Đại Kỷ Nguyên

Lý thuyết mới về ‘đa thế giới tương tác’ có thể giải thích chuyện người xưa ‘gặp tiên’

Những câu chuyện cổ tích thần tiên chưa hẳn đã là ước mơ không có thật! (Ảnh: DKN. TV)

Gần đây đã xuất hiện một lý thuyết mới, được gọi là lý thuyết “đa thế giới tương tác” (Many Interacting Worlds – MIW). Lý thuyết này gợi ý rằng không chỉ tồn tại các thế giới song song, mà chúng còn tương tác với thế giới của chúng ta ở mức lượng tử và có thể đo đạc được.

Tháng 3/2014, các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu cơ học lượng tử, Đại học Griffith, Brisbane, Australia và Khoa toán học, Đại học Davis, California, Hoa kỳ đã công bố báo cáo khoa học được bình duyệt có tên “Hiện tượng lượng tử qua sự tương tác giữa các thế giới” trên tạp chí Ứng dụng vật lý (Aps physic).

Howard Wiseman, một trong các tác giả báo cáo đến từ Đại học Griffith ở Brisbane, Australia, cho biết: “Ý tưởng về các vũ trụ song song trong cơ học lượng tử đã xuất hiện từ năm 1957.Trong ‘Diễn giải đa thế giới’ nổi tiếng, mỗi vũ trụ chia nhánh thành một cụm của các vũ trụ mới mỗi khi đo đạc lượng tử được thực hiện.

Thế giới song song, đa vũ trụ, đa thế giới tương tác,… rất nhiều lý thuyết được trình bày gợi mở những bí ẩn của thời không (Ảnh: Trithucvn.net)

Wiseman và các đồng nghiệp đã đề xuất rằng có một “lực đẩy phổ quát” giữa các thế giới “gần” (các thế giới tương tự nhau), có xu hướng làm cho chúng càng không giống nhau.” Bằng cách phân tích lực này, chúng ta có thể giải thích hiệu ứng lượng tử.

Nói một cách dễ hiểu, ở đồng thời ở cùng một chỗ có thể tồn tại đồng thời rất nhiều thế giới, bởi vì chúng được hình thành từ những hạt lượng tử có cấp độ vị tế khác nhau, ví dụ Trái Đất của chúng ta được hình thành từ những hạt lượng tử cấp độ nguyên tử nhưng cũng có những Trái Đất khác được cấu tạo từ những hạt vi tế hơn như: electron, Neutrino, quark,… những hạt vi tế này có thể xuyên việt qua cấu trúc của những hạt cấp độ lớn hơn nó, nên không xảy ra va chạm giữa các thế giới.

Tuy nhiên các thế giới vừa tồn tại độc lập nhưng cũng vừa tương tác với nhau. Sự tương tác chỉ xảy ra khi nào? Khi một người vì một lí do nào đó đã chuyển thể cơ thể mình thành vật chất vi tế thì họ có thể tiến nhập vào không gian khác.

Lý thuyết này có thể giúp giải thích một số câu chuyện trong quá khứ mà từ xưa đến nay chúng ta vẫn coi là cổ tích hay huyền thoại.

Truyền thuyết Hindu có câu chuyện kể về vua Raivata Kakudmi đi gặp đấng sáng thế Brahma. Dù chuyến đi kéo dài không lâu, nhưng sau khi vua Kakudmi trở về thì Trái Đất đã trải qua 108 yuga, và người ta cho rằng mỗi yuga tương đương khoảng 4 triệu năm. Đấng Brahma giải thích với vua Kakudmi rằng thời gian trôi nhanh chậm khác nhau ở các chiều không gian tồn tại khác nhau.

Vua Raivata Kakudmi đi gặp đấng sáng thế Brahma (Ảnh: wiki)

Việc vua Raivata Kakudmi đi gặp đấng sáng thế Brahma rồi trở về trái đất có thể lý giải là: Tồn tại một thế giới mà đấng sáng thế Brahma cư ngụ, thế giới đó có thời gian nhanh hơn thời gian của thế giới chúng ta rất nhiều, chính vì thế vua Raivata Kakudmi đi gặp đấng sáng thế Brahma dù chỉ trong thời gian ngắn thì trái đất đã trải qua hàng trăm triệu năm.

Tương tự, trong kinh Koran của đạo Hồi đã bắt gặp dẫn chứng về hang Al-Kahf. Câu chuyện kể về một nhóm tín đồ Ki-tô giáo. Lúc đó là vào năm 250 SCN, và những tín đồ Ki-tô giáo này đang cố gắng thoát khỏi sự đàn áp nên đã theo chỉ dẫn của Chúa rút vào một hang động, và ở nơi đó Chúa đã khiến họ chìm vào giấc ngủ. Họ tỉnh giấc sau 309 năm.

Sự tích về Bảy người ngủ trong Cơ Đốc giáo có thể là một trường hợp du hành xuyên thời – không. (Ảnh: Wikimedia)

Theo luận giải của thuyết đã thế giới thì hẳn Chúa đã dùng công lực của mình chuyển biến cơ thể của nhóm tín đồ này thành vật chất lượng tử ở không gian khác nên có thể tiến nhập vào một thế giới khác đồng thời tồn tại cùng một chỗ với thế giới này của chúng ta. Những người này đã tránh được cuộc truy đuổi, vì người thường không thể thấy được thời – không khác, tuy nhiênthời gian của thế giới đó trôi nhanh hơn và kết quả là một giấc ngủ của họ kéo dài 309 năm.

Truyền thuyết Nhật Bản có một câu chuyện kể về Urashima Taro, người đã cứu một con rùa và được đến dạo chơi thuỷ cung của Đông Hải Long Vương.

Taro ở lại đó trong 3 ngày và khi trở lại mặt nước, 300 năm đã trôi qua. Khi về đến cổng làng, chàng vô cùng kinh ngạc vì mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Không có một thứ gì giống như lúc chàng ra đi cùng với con rùa xuống cung điện san hô. Những người thân quen của chàng không còn lại một ai và chàng Taro cảm thấy mình như người xa lạ.

Urashima Taro đã đi được 300 năm trước khi quay trở về. (Ảnh:Pinterest)

Như chúng ta đã biết, cấu trúc của cơ thể người thường không thể sống quá lâu dưới nước, người có thể nhịn thở dưới nước lâu nhất là khoảng 30 phút, vậy sao chàng Taro có thể ở dưới nước 300 năm?! Hẳn là chàng đã được con rùa đưa vào một thế giới song song tồn tại ngay vị trí dưới biển, nước biển – vật chất ở không gian này không thể tác động đến thế giới đó nên Tago có thể sinh sống bình thường không bị ảnh hưởng gì.

Như vậy ta có thể thấy các thế giới song song tương tác với nhau theo một cách rất huyền diệu, và chính sự tương tác đó đã tạo nên những câu chuyện thần tiên xa xưa.

Thực ra, nhận thức của cơ học lượng tử về đa thế giới là tương hợp với những điều đã được đề cập từ lâu trong tín ngưỡng và tôn giáo. Những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo đều cho rằng bên cạnh thế giới, vũ trụ mà con người chúng ta đang hiện hữu, có vô số thế giới khác và vũ trụ khác cùng đồng thời tồn tại.

Nhận thức của cơ học lượng tử về đa thế giới là tương hợp với những điều đã được đề cập từ lâu trong tín ngưỡng và tôn giáo. (Ảnh: tinhhoa.net)

Lý thuyết mới về đa thế giới tương tác cũng không nằm ngoài giáo lý nhà Phật cách đây hàng ngàn năm. Phật gia từng giảng rằng, bên cạnh sự tồn tại của không gian và thời gian hiện hữu này có vô số không gian và thời gian khác đang đồng thời tồn tại với thế giới chúng ta.

Einstein đã từng phát biểu về Đạo Phật: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật pháp sẽ đáp ứng được các điều kiện đó… “

Phật pháp là một phương pháp nhận thức thế giới rất uyên thâm chứ không đơn giản là những điều trong phạm vi tâm linh như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Nam Minh

Exit mobile version