Đại Kỷ Nguyên

Lộ diện khuôn mặt xác ướp chiến binh Scythia 2.000 năm tuổi

Lần đầu tiên trong suốt 2.000 năm, gương mặt của một chiến binh Scythia được lộ diện và được trưng bày tại bảo tàng Luân Đôn, Anh.

Theo Iflscience, người Scythia được biết đến với sự tàn bạo khét tiếng. Những chiến binh du mục này uống máu người và từng sống rải rác trên khắp Siberia vào những năm 900 đến 200 TCN.

Kết quả chụp CT cho thấy vài thương tích trên hộp sọ. Có vẻ như gương mặt của người này đã bị đánh rất mạnh bởi vật cùn, tạo nên một vết nứt lớn từ hốc mắt xuống xương hàm. Trên đầu xuất hiện một lỗ nhỏ là kết quả của việc loại bỏ nội tạng trong quá trình ướp xác.

Trên đầu xuất hiện một lỗ nhỏ là kết quả của việc loại bỏ nội tạng trong quá trình ướp xác. Ảnh theguardian.com

Lịch sử văn hóa của những cư dân Scythia bị lãng quên dưới lòng Siberia nhiều thế kỷ. Cho đến gần 300 năm trở lại đây, thế giới mới chỉ biết đến Scythia qua những văn tự cổ của những nền văn minh khác, những nơi đã từng bị họ tàn phá. Các nhà sử học cho rằng, người Scythia đã không quan tâm nhiều đến chữ viết và có thể họ mù chữ.

Di sản văn hóa lớn nhất của họ có lẽ là những kỵ binh du mục đầu tiên trong lịch sử. Người Scythia đã thành thạo kỹ thuật sử dụng cung trên lưng ngựa cùng một vài kỹ năng trận mạc khác. Trên chiến trường họ sử dụng rìu có đầu nhọn, đoản kiếm và khiên cho cự ly gần, cùng với những chiếc cung uy lực cho tấn công tầm xa.

Rất nhiều những cổ vật từ thời đại của họ đã được tìm thấy dưới băng đá vĩnh cửu vùng Siberia và được đưa tới Luân Đôn. Bao gồm những vũ khí, trang sức vàng, áo da thú, và xác ướp. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy cả những bản mẫu hình săm của chiến binh thời này.

Trong nhiều thế kỷ reo rắc chiến tranh, họ đã cướp bóc, tàn phá và để lại bao nỗi sợ hãi cho những nền văn minh cổ đại khác như Hy Lạp, Assyria và Ba Tư.

Hoài Anh

Xem thêm:

 

Exit mobile version