Lò vi sóng có khả năng nấu chín thức ăn siêu nhanh hay làm nóng đồ ăn lạnh trong vòng 1-5 phút hoặc ít hơn thế. Tuy nhiên, không ít người dùng vẫn băn khoăn về cơ chế hoạt động của thiết bị này. Vậy lò vi sóng làm chín thức ăn như thế nào?
Lò vi sóng ngày càng phổ biến hơn trong các gia đinh hiện nay nhờ sự linh hoạt và tiết kiệm thời gian nấu nướng hơn nhiều so với phương pháp nấu truyền thống. Khác với bếp gas, củi, than, điện, rơm… đều truyền nhiệt bằng lửa hay điện thông qua bếp, lò hay dây tóc để làm chín thức ăn; lò vi sóng lại đun chín thức ăn theo cách ngược lại: làm nóng từ bên trong.
Thiết bị này sử dụng những các bước sóng cực nhỏ (còn gọi là vi sóng hay sóng vi ba) để tương tác với các phân tử nước bên trong thức ăn, loại sóng này giống hệt như như loại sóng radio trên các đài phát thanh truyền ra. Cấu tạo bên trong lò vi sóng đảm bảo cho các sóng này khi đập vào thành lò sẽ phản xạ ngược trở lại nhằm tránh thất thoát năng lượng, vì vậy bên không nên bật lò vi sóng khi bên trong không có gì nếu không lò rất dễ bị nổ.
Ở cửa lò vi sóng có đặt một tấm lưới kim loại có thể phản xạ lại sóng vi ba như một tấm gương và giữ cho nó không bị lọt ra ngoài. Mắt tấm lưới này đủ nhỏ để vi sóng không thể thoát ra nhưng cũng đủ lớn để ánh sáng lọt qua được, nhờ đó ta có thể nhìn thấy được thức ăn đang nấu bên trong.
Khi các vi sóng này đảo chiều và đập vào thức ăn với tần suất 2,45 tỷ lần/giây khiến các phân tử nước bên trong liên tục quay và nóng dần lên. Nhiệt lượng từ các phân tử nước này sẽ làm thức ăn được hâm nóng cho tới khi chín.
Tần số của sóng vi ba được phát ra trong lò được tính toán để tại ra 1 khoảng năng lượng nhất định với giới hạn các loại phan tử khác nhau ( ví như phân tử nước), vì thế bạn không thể làm nóng thức ăn tới khô trong lò vi sóng. Sóng này có thể xuyên qua nhựa hay thủy tinh nhưng không làm chúng nóng hay tan chảy.
Nói tóm lại thức ăn được làm chím là nhờ sóng vi ba xâm nhập vào thực phẩm, kích thích và làm nóng các phân tử nước (hoặc đường, chất béo) sinh ra nhiệt.
Video minh họa:
Sơn Tùng