980. Các nhóm khác trên khắp thế giới đã tìm cách làm hồi sinh giống chim bồ câu đưa thư và giống hổ Tasmania.
Điểm chung giữa các chủng loài được lựa chọn cho thử nghiệm hồi sinh là: tất cả chúng đã trở nên tuyệt chủng trong thời gian gần đây – điều rất khác biệt với loài khủng long.
Điều này có nghĩa là các nhà khoa học sở hữu các bản sao ADN tương đối chính xác. ADN sẽ bắt đầu phân hủy ngay lập tức sau khi chết.
Quá trình phân hủy cần một khoảng thời gian. ADN của một sinh vật đã chết sẽ cần 521 năm để chia nhỏ thành một nửa, nghĩa là sau một thiên niên kỷ sẽ chỉ còn lại một phần tư (1/4) chất liệu di truyền. Ngay cả khi được giữ tại mức nhiệt độ lý tưởng -5 độ C, sợi ADN cuối cùng cũng sẽ bị tiêu hủy sau 6,8 triệu năm. Di vật xương của loài khủng long trẻ nhất được ước tính có niên đại lên đến 65 triệu năm tuổi.
Với trình độ công nghệ hiện nay, nếu Công viên kỷ Jura không có vẻ khả thi, thì chúng ta có thể cân nhắc đến một vườn thú khổng lồ với các loài động vật từ Kỷ băng hà. Loài voi ma mút lông xoăn (hay ma mút lãnh nguyên) mới chỉ tuyệt chủng 4.000 năm trước, và tuy rằng không có đủ chất liệu di truyền để tạo ra các phiên bản vô tính hoàn chỉnh, vẫn có đủ để các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm giống lai giữa các chủng loài ma mút tuyệt chủng và loài voi hiện đại.
Một khung xương voi ma mút lông xoăn được trưng bày tại phiên đấu giá của công ty Summers Place Auctions ở Billingshurst, Anh. (Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty Images)
Tháng 3 vừa qua, giáo sư di truyền học tại Đại học Harvard George Church đã cấy ghép thành công ADN của loài voi ma mút lông xoăn vào một con voi Châu Á còn sống, sử dụng công nghệ CRISPR. Điều đó không tương đương với việc con voi này sẽ đột nhiên mọc lông, mà nó chỉ cho thấy các tế bào lai giữa voi ma mút và voi thường có thể được nuôi cấy trong đĩa thí nghiệm petri. Mục đích cuối cùng của GS Church là nuôi cấy những tế bào này trong tử cung nhân tạo nhằm gây giống chủng loại lai giữa ma mút và voi thường.
Theo chiều hướng này, kế hoạch của công viên kỷ Jura sẽ tạo ra một con khủng long bạo chúa T-Rex lai đã được biến đổi gen, chứ không tái tại bản gen nguyên gốc như trong kịch bản phim hấp dẫn ban đầu.
Trong trường hợp lý tưởng nhất, GS Church muốn sử dụng voi thật để mang thai giống voi lai ma mút của ông, nhưng các yếu tố đạo đức, như trong trường hợp sảy thai của những con dê được đề cập bên trên, đặc biệt trên một loài động có tri giác và có nguy cơ tuyệt chủng như loài voi, khiến các tử cung nhân tạo trở thành một sự lựa chọn thích hợp hơn.
Đối với GS Church, việc hồi sinh các chủng loài khủng long đã tuyệt chủng rất lâu trước đây là một vấn đề tất yếu.
Đối với GS Church, việc hồi sinh các chủng loài khủng long đã tuyệt chủng rất lâu trước đây là một vấn đề tất yếu. Hiệu quả của những chiếc máy sắp trình tự hệ gen, với khả năng ghép nối các mảnh ADN rời rạc của các chủng loài đã tuyệt chủng, đã gia tăng theo cấp số nhân trong những thập kỷ gần đây. Năm 2013, GS Church nói ông có thể hình dung rõ ràng sự ra đời của một em bé thuộc chủng người Neanderthal trong giai đoạn cuộc đời của ông.
Quá trình này bao gồm việc cấy hàng nghìn mảnh ghép bộ gen của người Neanderthal vào một tế bào gốc của người, và sau đó nhân giống vô hạn định để sản sinh ra một dòng giống tế bào gốc càng ngày càng gần hơn với chuỗi trình tự gen của giống người Neanderthal này.
Tất nhiên, tất cả những điều này đều phụ thuộc vào khả năng chính phủ cấp phép hoạt động nhân bản vô tính trên người, nhưng có lẽ điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Việc này hiện đã bị cấm trên hơn 30 quốc gia, bao gồm Mỹ, Tây Âu, và Nhật Bản.
Vào thời điểm hiện tại, đang có một quy tắc pháp luật và xã hội chống lại không chỉ việc nhân bản vô tính trên người, mà còn chống lại việc can thiệp đến phôi thai của người—và chiều hướng đó chỉ có thể gia tăng trong tương lai. Tháng tư vừa qua, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành biến đổi tế bào phôi thai người, làm dấy lên sự chỉ trích từ cộng đồng nghiên cứu quốc tế vì mối lo ngại về phương diện đạo đức sinh học của hành vi loại này.
Tác giả: Jonathan Zhou, Đại Kỷ Nguyên
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: